Chƣơng 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU DU LỊCH NÔNG THÔN
1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN
1.1.4. Nông thôn Việt Nam và điều kiện phát triển du lịch nông thôn
Nơng thơn nước ta có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ thống làng nghề đa dạng, là v ng đất lưu giữ nhiều di tích lịch sử, phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, ẩm thực mang đậm nét văn hóa của v ng đồng bào dân tộc thiểu số. Có thể nói bất kỳ khu vực nơng thơn nào ở Việt Nam đều có thể phát triển du lịch nơng thơn nếu nắm được phương pháp phát triển. Đây là một tiềm năng lớn mang lại lợi ích cho đất nước. Phát huy được tiềm năng này, khai thác và phát triển du lịch nông thôn không chỉ mang lại lợi nhuận cho các nhà kinh doanh du lịch mà còn tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập cho người dân, đồng thời góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Theo khảo sát của Tổ chức Hợp tác phát triển Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) đã thực hiện trên 63 tỉnh thành thì cả nước có trên 121 khu vực nơng thơn đang thực hiện hoặc có tiềm năng thực hiện phát triển du lịch. Đây là những khu vực có chất lượng tài nguyên du lịch, điều kiện vị trí - đi lại, tính cạnh tranh trên thị trường du lịch, mức độ quan tâm của người dân,…khá thuận lợi để phát triển du lịch nông thôn. Cụ thể như sau:
a. Tính độc đáo của tài nguyên du lịch nông thôn
Tài nguyên du lịch khu vực nông thôn bao gồm nhiều dạng, lại có nhiều loại nơng thơn (Bảng 1.3).
Ở nơng thơn, khu vực nào có càng nhiều tài nguyên nổi bật so với các địa phương khác thì khả năng hình thành điểm đến du lịch càng cao. Ngồi ra, từng tài
nguyên du lịch đơn lẻ thì khơng đủ mạnh, vì thế có nhiều phương pháp giúp kết hợp với các tài nguyên du lịch đơn lẻ với nhau để tăng nét hấp dẫn của điểm đến du lịch nơng thơn. Ví dụ như sự kết hợp tham quan vườn cây trái, nhà cổ, với dịch vụ ẩm thực, lưu trú, trải nghiệm nghề truyền thống, các lễ hội địa phương v.v. để tạo ra mơ hình du lịch nơng thơn hấp dẫn [11].
Bảng 1.3. Tài nguyên du lịch nông thôn
Hạng mục Nội dung
Văn hóa Đời sống, phong tục dân gian, y phục, tập quán…
Lịch sử Di sản lịch sử, ch a, các cơng trình nhân tạo
Ngành nghề Nông nghiệp, nghề truyền thống, ngành nghề ẩm
thực, làm bánh kẹo… Tài nguyên nhân văn
Những người hiểu r lịch sử địa phương, người biết r cuộc sống truyền thống, người kế thừa những ngành nghề xưa, những người dân có tính duy nhất, người hát hay, người kể chuyện khéo… Cảnh quan
Núi, sông, cảnh điền viên, cánh đổng rau, cảnh quan truyền thống, những con đường, những điểm chụp hình (nổi tiếng để chụp hình cưới)…
Các món ăn, thức ăn đặc sắc Thức ăn đặc sản, rượu địa phương, trà…
Sản vật Những sản vật, quà quê của địa phương khiến ta tự
hào với các địa phương khác Lễ hội, các sự kiện địa phương Lễ hội, các sự kiện truyền thống
Trò chơi, thể thao Các trò chơi địa phương, sân chơi dành cho trẻ em, những trò chơi truyền thống…
Nghệ thuật Nghệ thuật, nghề thủ công truyền thống…
Các liệu pháp sức khỏe Thảo dược, thảo mộc, suối khoáng, rừng…
Những trải nghiệm vui Đời sống nông thôn, trải nghiệm nông nghiệp, câu cá, trải nghiệm leo núi, những hoạt động bạn nghĩ hấp dẫn đối với người thành phố và người nước ngoài…
Tài nguyên về sự thay đổi tự nhiên
Những cảnh quan thay đổi theo thời gian (bình minh đẹp, hồng hơn đẹp)
Các tài nguyên khác Những con đường thú vị để đi dạo, những điểm nghỉ chân thoải mái…
b. Điều kiện vị trí - tính thuận tiện trong đi lại
Du lịch nông thôn không đơn giản chỉ là chuẩn bị các chương trình du lịch mà bằng cách nào đó cần phải lôi kéo được du khách đến nữa. Điều kiện quan trọng là vị trí và cách tiếp cận. Tiêu chuẩn xác định vị trí sẽ là cự ly từ thành phố chính, cự ly từ điểm du lịch quan trọng, tính thuận tiện trong giao thơng, có hay khơng đối với phương tiện giao thông công cộng.
