Các thông số theo AHP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng, tiềm năng và định hướng phát triển du lịch nông thôn ở huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 96 - 99)

Các thông số Kết quả

Giá trị riêng ma trận (λmax) 13.7

Số nhân tố (n) 12

Chỉ số nhất quán (CI) 0.15

Chỉ số ngẫu nhiên (RI) 1.48

Như vậy tỉ số nhất quán CR = 0.1 đạt yêu cầu, nên các trọng số trung bình được xác nhận và đưa vào tính tốn tiềm năng phát triển cho các điểm du lịch của Cao Phong.

2.4.2. Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch nông thôn

a. Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch theo dạng điểm

Sau khi tính tốn trọng số cho từng chỉ tiêu thì tiến hành xác định tiềm năng phát triển cho từng điểm du lịch của huyện Cao Phong thơng qua phương trình tổng cộng điểm số của 12 chỉ tiêu: (1) Danh lam thắng cảnh, (2)Môi trường tự nhiên du lịch, (3)Thái độ người dân tại các điểm du lịch, (4)Phong tục tập quán, lễ hội của các dân tộc thiểu số,(5) Kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm thực, công cụ lao động của các dân tộc thiểu số, (6)Các hoạt động trải nghiệm cuộc sống với đồng bào dân tộc thiểu số, (7)Các hoạt động trải nghiệm tại vườn cây ăn quả, (8)Các sản phẩm lưu niệm, (9)Giá cả dịch vụ du lịch, (10)Chất lượng cơ sở hạ tầng, (11)Chất lượng lao động du lịch, (12)Khả năng tiếp cận, lần lượt ứng với X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7,

X8, X9, X10, X11, X12 theo công thức sau:

Y = 0.18*X1 + 0.06*X2 + 0.06*X3 + 0.12*X4 + 0.07*X5 + 0.07*X6 + 0.12*X7 + 0.05*X8 + 0.06*X9 + 0.05*X10 + 0.06*X11 + 0.09*X12

Và Y = Y1 + Y2 trong đó Y1 là tiềm năng du lịch nội lực, Y2 là tiềm năng ngoại lực, được tính theo cơng thức sau:

Y1 = 0.18*X1 + 0.06*X2 + 0.06*X3 + 0.12*X4 + 0.07*X5

Y2 = 0.07*X6 + 0.12*X7 + 0.05*X8 + 0.06*X9 + 0.05*X10 + 0.06*X11 + 0.09*X12

Trên cơ sở điểm số đánh giá tổng hợp cho từng điểm du lịch kết hợp với phương pháp phân tích khơng gian được thực hiện bằng cơng cụ ArcGIS 10.2, đề tài đã tiến hành phân cấp tiềm năng phát triển cho từng điểm du lịch theo cấu trúc phân cấp của như trong Bảng 2.22. Đề tài đã tiến hành đánh giá tiềm năng phát triển cho tổng cộng 15 điểm du lịch trên phạm vi toàn huyện Cao Phong, trong đó có 2 điểm du lịch cộng đồng, 4 điểm du lịch tham quan, 3 điểm du lịch tâm linh, 6 điểm du lịch nông nghiệp. Kết quả đánh giá được thể hiện trong Hình 2.26.

Bảng 2.22. Phân hạng kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch nông thôn theo dạng điểm Điểm đánh giá tổng hợp Phạm vi ảnh hƣởng <5 Nội huyện 5-6 Nội tỉnh >6 Nội vùng Tây Bắc (Nguồn: Tao-fang Yu và nnk (2002) [22])

Người hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Thu Hương Người thành lập: HVCH - Vũ Thị Thanh Hương

Hình 2.26. Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch nông thôn của huyện Cao Phong

b. Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch theo dạng vùng

Sau khi có kết quả đánh giá tiềm năng du lịch dạng điểm, bước tiếp theo là đánh giá theo dạng vùng. Kết quả đánh giá tiềm năng phát triển du lịch dạng vùng được thể hiện theo đơn vị hành chính cấp xã. Điểm đánh giá của mỗi xã bằng tổng điểm của các điểm du lịch nằm trong phạm vi xã đó. Kết quả đánh giá theo xã được phân thành các mức độ tiềm năng như sau: thấp, trung bình và cao. Kết quả đánh giá tổng hợp theo cấp huyện cho thấy điểm số dao động từ 0 đến 16 điểm và được phân thành 3 cấp tương ứng như Bảng 2.23.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng, tiềm năng và định hướng phát triển du lịch nông thôn ở huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)