Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng, tiềm năng và định hướng phát triển du lịch nông thôn ở huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 37 - 46)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU DU LỊCH NÔNG THÔN

1.2. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

a. Các phương pháp sử dụng để đánh giá thực trạng phát triển du lịch nông thôn huyện Cao Phong

Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu

Học viên đã tiến hành tìm kiếm và tổng quan các tài liệu về du lịch nông thôn trên thế giới và Việt Nam; các tài liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội khu vực nghiên cứu; với tổng số 9 tài liệu tiếng Anh và 16 tài liệu tiếng Việt. Thu thập số liệu về: lượng khách du lịch, doanh thu du lịch, số người tham gia phục vụ du lịch, các báo cáo tổng kết hoạt động du lịch tại Phịng Văn hóa và

Thơng tin - UBND huyện Cao Phong; thu thập các bản quy hoạch du lịch khu du

lịch Quốc gia Hồ Hịa ình và Quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Hịa ình tại Sở Văn

hóa-thể thao-du lịch tỉnh Hịa Bình.

Phương pháp khảo sát thực địa

Học viên đã tiến hành 3 đợt khảo sát thực địa vào tháng 2/2017 (vào dịp lễ hội đền ờ), tháng 9/2017 (vào dịp hè) và tháng 11/2017 (vào dịp lễ hội cam Cao Phong) để quan sát cảnh quan tự nhiên, cơ sở hạ tầng (số nhà làm du lịch, cơng trình phụ, đường giao thơng..), tìm hiểu về văn hóa bản địa và các hoạt động du lịch diễn ra trong và ngoài m a lễ hội. Các địa điểm tiến hành thực địa gồm: xã Thung nai, xã ình Thanh, xã Yên Thượng, xã ắc Phong, xã Tân Phong, thị trấn Cao Phong,...

Phương pháp điều tra xã hội học

Học viên đã tiến hành điều tra xã hội học bằng bảng hỏi các đối tượng đại diện cho cầu về du lịch (khách du lịch) và cung về du lịch (người dân địa phương, các doanh nghiệp du lịch và chính quyền địa phương) để thu thập các thông tin liên quan đến đặc điểm, sở thích của du khách đến với Cao Phong, đánh giá của khách du lịch về du lịch nông thôn huyện Cao Phong cũng như những thông tin liên quan đến mức độ và sự sẵn lòng tham gia vào hoạt động du lịch của người dân địa phương. Học viên đã thiết kết 3 loại bảng hỏi khác nhau cho 3 đối tượng phỏng vấn: khách du lịch, người dân địa phương, các doanh nghiệp du lịch (xem phần phụ lục).

Trong đó tiến hành phỏng vấn 98 khách du lịch, 50 người dân địa phương và 10 khách sạn/nhà nghỉ trên địa bàn huyện Cao Phong. Thời gian phỏng vấn vào tháng 9 và tháng 11/2017, đây là thời điểm trùng vào dịp hè và lễ hội cam Cao Phong nên lượng khách du lịch đến với huyện Cao Phong khá đông, rất thuận lợi cho việc điều tra. Nhóm điều tra gồm có 3 người, tiến hành phỏng vấn tại các điểm du lịch tiêu biểu của huyện Cao Phong như: Thung Nai, bản Giang Mỗ, thị trấn Cao Phong, Đền Bờ,…

Sau khi thu thập thông tin qua phỏng vấn, học viên tiến hành nhập dữ liệu và phân tích thơng tin bằng phần mềm Excel để đánh giá thực trạng du lịch huyện Cao Phong trên các khía cạnh: đặc điểm khách du lịch (số lượng, độ tuổi, giới tính, quê quán, nghề nghiệp), khả năng chi tiêu, thị hiếu, đánh giá của du khách về Cao Phong; mức độ tham gia và hưởng lợi của người dân địa phương từ du lịch; Năng lực và mức độ đáp ứng của doanh nghiệp du lịch địa phương,…

b. Các phương pháp sử dụng để đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch nông thôn huyện Cao Phong

Lựa chọn tiêu chí đánh giá tổng hợp

Đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch khá phức tạp vì nó có tính chất đa chiều. Khi đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch thường có rất nhiều yếu tố cần quan tâm như: độ hấp dẫn, sức chứa du lịch, thời gian khai thác, vị trí và khả năng tiếp cận, độ bền vững, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tuỳ theo mục đích đánh giá mà có thể lựa chọn các tiêu chí khác. Theo Dwyer và Kim (2003) [14] tiềm năng của một điểm du lịch không chỉ phụ thuộc vào tài ngun sẵn có mà cịn phụ thuộc vào các nhân tố bổ trợ. Do đó học viên đã lựa chọn 12 tiêu chí để đưa vào đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch nông thôn của huyện Cao Phong và các tiêu chí này được gộp thành 2 nhóm tiềm năng: tiềm năng