Cự ly đi lại lý tưởng nhất là có thể đi du lịch và về trong ngày từ thành phố trung tâm hoặc từ điểm du lịch quan trọng nào đó (nghĩa là 1 chiều mất khoảng 1 giờ). Như thế sẽ kích thích được nhiều khách đi du lịch trong ngày. Nhưng nếu đi về trong ngày khó (1chiều trên 2 giờ trở lên) thì địi hỏi phải có cơ sở vật chất lưu trú, hoặc phải lập chương trình trọn gói sao cho có thể sử dụng các cơ sở lưu trú tại thành phố trung tâm hoặc các điểm du lịch quan trọng [11].
c. Tính cạnh tranh trên thị trường
Khi đã đầy đủ các điều kiện về chất lượng tài nguyên du lịch, điều kiện vị trí - khả năng tiếp cận như nói trên thì tính cạnh tranh trên thị trường sẽ được nâng cao. Ngược lại, nếu trường hợp cả đơi bên đều yếu thì cần nâng cao giá trị, chất lượng của sản phẩm du lịch bằng nhiều phương pháp như phát triển sản phẩm du lịch (sức hấp dẫn), nâng cao độ thân thiện, hiếu khách của người dân v.v.. Về sản phẩm du lịch (sức hấp dẫn), giả sử nơng thơn có điều kiện tiếp cận không tốt, nhưng có những điều mà chỉ ở điểm đến đó mới có thể xem được, có thể trải nghiệm được, thì sản phẩm đó vẫn có thể bán được. Trong hoạt động du lịch, nếu sản phẩm du lịch có “tính duy nhất (only one)”, “các nơi khác chưa thực hiện (number one)” thì rất dễ để sản phẩm hóa. Thêm vào đó, khi cân nhắc làm các sản phẩm du lịch thì các câu khẩu hiệu (slogan) biểu hiện đặc trưng của làng cũng rất hiệu quả [11].
1.1.5. Thực trạng phát triển và một số mơ hình du lịch nơng thơn điển hình ở Việt Nam
a. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam
Từ lâu, thế giới đã nhận thức rằng phát triển du lịch sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội, mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước. Việt Nam cũng đã nhận định tầm quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội, và vạch ra phạm vi, đối tượng phát triển du lịch một cách rộng rãi bao gồm cả thành phố đến các khu vực nông thôn.
Không chỉ phát triển khu vực đô thị, nếu tái hiện những giá trị của các khu vực nơng thơn thì du lịch có thể trở thành cơ hội phát triển mới. Du lịch được cho là mang lại nhiều đóng góp cho nơng thơn như tạo việc làm, phát huy văn hóa, tạo dựng cơ sở kinh tế và phát triển địa phương v.v… Hơn nữa, khi quảng bá được nét hấp dẫn của du lịch nông thơn Việt Nam trong nước và nước ngồi thì chính du lịch nơng thơn có thể trở thành sức mạnh thu hút nhiều du khách hơn, vì nơng thơn Việt Nam có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn như phong cảnh đẹp, nhiều di sản thiên nhiên và văn hóa, nghề truyền thống phong phú, đời sống con người sinh động.
Từ sau những năm 1990, ở nước ta đã xuất hiện những định hướng phát triển các khu vực nông thôn thành những điểm du lịch. Tiêu biểu là khu vực Sa Pa, Mai Châu ở ắc bộ hoặc làng át Tràng ở gần Hà Nội. Những điểm du lịch này hiện vẫn đang là những điểm đến du lịch nông thôn hấp dẫn đối với cả thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế. Mặt khác, tại các v ng nơng thơn vẫn cịn rất nhiều khu vực có tiềm năng phong phú phát triển du lịch nông thôn trong tương lai. Theo kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh thành trên cả nước có ít nhất khoảng 121 khu vực nơng thơn cấp huyện có tiềm năng trở thành điểm du lịch, hoặc đang được phát triển thành điểm du lịch [11].
