Thực trạng các tuyến, điểm du lịch trong huyện Cao Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng, tiềm năng và định hướng phát triển du lịch nông thôn ở huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 48)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU DU LỊCH NÔNG THÔN

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN

2.2.1. Thực trạng các tuyến, điểm du lịch trong huyện Cao Phong

Cao Phong là v ng đất có lịch sử lâu đời, có bề dày về văn hóa truyền thống, là trung tâm của Mường Thàng - một trong bốn Mường lớn của tỉnh Hịa

Bình. Hệ thống di tích văn hóa khảo cổ, di tích lịch sử văn hóa như: đền, chùa, miếu… có mặt ở khắp các xóm, xã của huyện; danh lam thắng cảnh đa dạng, phong phú là tiềm năng lớn để quy hoạch phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện chưa có quy hoạch cụ thể về các tour du lịch chi tiết, bước đầu mới chỉ xây dựng được các tuyến, cụm, điểm du lịch, gồm:

a. Các điểm tham quan du lịch chính

- Điểm du lịch quần thể Di tích danh thắng Núi Đầu Rồng - Đền Thượng Bồng Lai (thị trấn Cao Phong)

Người hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Thu Hương Người thành lập: HVCH - Vũ Thị Thanh Hương

- Điểm du lịch hồ Hịa Bình (xã Thung Nai, Bình Thanh) - Bản Mường Giang Mỗ (xã Bình Thanh)

- Tượng đài anh h ng C Chính Lan (xã ình Thanh)

- Cơng viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (xã Bắc Phong) - Ch a Khánh (xã Yên Thượng)

- Bản Mường xóm Khánh (xã Yên Thượng) - Chùa Quoèn Ang (xã Tân Phong)

- Các vườn cam, quýt, chanh, bưởi…

Các điểm tham quan trên được thể hiện trong (Hình 2.2).

b. Các tuyến tham quan du lịch chính

Các tuyến tham quan chính tại Cao Phong được thể hiện trong hình Error! Not a valid bookmark self-reference.Cụ thể như sau:

* Tuyến du lịch nội huyện Cao Phong

+ Tuyến du lịch Bình Thanh - Thung Nai - Lòng hồ Hịa Bình: một tuyến

quan trọng của du lịch huyện Cao Phong và của tỉnh Hịa Bình, với các sản phẩm du lịch: tham quan làng cổ dân tộc (Mường, Dao) với các làng nghề truyền thống đan lát, dệt thổ cẩm; tham quan Khu di tích lịch sử Văn hóa tượng đài Anh h ng Cù Chính Lan, Bản Mường Giang Mỗ, Đền Chúa thác Bờ, Du lịch sinh thái hồ Hịa Bình.

+ Tuyến du lịch Tân Phong - Dũng Phong - Yên Lập - Yên Thượng: thăm

khu Di tích lịch sử cấp Quốc gia Chiến khu Cao Phong- Thạch Yên với các điểm du lịch: di tích lịch sử văn hóa Ch a Quoèn Ang, “Vườn hoa Núi Cối”, Khu Mộ cổ xã Dũng Phong, cảnh quan Đồi Khánh, Ch a Khánh xã Yên Thượng; du lịch cộng đồng Bản Mường Yên Thượng, Yên Lập..

+ Tuyến du lịch thị trấn Cao Phong - Xuân Phong gồm: du lịch sinh thái

miệt vườn, du lịch trang trại nông nghiệp nông thôn công nghệ cao, du lịch Hồ Cạn Thượng, tham quan làng dân tộc Mường xóm Cạn, xóm Mừng (xã Xuân Phong).

+ Tuyến du lịch thị trấn Cao Phong - Bắc Phong gồm: Khám phá khu di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh Quần thể hang động Núi Đầu Rồng - Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam tại xóm Tiềng, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong.

Người hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Thu Hương Người thành lập: HVCH - Vũ Thị Thanh Hương

* Tuyến du lịch nội tỉnh Hồ Bình

+ Tuyến du lịch TP. Hịa Bình - Cao Phong - Mường Khến - Mai Châu: Đây

là tuyến du lịch nội tỉnh lớn nhất và có vai trị quan trọng, nối trung tâm du lịch tỉnh Hịa Bình với những khu vực tập trung nhiều điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và có nhiều khơng gian thuận lợi cho phát triển du lịch.

+ Tuyến du lịch TP. Hịa Bình - Cao Phong - Hồ Hịa Bình: Đây là tuyến du

lịch đường thủy lịng hồ độc đáo và có vai trị quan trọng, nối trung tâm du lịch tỉnh Hịa Bình dọc lịng hồ với những khu vực tập trung nhiều điểm di tích lịch sử văn hóa - tâm linh, danh lam thắng cảnh, có nhiều dịch vụ du lịch trên mặt nước và có nhiều không gian thuận lợi cho phát triển du lịch và dịch vụ thể thao, giải trí. Tuyến du lịch độc đáo này có thể mở rộng lên TP.Sơn La, TP. Điện Biên Phủ.