Bảng 1.4. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch nông thôn cho Cao Phong

Các chỉ tiêu đánh giá Các thang bậc đánh giá Mức cho

điểm Tiềm năng nội lực Danh lam thắng cảnh Tầm cỡ quốc gia 10 Tầm cỡ vùng 7 Tầm cỡ nội tỉnh 4 Tầm cỡ nội huyện 1

Môi trường tự nhiên du lịch

Trong lành 10

Ô nhiễm nhẹ 7

Ơ nhiễm trung bình 4

Ơ nhiễm nặng 1

Thái độ người dân tại các điểm du lịch

Rất thân thiện cởi mở 10

Thân thiện 7

ình thường 4

Kém thân thiện 1

Phong tục tập quán, lễ hội của các dân tộc thiểu số Rất độc đáo 10 Độc đáo 7 ình thường 4 Ít độc đáo 1 Kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm thực, công cụ lao động của các dân tộc thiểu số Rất độc đáo 10 Độc đáo 7 ình thường 4 Ít độc đáo 1 Tiềm năng ngoại lực

Các hoạt động trải nghiệm cuộc sống với đồng bào dân tộc thiểu số

Rất đa dạng 10

Đa dạng 7

ình thường 4

Đơn điệu 1

Các hoạt động trải nghiệm tại vườn cây ăn quả

Rất đa dạng 10 Đa dạng 7 ình thường 4 Đơn điệu 1 Các sản phẩm lưu niệm Rất đa dạng 10 Đa dạng 7 ình thường 4 Đơn điệu 1

Các chỉ tiêu đánh giá Các thang bậc đánh giá Mức cho điểm Giá cả dịch vụ du lịch Rất hợp lý 10 Hợp lý 7 Đắt 4 Rất đắt 1 Chất lượng cơ sở hạ tầng Rất tốt 10 Tốt 7 Trung bình 4 Kém 1 Chất lượng lao động du lịch Rất tốt 10 Tốt 7 Trung bình 4 Kém 1 Khả năng tiếp cận Rất tốt 10 Tốt 7 Trung bình 4 Kém 1

Giá trị của một số chỉ tiêu như “Danh lam thắng cảnh” được phân cấp theo xếp hạng của Nhà nước với giá trị tăng dần theo các cấp: tầm cỡ quốc gia, vùng, nội tỉnh và nội huyện. Các chỉ tiêu khác được chia thành 4 mức từ cao xuống thấp tương ứng với điểm số từ 10 đến 1. Việc cho điểm là dựa trên khảo sát thực địa vào tháng 9/2017 và điều tra xã hội học ý kiến đánh giá của khách du lịch tại từng điểm du lịch cụ thể.

Phương pháp AHP để xác định trọng số các chỉ tiêu đánh giá

Trong đánh giá đa chỉ tiêu, vai trò của các nhân tố đóng góp vào mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch là khơng giống nhau, do đó cần phải xác định trọng số của từng nhân tố trước khi tiến hành đánh giá tổng hợp. Có nhiều phương pháp xác định trọng số như:

1. Trọng số của các nhân tố được coi là bằng nhau và bằng 1

2. Trọng số của các yếu tố quan trọng hơn được tăng lên hoặc của các yếu tố kém quan trọng hơn bị giảm đi.

3. Trọng số của các yếu tố được xác định dựa vào ý kiến chuyên gia 4. Trọng số của các yếu tố được xác định nhờ phân tích hồi qui

5. Trọng số của các yếu tố được xác định nhờ phân tích các chỉ số kinh tế

6. Phương pháp xác định trọng số dựa vào kết quả đánh giá theo ma trận tam giác [2].

7. Phương pháp phân tích phân bậc (AHP) [5] hay phân tích phân bậc mờ (FAHP) [16].

Qua phân tích ưu, nhược điểm của các phương pháp, đề tài quyết định lựa chọn phương pháp phân tích phân bậc (AHP) để xác định trọng số các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch nông thôn của huyện Cao Phong.