Du lịch nơng thơn mới chỉ hình thành và phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây, bước đầu phát triển và mang lại lợi ích khơng nhỏ cho các hộ dân tham gia. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có các chính sách hỗ trợ cụ thể cho lĩnh vực này, nông dân đang làm du lịch một cách tự phát, lợi ích giữa các tác nhân tham gia, các tác động về mơi trường, văn hóa vẫn chưa được quan tâm một cách thỏa đáng.
Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định quan điểm phát triển dựa trên phát huy lợi thế quốc gia về giá trị văn hóa và sinh thái, đặc biệt là yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc để phát triển du lịch có chất lượng, hiệu quả, bền vững và có sức cạnh tranh. Phát triển du lịch nơng thôn đang trở thành xu hướng chiến lược nhằm phát huy yếu tố cội rễ văn hóa dân tộc thấm đậm ở khắp các miền quê Việt Nam. Song, nếu phát triển du lịch không đúng quy cách, hoặc bỏ qua những nguyên tắc kỹ thuật cơ bản mà vội vàng chỉ quan tâm tới những lợi ích vật chất trước mắt thì hậu quả khơn lường. Và như vậy
những v ng nông thôn Việt Nam đa sắc màu hấp dẫn và giá trị như viên ngọc q hơm nay sẽ nhanh chóng khơng cịn giữ được vẻ đẹp vốn có nữa. ởi thế, du lịch nơng thơn cần có bước đi cẩn trọng và ứng xử có trách nhiệm gắn với bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương.
Thời gian qua, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Quốc tế Nhật ản (JICA) triển khai các dự án hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn ở Đường Lâm (Hà Nội), Hồng Phong (Hải Dương), Cái è (Tiền Giang), Phước Tích và Thanh Tồn (Thừa Thiên Huế) v.v. Cách tiếp cận từ thực tiễn này đã trở thành điển hình dẫn dắt về phương pháp, những bài học kinh nghiệm hữu ích để các khu vực nông thôn học tập, vận dụng sáng tạo ph hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương có tiềm năng phát triển du lịch trên mọi miền cả nước, góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển đúng hướng.
b. Một số điển hình thực tế phát triển du lịch nơng thơn ở Việt Nam
Dưới đây là một số điển hình thực tế về phát triển du lịch nơng thơn ở Việt Nam [11].
* Điển hình thực tế 1: Làng Đường Lâm, Thành phố Hà Nội phát triển Du lịch nơng thơn với di sản văn hóa và lối sống sinh hoạt truyền thống
Làng Đường Lâm nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 50km về phía Tây, thuộc lưu vực sông Hồng. Với việc phát triển nông nghiệp lúa nước từ lâu đời, Đường Lâm mang những nét tiêu biểu của v ng nông thôn ắc ộ với hình ảnh “Cây đa - giếng nước - sân đình” cịn được lưu giữ đến ngày nay. Không chỉ được biết đến là “Làng cổ tiêu biểu của Việt Nam”, Đường Lâm còn được mệnh danh “Một ấp hai vua” - mảnh đất sinh ra vua Ngô Quyền và vua Ph ng Hưng. Tháng 11/2005, tổng thể làng Đường Lâm đã được cơng nhận là Di sản Văn hóa Quốc gia. Việc bảo tồn và phát triển làng Đường Lâm bắt đầu từ năm 2002. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, hệ thống quản lí du lịch đang từng bước được cải thiện. Hiện tại, nhiều chương trình du lịch đã được xây dựng tại làng Đường Lâm như dịch vụ hướng dẫn viên du lịch địa phương, dịch vụ ẩm thực tại nhà hàng nông gia, dịch vụ lưu trú, tham quan nghề truyền thống, mua sản vật truyền thống (quà lưu niệm), dịch vụ chụp ảnh tại nhà cổ v.v...
