Định hƣớng phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo vệ môi trƣờng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng, tiềm năng và định hướng phát triển du lịch nông thôn ở huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 109 - 110)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU DU LỊCH NÔNG THÔN

3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN

3.2.3. Định hƣớng phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo vệ môi trƣờng và

cảnh quan thiên nhiên

Cao Phong - Hịa ình có khu du lịch quốc gia hồ Hịa ình với cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ thích hợp cho nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe. Đây là một nét đặc trưng khác biệt về tài nguyên du lịch của Cao Phong - Hịa Bình so với các địa phương khác trong V ng Thủ đơ. Do vậy, có thể khai thác các lợi thế này để xây dựng các khu nghỉ dưỡng núi, hồ cao cấp (có thể tạo nên thương hiệu

cho du lịch Cao Phong) nhằm phục vụ các đối tượng khách có thu nhập cao và có khả năng lưu trú dài ngày. Khu du lịch quốc gia hồ Hịa ình đã được quy hoạch thành khu du lịch tổng hợp (sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao, …) với các phân khu chức năng, trong đó có các phân khu sinh thái, nghỉ dưỡng. Luận văn xin đề xuất một số sản phẩm du lịch tiềm năng cho Cao Phong như sau:

- Du lịch tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái hồ và vùng ven hồ như hồ trên núi, đảo Sung, đảo Ngọc, đảo Dừa, đảo Xanh,…

- Du lịch nghỉ dưỡng nổi trên hồ, trên các đảo (đảo Sung, đảo Ngọc, đảo Dừa…), trên sườn núi. Tham quan, trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực tại các khu trang trại thủy sản trên hồ.

- Du lịch tham quan, trải nghiệm, chèo thuyền, ngắm cảnh quan trên hồ… Các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ và núi có thể đáp ứng cho các đối tượng khách có thu nhập cao, có thời gian lưu trú dài, sẵn sàng sử dụng các dịch vụ bổ trợ như chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng (cả khách nội địa và quốc tế đến từ mọi quốc gia, đặc biệt là người cao tuổi Nhật ản, Hàn Quốc, Đài Loan, các thị trường Tây Âu, Mỹ, ASEAN).

Cao Phong có thế mạnh nổi trội về kinh tế trang trại nơng nghiệp nơng thơn, mà điển hình là đặc sản cam, quýt Cao Phong. Tồn huyện có hàng nghìn ha cam quýt đặc sản. Cam Cao Phong đã làm nên “thương hiệu” Cao Phong trong phạm vi cả nước. Việc phát triển sản phẩm du lịch gắn với thương hiệu “Cam Cao Phong” sẽ tạo tiền đề cho du lịch Cao Phong phát triển. Đây chính là một thế mạnh đặc trưng, một cơ hội để phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao gắn với những trang trại, những vườn cam; và gắn với các sản phẩm từ cam, quýt, chanh, bưởi - những sản phẩm mang thương hiệu Cao Phong.

Không gian tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn cho du khách là các trang trại, vườn cây, rừng trồng, đồng ruộng, khu nuôi trồng thủy sản (hồ Hịa ình). Đến đây, khách du lịch sẽ trải nghiệm cuộc sống nhà nông từ những người nông dân trong hoạt động nông nghiệp và mua sắm các sản phẩm nông nghiệp địa phương. Một số sản phẩm du lịch cụ thể bao gồm:

- Du lịch tham quan các vườn cam, quýt, chanh, bưởi; kết hợp nghiên cứu cơng nghệ, quy trình chăm sóc

- Du lịch tham quan, trải nghiệm làm người nơng trong quy trình trồng, chăm sóc, cắt tỉa, vun xới… các vườn cam, quýt, chanh, bưởi

- Du lịch picnic, cắm trại cuối tuần ở các trang trại, vườn cam

- Du lịch trải nghiệm Lễ hội Cam Cao Phong, mua sắm các đặc sản địa phương: cam, quýt, chanh, bưởi, mật ong, rươu cần, gạo nếp nương, táo, mít…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng, tiềm năng và định hướng phát triển du lịch nông thôn ở huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)