AHP là một kỹ thuật tạo quyết định. Nó giúp sắp xếp các chỉ tiêu đánh giá theo mức độ quan trọng và nhờ vào nó mà ta tìm được một quyết định cuối cùng hợp lý nhất. Nội dung của phương pháp bao gồm việc xây dựng một hệ thống các cặp ma trận so sánh giữa các yếu tố khác nhau. Cách tiếp cận này có thể được mơ tả được sự phân bậc, tầm quan trọng giữa các nhân tố chỉ tiêu, mỗi nhân tố được so sánh với các nhân tố khác để xác định tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển du lịch. AHP được phát triển bởi Saaty trong năm 1980 và đã được mở rộng và bổ sung cho đến nay [19, 21] .

Cách tính AHP:

Giả sử X1, X2, X3,…,Xn là các nhân tố tác động đến đối tượng cần đánh giá. Câu hỏi đặt ra là nhân tố X1 quan trọng hơn, đóng góp nhiều hơn, vượt hơn, … so với X2, X3, Xn… bao nhiêu lần. Bảng 1.5 là thang tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu theo phương pháp AHP.

Bảng 1.5. Thang tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu

Mức độ Định nghĩa Giải thích

1 Quan trọng bằng nhau 2 thành phần có tính chất bằng nhau

3 Sự quan trọng yếu giữa một

thành phần với thành phần kia Kinh nghiệm và nhận định hơn 5 Cơ bản hay quan trọng nhiều

giữa cái này và cái kia

Nghiêng về một thành phần hơn thành phần kia

7 Sự quan trọng được biểu lộ mạnh giữa cái này hơn cái kia

Một thành phần được ưu tiên rất nhiều hơn cái kia và được biểu lộ trong thực hành

9 Sự quan trọng tuyệt đối giữa cái này hơn cái kia

Sự quan trọng hơn hẳn ở trên mức có thể

2,4,6,8 Mức trung gian giữa các mức nêu trên

Cần sự thỏa hiệp giữa hai mức độ nhận định

(Nguồn: Thomas L. Saaty (1990) [20] và Berrittella et al. (2007)[12])

Bảng 1.6 là ma trận so sánh cặp giữa các chỉ tiêu đánh giá

Bảng 1.6. Ma trận 1- so sánh cặp giữa các chỉ tiêu đánh giá

X1 X2 Xn

X1 a11 a12 … a1n

X2 a21 a22 … a2n

… … … …

Xn an1 an2 … ann

Trong đó aij là mức độ đánh giá giữa chỉ tiêu thứ i so với thứ j (i, j=1,…,n) (trong ma trận 1, i là số hàng và j là số cột)

aij>0, aij = 1/aji , aii = 1

Từ ma trận 1 ta xác định trọng số vector của nhân tố thứ i (wij) bằng cách chia từng giá trị trong mỗi cột của ma trận 1 cho tổng số giá trị trong cột đó, điều này sẽ cho một ma trận 2 (Bảng 1.7) với các giá trị wij nằm trong khoảng từ 0 đến 1.

(2) Bảng 1.7. Ma trận 2- Ma trận vector trọng số X1 X2 Xn X1 w11 w12 … w1n X2 w21 w22 … w2n … … … … Xn wn1 wn2 … wnn

Giá trị trung bình trên mỗi dịng của ma trận 2 chính là trọng số của chỉ tiêu nằm trên dịng đó. Trọng số của các chỉ tiêu (ki) được tính theo cơng thức 3 và được thể hiện trong ma trận 3 (Bảng 1.8) dưới đây.

(3)

Bảng 1.8. Ma trận 3- ma trận trọng số của các chỉ tiêu đánh giá

Chỉ tiêu Trọng số

X1 k1

X2 k2

Xn kn

Để ma trận 3 đạt độ tin cậy ta cần phải tính tỉ số nhất quán (consistency ratio - CR):

Trong đó:

RI: chỉ số ngẫu nhiên (Random Index). RI được xát định từ bảng cho sẵn (xem Bảng 1.9).