Cơ hội phát triển du lịch Đường Lâm được bắt nguồn từ việc làng Đường Lâm nhận danh hiệu Di sản Văn hóa cấp Quốc gia vào năm 2005. Sau khi làng được danh hiệu này, lượng khách du lịch đến tham quan bắt đầu tăng lên, xuất hiện một số hộ dân có mong muốn cung cấp dịch vụ phục vụ khách du lịch và những biểu hiện làm du lịch tự phát, manh mún. Trong khi đó, tài nguyên du lịch giá trị nhất của làng Đường Lâm là các di sản văn hóa đã được cơng nhận và lối sống của cư dân địa phương. Do đó, ngay khi mới bắt đầu phát triển du lịch địi hỏi phải có sự nhận thức đầy đủ của người dân và cơ chế quản lí bảo tồn di sản văn hóa hợp lý. Vì vậy, tại làng Đường Lâm, các cuộc khảo sát khoa học về cộng đồng, thành lập an Quản lí trong chính quyền, ban hành quy chế và kế hoạch quản lí đã được thực hiện trước khi phát triển du lịch. Sau đó, một số chương trình du lịch tham quan các di sản văn hóa có giá trị được bắt đầu, các dịch vụ du lịch của cộng đồng địa phương cũng phát triển theo.
Bài học từ mơ hình phát triển tại Đường Lâm
Chặng đường bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch của Đường Lâm bắt đầu từ khảo sát di sản văn hóa năm 2002, được cơng nhận là Di sản Văn hóa Quốc gia năm 2005, thành lập an quản lí di tích Đường Lâm năm 2006. Đến năm 2013, số lượt khách du lịch tham quan Đường Lâm đạt gần 100.000 lượt, sự thay đổi trong làng theo hướng du lịch đã được hình thành r nét, nhiều người dân trong làng cũng đã bắt đầu làm du lịch.
Theo kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn của làng Đường Lâm thì cần thiết phải hình thành bộ máy quản lí làng trước khi phát triển du lịch, khơng ngừng bồi dưỡng nhân lực và cơ chế, tránh việc phát triển du lịch gây ảnh hưởng đến bảo tồn di sản văn hóa. Sau đó cần tạo nền tảng nhận thức cho người dân vừa gìn giữ thận trọng di sản văn hóa vừa phát triển du lịch. Vì thế tổng thể làng Đường Lâm vẫn chuyển biến theo hướng tích cực.
Những vấn đề tồn đọng
Đường Lâm là di sản văn hóa có sự sinh sống của cư dân địa phương nên cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho người dân về phát triển du lịch cũng như phát triển theo thời đại. Để được như vậy địi hỏi một cơ chế trong đó lợi ích kinh tế từ du lịch phải được tuần hồn hài hịa với bảo tồn di sản văn hóa. Lợi ích từ du lịch hỗ trợ
cho việc bảo tồn di sản văn hóa và mơi trường sống. Khi làm được điều này, lối sống của làng Đường Lâm sẽ trở thành thương hiệu, làng sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn hơn đối với khách du lịch.
* Điển hình thực tế 2: làng Bồ Dương, xã Hồng Phong, tỉnh Hải Dương với mơ hình phát triển du lịch nơng thơn trên cơ sở phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống múa rối nước [11]
Xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương nằm cách Hà Nội 100km, là địa bàn cư trú của 7.395 người dân (1960 hộ gia đình). Làng ồ Dương, xã Hồng Phong được biết đến là một trong những “chiếc nôi” của nghệ thuật múa rối nước truyền thống - một trong những nét văn hóa đặc sắc của v ng đồng bằng châu thổ sơng Hồng. Hiện tại, trung tâm của làng vẫn cịn lưu giữ lại một góc ao nhỏ có nhà thủy đình - nơi biểu diễn múa rối nước, trong làng có phường múa rối nước Hồng Phong với các nghệ nhân làm con rối và biểu diễn các con trò rối nước. Vào ngày 13 tháng 3 Âm lịch hàng năm trước đình làng thường tổ chức biểu diễn múa rối nước. Trong những năm gần đây, phường rối nước Hồng Phong đã phát triển lớn mạnh, hàng năm phường được mời biểu diễn tại ảo tàng Dân tộc học và thi đấu đạt giải trong Đại hội Múa rối nước toàn quốc năm 2012 (giải Nhì).
Múa rối nước là loại hình văn hóa truyền thống thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tại làng ồ Dương, xã Hồng Phong, người dân trong làng từ xưa đã thưởng thức biểu diễn múa rối nước bên khung cảnh làng quê nông thôn nên những năm trở lại đây, khách du lịch đã bắt đầu đến tham quan làng ồ Dương, xã Hồng Phong để thưởng thức loại hình nghệ thuật này.
Để có thể giới thiệu và đón tiếp khách du lịch tại làng thì việc trang bị về cơ sở hạ tầng và môi trường tại làng là rất cần thiết. Để làm được việc này, Cơ quan