Khảo sát sự biến đổi của dung lượng trí nhớ khi có tác động củng cố

Một phần của tài liệu dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh kiên giang (Trang 41 - 44)

Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nghiên cứu lý luận

2.2.2. Khảo sát sự biến đổi của dung lượng trí nhớ khi có tác động củng cố

2.2.2.1. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu sự biến đổi của dung lượng trí nhớ từ, nhớ số và nhớ hình khi có tác

động củng cố tài liệu ghi nhớ ở học sinh lớp 6, 7 tại một số trường trung học cơ sở

tỉnh Kiên Giang.

2.2.2.2. Nội dung nghiên cứu

Số lượng về dung lượng trí nhớ từ, nhớ số và nhớ hình khi có tác động củng cố tài liệu ghi nhớ ở học sinh lớp 6, 7 tại một số trường trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang.

2.2.2.3. Khách thể nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên gồm 370 em học sinh lớp 6 và lớp 7

(đầu cấp THCS). Mẫu này được chọn theo hai khối lớp ở các em học sinh dân tộc

Kinh và Khmer cũng như học sinh nam và nữ học tại bốn trường THCS nội và ngoại thành, thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang.

2.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp bài tập trắc nghiệm

Xây dựng các bài tập trắc nghiệm nhớ từ, nhớ số, nhớ hình cho mẫu nghiên cứu.

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

2.2.2.5. Quy trình nghiên cứu tác động củng cố

Quy trình nghiên cứu tác động củng cố tài liệu ghi nhớ được thực hiện giống như quy trình nghiên cứu thực trạng, đã trình bày cụ thể ở mục 2.2.1.5.

* Bước một: Chuẩn bị nghiên cứu

a. Xây dựng bài tập trắc nghiệm nhớ từ, nhớ số, nhớ hình.

a1. Xây dựng bài tập trắc nghiệm nhớ từ dùng cho học sinh lớp 6, 7 theo

phương pháp soạn thảo bài tập trắc nghiệm nhớ từ của A.R. Luria [20, tr.27-158], [33, tr.10-11].

- Nội dung bài tập trắc nghiệm: Bài tập trắc nghiệm gồm 10 từ có hai âm tiết

được trích ra từ sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 và lớp 7, nghĩa của từ và cách phát âm

của từ không được liên quan với nhau. Các từ được xếp ngẫu nhiên thành một bản. - Cách thực hiện: Trường hợp học sinh làm bài tập trắc nghiệm không nhớ đủ 10 từ ở lần nghe và xem thứ nhất (phần đo thực trạng), nghiệm viên đọc và cho xem lại 10 từ để các em củng cố cho tới khi nhớ lại đầy đủ. Bài tập trắc nghiệm sẽ kết thúc, không phụ thuộc vào kết quả ghi nhớ có đủ 10 từ hay khơng, sau khi nghiệm viên phát ra lần củng cố thứ chín (lần tái hiện thứ 10).

- Cách cho điểm: Học sinh tham gia làm bài tập trắc nghiệm sẽ được một điểm cho mỗi câu trả lời đúng.

- Tiêu chí đánh giá dung lượng trí nhớ từ: Là số lượng từ ghi nhớ được của học sinh.

a2. Xây dựng bài tập trắc nghiệm nhớ số dùng cho học sinh lớp 6, 7 theo

phương pháp soạn thảo bài tập trắc nghiệm nhớ số của A. P. Nhechaev [65, tr.125- 126].

- Nội dung bài tập trắc nghiệm: Bài tập trắc nghiệm gồm 10 số có hai chữ số,

được lấy bất kì từ 21 đến 94, không chọn các số như 20, 30, 22, 33 và những số

tương tự.

- Cách thực hiện: Trường hợp học sinh làm bài tập trắc nghiệm không nhớ

đúng và đủ 10 số ở lần nghe và xem thứ nhất (phần đo thực trạng), nghiệm viên đọc

và cho xem lại 10 số để học sinh củng cố cho tới khi nhớ lại đầy đủ. Bài tập trắc

nghiệm sẽ kết thúc, khơng phụ thuộc vào kết quả ghi nhớ có đủ 10 số hay không, sau khi nghiệm viên phát ra lần củng cố thứ chín (lần tái hiện thứ 10).

- Cách cho điểm: Mỗi câu trả lời đúng, học sinh tham gia làm bài tập trắc

nghiệm sẽ được một điểm.

- Tiêu chí đánh giá dung lượng trí nhớ số: Là số lượng số ghi nhớ được của học sinh.

a3. Xây dựng bài tập trắc nghiệm nhớ hình dùng cho học sinh lớp 6, 7 theo

phương pháp soạn thảo bài tập trắc nghiệm nhớ hình của T.D. Martxinkovxkaia [39, tr.80-174].

- Nội dung bài tập trắc nghiệm: Bài tập trắc nghiệm gồm 5 hình, được xây dựng từ bộ trắc nghiệm nhớ hình của T. D. Martxinkovxkaia (1998).

- Cách thực hiện: Trường hợp học sinh làm bài tập trắc nghiệm không vẽ đúng và đủ 5 hình ở lần nghe và xem thứ nhất (phần đo thực trạng), nghiệm viên cho các em nghe và xem lại 5 hình để củng cố cho tới khi vẽ đúng và đủ. Bài tập trắc nghiệm sẽ kết thúc, không phụ thuộc vào kết quả ghi nhớ có đúng và đủ 5 hình hay khơng, sau khi nghiệm viên phát ra lần củng cố thứ tư (lần tái hiện thứ 5).

- Cách cho điểm: Mỗi câu trả lời đúng, học sinh tham gia làm bài tập trắc

nghiệm sẽ được một điểm.

- Tiêu chí đánh giá dung lượng trí nhớ hình: Là số lượng hình ghi nhớ được

của học sinh. b. Chọn mẫu

- Cách chọn mẫu theo lối ngẫu nhiên, mời các học sinh tự nguyện tham gia với người nghiên cứu.

- Mẫu được chọn gồm 370 học sinh lớp 6 và lớp 7 (đầu cấp THCS), dân tộc

Kinh và Khmer, học tại bốn trường THCS nội và ngoại thành, thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang.

* Bước hai: Tiến hành thử nghiệm và chỉnh sửa

Thử nghiệm các bài tập nhớ từ, nhớ số, nhớ hình ở một số nhóm học sinh lớp 6, lớp 7 để xác định các thông số kỹ thuật cần thiết của bài tập trắc nghiệm, làm cơ sở cho công việc đo thực trạng.

* Bước ba: Thu thập số liệu.

- Thời gian thu số liệu từ 15/01/2007 – 03/3/2007.

- Cách thực hiện bài tập củng cố khả năng nhớ từ, nhớ số, nhớ hình được tiến hành theo nhóm từ 4-6 học sinh để đảm bảo giải thích cặn kẽ đến khi học sinh hiểu

mới cho làm trắc nghiệm.

* Bước bốn: Phân tích và nhận xét kết quả khảo sát.

Một phần của tài liệu dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh kiên giang (Trang 41 - 44)