Bảng 1.9. Giá trị của chỉ số ngẫu nhiên tƣơng ứng với số chỉ tiêu đánh giá

n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 RI 0.00 0.00 0.58 0.90 1.12 1.24 1.32 1.41 1.45 1.49 1.51 1.48 1.56 1.57 1.59

Nguồn: Berrittella et al. (2007) [12]

CI là chỉ số nhất quán (Consistency Index)

λmax là giá trị riêng của ma trận so sánh n là số nhân tố

Với được tính theo cơng thức sau: = Ma trận 2 x Ma trận 3 = w1 1 w1 2 … w1 n w2 1 w2 2 … w2 n … … … … wn 1 wn 2 … wn n x k1 k2 kn = k'1 k’2 … k’n Qui trình tính trọng số:

Để xác định trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch bằng phương pháp AHP, đề tài đã tiến hành theo các bước sau:

+ Xây dựng ma trận so sánh theo cặp các chỉ tiêu: Đề tài đã tiến hành phỏng vấn chuyên gia nhằm so sánh mức độ quan trọng giữa các chỉ tiêu. Chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn 30 chuyên gia là những người có kinh nghiệm lâu năm về du lịch và đặc điểm KT-XH của Cao Phong, hiện đang công tác tại các cơ quan như: Khoa Địa lý, Khoa du lịch, Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển, Khoa lịch sử, Khoa Địa chất của Đại học Quốc gia Hà Nội; Viện Địa lý-Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam; Khoa Địa lý-Đại học Sư phạm Hà Nội; Cán bộ địa phương hiện đang công tác tại Sở Văn hóa-Thể Thao và Du lịch của tỉnh Hịa Bình và phịng Văn hóa-Thơng tin của huyện Cao Phong.

+ Tính trọng số

+ Xác định tỷ số nhất qn

Quy trình tính trọng số được thể hiện trong Hình 1.1.

Phương pháp đánh giá tổng hợp

Có nhiều phương pháp đánh giá tổng hợp tiềm năng phục vụ cho phát triển du lịch đã được trình bày trong chương 1. Qua phân tích ưu, nhược điểm của các phương pháp, đề tài đã lựa chọn phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (Multi-criteria analysis) [4] để đánh giá định tiềm năng phát triển du lịch dưới dạng điểm và dạng v ng. Các bước đánh giá được tiến hành từ đánh giá theo các chỉ tiêu đến đánh giá tổng hợp. Phương pháp này được thể hiện qua công thức sau:

S = ) * ( 1 i i n i X W   (2) Trong đó: S là chỉ số đánh giá tổng hợp

Wi là trọng số của chỉ tiêu đánh giá thứ i Xi là chỉ số đánh giá của chỉ tiêu thứ i

Hình 1.1. Qui trình xác định trọng số bằng phƣơng pháp AHP

Phân hạng kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch

Sau khi có chỉ số đánh giá tổng hợp, chúng ta cần tiến hành phân hạng tiềm năng du lịch theo dạng điểm và dạng vùng.

Đối với các điểm du lịch, thang điểm đánh giá tổng hợp thể hiện mức độ hấp dẫn của từng điểm du lịch và được phân cấp như sau theo tác giả Tao-fang Yu và nnk (2002) [22] sau: sức hấp dẫn nội vùng Tây Bắc, sức hấp dẫn nội tỉnh Hịa Bình và sức hấp dẫn nội huyện Cao Phong.

Vùng du lịch được áp dụng theo đơn vị hành chính cấp xã. Điểm đánh giá

tổng hợp của mỗi vùng bằng tổng số điểm của các điểm du lịch nằm trong phạm vi v ng đó. Kết quả đánh giá theo v ng được phân thành các mức độ tiềm năng như sau: thấp, trung bình và cao. Khoảng cách của mỗi mức phân hạng được tính theo cơng thức tham khảo từ Nguyễn Cao Huần (2005) [2]:

ΔS = (Smax-Smin)/M Trong đó:

ΔS là khoảng cách điểm giữa các hạng đánh giá Smax là chỉ số đánh giá tổng hợp cao nhất

Smin là chỉ số đánh giá tổng hợp thấp nhất M là số cấp đánh giá (ở đây là 3 cấp)

Tồn bộ qui trình đánh giá tổng hợp và phân hạng kết quả đánh giá được thực hiện dưới sự trợ giúp của công cụ GIS bằng phần mềm ArcGIS 10.2.

Phương pháp bản đồ và GIS

Đề tài đã sử dụng các phần mềm MapInfo 10.5, Arcgis 10.1 để xây dựng các bản đồ thành phần về khu vực nghiên cứu (bản đồ hành chính, bản đồ tài nguyên du lịch, bản đồ cơ sở hạ tầng và hiện trạng du lịch) cũng như thể hiện các kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch nông thôn huyện Cao Phong theo không gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng, tiềm năng và định hướng phát triển du lịch nông thôn ở huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)