+ Tuyến du lịch TP.Hịa Bình - Cao Phong - Mường Khến - Lạc Sơn - Bo:

Đây là tuyến du lịch tham quan 4 v ng Mường cổ lớn nhất của Hịa Bình (Bi, Vang, Thàng, Động) và các di chỉ khảo cổ của nền “Văn hóa Hịa ình”.

+ Tuyến du lịch TP.Hịa Bình - Cao Phong - Bo - Chi Nê: Là tuyến du lịch quan trọng thứ hai trong tỉnh, kết nối các trung tâm du lịch lớn trong tỉnh là TP.Hịa Bình, trung tâm du lịch văn hóa tâm linh thị trấn Cao Phong, khu nghỉ dưỡng chữa bệnh và nghỉ cuối tuần Kim Bôi, khu du lịch tâm linh Chùa Tiên - Lạc Thủy.

+ Tuyến du lịch TP.Hịa Bình - Cao Phong - Kỳ Sơn - Lương Sơn - Bo: Là tuyến du lịch chủ yếu nối các trung tâm du lịch cuối tuần lớn của Hịa Bình, trong đó có mối liên kết du lịch Cao Phong với các sản phẩm du lịch thể thao, sinh thái, chơi golf ở Lương Sơn.

+ Tuyến du lịch TP.Hịa Bình - Cao Phong - Mường Khến - Mai Châu: là

tuyến du lịch hấp dẫn dọc theo quốc lộ 6, tỉnh lộ 12 và quốc lộ 21. Sản phẩm du lịch chủ yếu là tham quan và nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái [9]

2.2.2. Thực trạng các loại hình du lịch nơng thơn huyện Cao Phong a. Du lịch tham quan, ngắm cảnh

Đây là tuyến du lịch chính, quan trọng nhất của huyện Cao Phong. Các điểm tham quan du lịch chính trên tuyến này là khu di tích danh thắng Núi Đầu Rồng - Đền Thượng Bồng Lai, công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam, tượng đài anh hùng Cù Chính Lan, Bản Mường Giang Mỗ, khu du lịch hồ Hịa Bình.

b. Du lịch khám phá và trải nghiệm hoạt động sản xuất

Du khách sẽ tham gia các hoạt động sản xuất dệt thổ cẩm, rèn nông cụ, đan lát đồ thủ công mĩ nghệ, lên nương làm rẫy, đánh bắt cá...cùng với người dân địa phương tại bản Giang Mỗ, tại vùng lịng hồ Hịa Bình và tại các vườn cam, quýt…

c. Du lịch tham gia, trải nghiệm các lễ hội của địa phƣơng

Đến với du lịch Cao Phong, du khách có thể tham gia, trải nghiệm, thưởng ngoạn nhiều lễ hội, nhất là trong các dịp tết đến xuân về, như: lễ hội Đền Chúa Thác ờ (Đền ờ); lễ hội Ch a Khánh - xã yên Thượng; lễ hội Ch a Quoèn Ang- xã Tân Phong; lễ khai m a Mường Thàng - xã Dũng Phong; lễ khai xuân, lễ hội Ch a Rú - xóm Rú, lễ hội Ch a Nh i - xóm Nhõi - xã Xuân Phong; lễ hội rước nước Đền ồng Lai - Thị trấn Cao Phong. Đặc biệt 3 năm gần đây, du khách đến Cao Phong vào dịp tháng 11 dương lịch sẽ được tham gia lễ hội Cam Cao Phong. Tại đây sẽ triển lãm, trưng bày, bán các sản phẩm cây ăn quả có múi; sản phẩm nơng sản, thủy sản, giống cây trồng và vật tư nông nghiệp; giới thiệu sản phẩm các làng nghề truyền thống; các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ, ẩm thực trong tỉnh Hịa ình và các tỉnh v ng Tây ắc. Lễ hội và hội chợ là dịp để quảng bá, giới thiệu nhãn hiệu, thương hiệu Cam Cao Phong đã được Cục Sở hữu trí tuệ - ộ Khoa học và Cơng nghệ công nhận Chỉ dẫn địa lý; đồng thời là cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao thương hiệu cam và các thương hiệu nơng sản khác…

d. Du lịch tìm hiểu di tích lịch sử, bản sắc văn hóa của các đồng bào dân tộc

Đến với Cao Phong, du khách sẽ được tham quan Đồi Khánh (đồi Khánh đã được chọn làm nơi tập luyện của đơn vị vũ trang - đội ngũ cán bộ đầu tiên của khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên); Ch a Quoèn Ang (là một trong những Di tích lịch sử của huyện Cao Phong - nơi diễn ra cuộc họp của an Cán sự Đảng tỉnh Hịa ình đầu tháng 4 năm 1945 để nghiên cứu Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của an Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt

Nam, đây còn là nơi gắn liền với truyền thuyết về Nàng công chúa Nhà Lê làm dâu xứ Mường vào cuối thế kỷ thứ XVIII); tượng đài anh h ng C Chính Lan (nơi anh h ng C Chính lan tiêu diệt chiếc xe tăng của địch). Đến Cao Phong, du khách cịn được tìm hiểu và thưởng thức văn hóa ẩm thực với các hương vị thơm ngon đặc biệt của cá sông Đà nướng, các đặc sản núi rừng như thịt gà hấp lá chanh, thịt lợn

Mường nướng mật bày trên lá chuối, măng luộc, cơm gạo nương, rượu táo mèo, rau rừng đồ chấm lòng cá…Khai thác bản sắc văn hóa của các dân tộc Mường, Dao, Tày, Kinh, Thái, Mông… gắn với những giá trị nhân văn đa dạng và phong phú. Đặc biệt là các giá trị của nền văn hóa tiền sử nổi tiếng “Văn hóa Hịa ình” cái nơi của văn hóa Việt - Mường, quê hương của sử thi “Đẻ đất, Đẻ nước”.

e. Du lịch tâm linh

Cứ vào dịp cuối năm và đầu năm, đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương lại náo nức ngược xuôi đến với chùa Khánh, chùa Qoèn Ang và đặc biệt là đền chúa Thác Bờ để lễ tạ, cầu tài, cầu lộc, cầu bình anh, sức khỏe cho một năm mới. Ngày nay, thác Bờ và đền Bờ đã trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng. Vào xuân Bính Thân 2016, mỗi ngày đền Bờ đón hàng nghìn du khách thập phương đến lễ Phật, lễ Chúa cầu may.

2.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng du lịch ở Cao Phong

Cho đến nay ở Cao Phong chưa hình thành được hệ thống kinh doanh du lịch đồng bộ. Trên địa bàn chỉ duy nhất có Cơng ty Cổ phần Đầu tư Du lịch quốc tế Đảo Ngọc (xóm Nai, xã Thung Nai) là có đăng ký kinh doanh du lịch, được cấp phép khai thác khu du lịch Đảo Ngọc. Ngoài ra, có một số hộ tư nhân tham gia kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát phục vụ khách du lịch tập trung chủ yếu trong các dịp cuối tuần, ngày lễ.

- Về hệ thống cơ sở lưu trú: Năm 2017, huyện Cao Phong có 14 cơ sở lưu trú và 1 bản du lịch cộng đồng (Bảng 2.1) [7] (trong bản có khoảng 30 gia đình tham gia đón tiếp khách), có 163 buồng lưu trú với 144 giường chiếm 3,94% tổng số cơ sở lưu trú tồn tỉnh Hịa ình (406 cơ sở) [8]. Các cơ sở lưu trú đều đạt tiêu chuẩn cho phép đón khách. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phịng ngủ cơ bản được cải tiến, nâng cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách đến nghỉ, đều đã được trang bị hệ thống các dịch vụ tiện nghi tương đối tốt, đạt chuẩn tối thiểu: Tivi thu được các chương trình truyền hình địa phương, truyền hình trung ương và một số kênh thơng tin nước ngồi; hệ thống điều hịa nhiệt độ, nước nóng đều có khả năng đáp ứng nhu cầu phục vụ ăn uống tại chỗ cho khách du lịch. Ngồi ra cịn hơn 20 nhà hàng phục vụ ăn uống tập trung chính quanh khu vực thị trấn Cao Phong và một số thuộc khu vực Thung Nai.

Các cơ sở lưu trú nêu trên đã đón và phục vụ trên 63.000 lượt khách năm 2007, đến năm 2017 có trên 310.162 lượt khách, tăng 4,9 lần so với năm 2007; trong đó khách quốc tế là gần 1.642 lượt, khách nội địa trên 308.706 lượt khách; doanh thu đạt 23,0 tỷ đồng [7].

Tuy nhiên, tiêu chuẩn và chất lượng các cơ sở lưu trú chưa thống nhất. Trong số các nhà nghỉ cộng đồng, homestay, chỉ có một số nhà có thiết kế phù hợp với tự nhiên; bên cạnh đó một số điểm phát triển theo phong trào tự phát, do đó chất lượng chưa đảm bảo. Các cơ sở lưu trú phân bố khá đều tại điểm du lịch, đáp ứng nhu cầu du khách. Các điểm vui chơi - giải trí - thể thao phục vụ cho khách du lịch ở huyện gần như chưa có, ngoại trừ một vài điểm ở thị trấn huyện. Chỉ có khu du lịch Thung Nai thường được người dân trong vùng và khách du lịch chọn làm nơi vui chơi - giải trí trong các dịp lễ Tết, ngày nghỉ. Nhưng khu vực này có hạn chế là khu rừng phòng hộ và hồ nước ngọt dự trữ cho thủy điện Hịa Bình nên việc triển khai hoạt động kinh doanh du lịch còn hạn chế.

