Thử nghiệm tác động

Một phần của tài liệu dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh kiên giang (Trang 46 - 48)

Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nghiên cứu lý luận

2.2.4. Thử nghiệm tác động

2.2.4.1. Mục đích thử nghiệm tác động

Chứng minh hiệu quả tác động của các yếu tố đưa vào việc tổ chức dạy đọc và nhớ, giải bài tập tốn theo nhóm nhằm nâng cao dung lượng trí nhớ ở học sinh lớp 6.

2.2.4.2. Khách thể thử nghiệm tác động: 60 học sinh lớp 6

Gồm 30 học sinh thuộc nhóm đối chứng và 30 học sinh thuộc nhóm thử nghiệm của trường THCS Long Thạnh.

2.2.4.3. Điều kiện thử nghiệm

- Thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện dạy học bình thường.

- Trình độ giáo viên ở cả hai nhóm thử nghiệm và đối chứng đều tương đối đồng đều.

- Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học của nhà trường được trang bị tương

đối đầy đủ trong những năm gần đây.

2.2.4.4. Nội dung thử nghiệm

Trong luận văn này, chúng tôi chỉ chọn mơn tốn và mơn ngữ văn để tiến hành tác

động thử nghiệm nhằm năng cao khả năng nhớ số và nhớ từ của học sinh.

+ Đối với mơn tốn: chúng tơi soạn ba giáo án dạy học chú trọng đến việc khai thác khả năng tập trung trí tuệ của học sinh kết hợp với giải bài tập tốn theo nhóm trên lớp nhằm làm tăng khả năng nhớ số.

+ Đối với môn ngữ văn: chúng tôi xác định nội dung tác động thử nghiệm dạy

đọc và nhớ theo hợp tác để thử nghiệm tác động làm tăng khả năng nhớ từ.

Các bước tiến hành: Bước 1: Bước chuẩn bị

+ Tổ chức hoạt động học theo nhóm: 4 học sinh. Các học sinh làm việc từng

cặp trong nhóm 4 học sinh.

+ Với mơn tốn, giáo viên lựa chọn các bài tập mang tính khái quát cao

và hướng dẫn, gợi ý cho học sinh khai thác cách giải bằng khả năng tập trung trí tuệ

để giải được bài tốn nhanh gọn và chính xác.

+ Với mơn ngữ văn, từng cặp các học sinh: một em đọc, còn các em khác nghe bạn mình (phát hiện lỗi), sau đó đổi lại. Giáo viên xác định mục đích của bài đọc, giải thích từ mới, nhắc học sinh tập trung chú ý trong q trình đọc và có sự thi đua giữa các nhóm.

Bước 2: Bước thực hiện

+ Cung cấp tri thức, bài tập toán và định hướng cách giải cho học sinh. Thay bài toán đã cho bằng bài tốn tương đương. u cầu học sinh tìm những số giống

nhau và khác nhau trong các bài tập khác nhau.

+ Trong quá trình đọc, giáo viên điều khiển học sinh tập trung chú ý đọc bài văn theo những yêu cầu xác định.

Bước 3: Sau khi giải bài tập toán và đọc

Tập luyện cho học sinh nhớ lại ngay bằng lời một cách rõ ràng và chính xác bằng cách trả lời các câu hỏi của giáo viên với mục đích luyện nhớ.

- Lựa chọn hệ thống bài tập để tổ chức thử nghiệm.

Hệ thống bài đọc được lựa chọn từ sách ngữ văn lớp 6 [51], hệ thống bài tập

toán được lựa chọn từ sách toán lớp 6 [6].

Thời gian Nội dung Địa điểm

5/3/2007 - 10/3/2007 - Phép cộng phân số - Lượm

Nhóm học sinh thử nghiệm Trường THCS Long Thạnh

12/3/2007 - 17/3/2007 - Tính chất cơ bản của phép cơng phân số - Cơ Tơ

Nhóm học sinh thử nghiệm Trường THCS Long Thạnh

19/3/2007 - 24/3/2007 - Phép trừ phân số Nhóm học sinh thử nghiệm Trường THCS Long Thạnh

2.2.4.5. Các giai đoạn tiến hành thử nghiệm

- Giai đoạn 1: Thiết kế thử nghiệm. Từ 12/02/2007 - 24/02/2007.

- Giai đoạn 2: Thống nhất quan điểm, nhiệm vụ và kế hoạch nghiên cứu giữa người nghiên cứu và các cộng tác viên, các học sinh tham gia thử nghiệm của nghiên cứu. Từ 26/02/2007 - 03/3/2007.

- Giai đoạn 3: Tiến hành tác động thử nghiệm. Từ 05/3/2007 - 24/3/2007. - Giai đoạn 4: Thực hiện đánh giá kết quả nghiên cứu. Từ 26/3/2007-31/3/2007

Một phần của tài liệu dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh kiên giang (Trang 46 - 48)