Bảng 2.1. Hiện trạng cơ sở lƣu trú du lịch tại huyện Cao Phong

Số TT Tên cơ sở lƣu trú Địa chỉ

1 Nhà nghỉ Sóc Nâu Khu 2 - thị trấn Cao Phong

2 Nhà nghỉ Ngoại Ơ Xóm Nam Sơn 1 - xã Thu Phong

3 Nhà nghỉ Như Quỳnh Khu 1 - thị trấn Cao Phong

4 Nhà nghỉ Cao Phong Khu 2 - thị trấn Cao Phong

5 Nhà nghỉ Bạn Bè Xóm Mới - xã Thung Nai

6 Nhà nghỉ Thu Thủy Xóm Cun - xã Thu Phong

7 Nhà nghỉ Ngọc Hằng Khu 5A - thị trấn Cao Phong

8 Nhà nghỉ 389 Xóm Cun - xã Thu Phong

9 Nhà nghỉ Minh Châu Khu 2 - thị trấn Cao Phong

10 Nhà nghỉ Sao ăng Khu 4 thị trấn Cao Phong

11 Nhà nghỉ Sao Mai Khu 7 - thị trấn Cao Phong

12 Nhà nghỉ Đại Phúc Xóm Nếp - xã Tây Phong

13 Nhà nghỉ Gia Huy Khu 8 - thị trấn Cao Phong

14 Nhà nghỉ Hiền Hiền Khu 1- thị trấn Cao Phong

- Hệ thống dịch vụ ăn uống: Các nhà hàng ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng yêu cầu cho du khách đến tham quan du lịch trên địa bàn huyện đã được đầu tư phát triển, đặc biệt là ở thị trấn Cao Phong.

- Về hệ thống giao thông vận tải, phương tiện vận chuyển khách du lịch: Huyện đã đầu tư nâng cấp cảng du lịch Thung Nai (20 tỷ đồng), bến tàu Thung Nai có khoảng 80 thuyền chuyên vận chuyến khách du lịch tham quan du lịch lòng hồ Hịa Bình, mỗi tàu thuyền có sức chứa từ 15 - 30 khách. Tuy nhiên các dịch vụ bổ sung của bến Thung Nai còn rất đơn điệu, nghèo nàn; vệ sinh môi trường chưa đảm bảo; công tác tổ chức quản lý các hoạt động du lịch và dịch vụ chưa hiệu quả. Ngoài ra huyện Cao Phong đã xây dựng hoàn thành các tuyến đường, đưa vào sử dụng, đó là: đường 435 Bình Thanh - Thung Nai; đường đi Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc; đường Tây Phong - Yên Thượng; đường thị trấn Cao Phong - Xuân Phong; xây dựng và hoàn thiện đường lên Hồ Cạn Thượng, xã Xuân Phong. Tiếp tục đề nghị nâng cấp, sửa chữa và xây dựng tuyến đường giao thông Bắc Phong - Thung Nai; tuyến thị trấn Cao Phong - Tân Phong - Dũng Phong - Tây Phong - Nam Phong; tuyến đường 435 từ TP.Hịa Bình - ình Thanh để tạo điều kiện giao thông thuận lợi phục vụ cho công tác thu hút khách du lịch đến tham quan trên địa bàn huyện.

- Hệ thống thông tin liên lạc: 100% các xã, thị trấn, các khu, điểm du lịch có phủ sóng điện thoại di động thông tin liên lạc và phủ sóng của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam. Hệ thống đài truyền thanh - truyền hình huyện có 1 trạm chính đặt ở trung tâm huyện và 3 trạm phụ đó là: 1 trạm đặt ở địa bàn xã Bình Thanh, 1 trạm đặt ở địa bàn xã Xuân Phong, 1 trạm đặt ở khu 7 thị trấn Cao Phong. Về cơ bản đảm bảo công tác truyền tải các chương trình truyền thanh - truyền hình phục vụ cho nhân dân.

- Về hệ thống điện lưới: 100% các điểm khu du lịch, khu di tích đều đã có điện lưới phục vụ cho nhu cầu sử dụng của du khách tham quan tại các điểm du lịch.

- Về hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường: Đã được đầu tư xây dựng cung cấp nước sạch cho khu vực trung tâm thị trấn và một số vùng lân cận theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng, tiềm năng và định hướng phát triển du lịch nông thôn ở huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)