Mục đích 1 lần 2 lần 3 lần hơn 3 lần Tổng
Số phiếu 36 39 7 16 98
Tỉ lệ phiếu hỏi (%) 36,7 39,8 7,1 16,3 100,0
Loại hình lưu trú khách du lịch thường lựa chọn nhiều nhất là ở nhà nghỉ (chiếm 40,3%), sau đó là khách sạn (29,3%), tiếp đến là nghỉ tại nhà dân địa phương (16,2%), một bộ phận nhỏ du khách lựa chọn loại hình homestay (4,1%) hoặc dựng lều cắm trại tại địa điểm du lịch vào những hôm thời tiết đẹp (1,0%) (Hình 2.5). Hình 2.5. Loại hình lƣu trú của khách du lịch 20,4 40,8 16,3 4,1 15,3 3,1 Khách sạn nhà nghỉ nhà dân lều, trại homestay khác
Với những ưu điểm nổi bật về vị trí địa lý cũng như cảnh đẹp và nhiều món ăn hấp dẫn của địa phương đã làm cho Thung Nai trở thành điểm du lịch ấn tượng của huyện Cao Phong, chiếm 30,6% khách du lịch đến tham quan. Nơi thứ hai mà du khách muốn đến tham quan đó là vườn cam Cao Phong với thương hiệu cam ngon nổi tiếng làm say lòng các du khách từ nơi xa về, chiếm 20,4% khách tham quan trong số điểm đến du lịch ấn tượng trong năm qua. Với phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi rừng thơ mộng hịa trong khơng gian văn hóa đa sắc màu, Khu du lịch Hồ Hịa ình, đền Chúa Thác Bờ đã trở thành một điểm đến tham quan du lịch nổi tiếng thứ 3, thu hút nhiều du khách trong và ngồi nước mỗi khi đến Hịa Bình và chiếm tỉ lệ khách là 17,3% của điểm đến du lịch ấn tượng. Địa điểm du lịch nổi tiếng xếp thứ tư về thu hút lượng khách (chiếm 15,3%) đó là Quần thể núi Đầu Rồng. Dãy Núi Đầu Rồng được trải dài như con rồng khổng lồ đang phủ phục, tạo nên bức tường thành trấn ngữ phía Đơng Nam cho thị trấn Cao Phong, cách quốc lộ 6 gần 500m về phía Đơng. Cách thành phố Hịa Bình khoảng 10 km, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong đã là một điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên do ít nhiều bị ảnh hưởng bởi “Thương mại hoá”, nơi đây chỉ còn thu hút được 10,2%. lượng du khách đến Cao Phong (Hình 2.6).
17,3 30,6 15,3 20,4 10,2 3,1 3,1 Hồ Hịa Bình Thung Nai Núi đầu Rồng Vườn cam Bản Giang Mỗ
Chùa Khánh và chùa Quoèn Ang Công viên di sản các nhà KH VN
Hình 2.6. Tỉ lệ lựa chọn điểm du lịch tạo ấn tƣợng sâu sắc với khách du lịch tại huyện Cao Phong
Với cảnh sắc thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình, cùng với các trang trại nông nghiệp công nghệ cao nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo của địa phương, loại hình tham quan ngắm cảnh, du lịch tâm linh, khám phá trải nghiệm hoạt động nông nghiệp, tìm hiểu văn hố dân tộc cũng là những loại hình du lịch
hấp dẫn và thu hút du khách đến với du lịch nông thôn Cao Phong (với tỉ lệ phiếu hỏi lần lượt chiếm tỉ lệ 25,5%, 22,4%, 19,4% 18,4% sự lựa chọn của du khách) (Hình 2.7). 25,5 19,4 10,2 18,4 22,4 4,1 Tham quan ngắm cảnh Khám phá trải nghiệm HĐNN Tham gia lễ hội
Tìm hiểu VH DT Du lịch tâm linh Loại hình khác
Hình 2.7. Loại hình du lịch của Cao Phong tạo hấp dẫn với khách du lịch
Đánh giá chung về thị trường khách du lịch:
- Lượng khách du lịch nội địa tăng trưởng khá ổn định trong các năm. Đặc biệt là từ năm 2015 đến nay, lễ hội Cam Cao Phong được tổ chức cũng đã thu hút được lượng lớn khách du lịch nội địa đến huyện. Cơ sở hạ tầng, cở sở vật chất kỹ thuật đã được chú trọng đầu tư nâng cấp do vậy đã thu hút được lượng lớn khách du lịch nội địa đến huyện.
- Tuy nhiên lượng khách du lịch quốc tế đến huyện Cao Phong đang có xu hướng giảm dần. Một trong những lý do của sự suy giảm này là khách quốc tế chủ yếu đến bản Giang Mỗ, nhưng bản này đang dần mất đi những giá trị nguyên bản của cộng đồng dân tộc Mường, các giá trị văn hóa bản địa đang bị thương mại hóa do vậy làm giảm tính hấp dẫn đối với khách quốc tế. Một lý do khách là công tác quảng bá du lịch của Cao Phong nói riêng và Hịa Bình nói chung ra quốc tế còn hạn chế.
Hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn hiện nay chủ yếu là tổ chức tham quan và nghỉ ngơi tại khu vực Thung Nai. Đây là khu du lịch đã được đầu tư với các loại hình du lịch tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch tham quan ngắm cảnh nhiên nhiên, du lịch nghiên cứu tìm hiểu… Nhìn chung, các dịch vụ du lịch cịn rất nghèo nàn, và sức hấp dẫn chưa cao. Thị trường khách du lịch đến đây cũng chủ yếu là học sinh phổ thông, sinh viên tự tổ chức các hoạt động tham quan, vui chơi nên vào ngày lễ
hội (điển hình là lễ hội Đền Thác ờ, lễ hội Cam Cao Phong…,) lượng khách tham quan có thể đến hàng vạn người, tuy nhiên ngành du lịch chưa có đề án để khai thác hiệu quả nguồn khách này. Tại các điểm di tích văn hóa, lịch sử chưa thật thu hút được đơng người tham gia, tính m a vụ thể hiện khá r rệt.
2.2.5. Thực trạng tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động du lịch tại huyện Cao Phong huyện Cao Phong
a. Dân cƣ địa phƣơng tham gia vào hoạt động du lịch
Tại Bản Mường xóm Giang Mỗ, xã Bình Thanh, loại hình du lịch Homestay khá phổ biến. Với những kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà Mường đã được sửa chữa, nâng cấp đảm bảo phục vụ ngủ cho các đoàn từ 15-25 khách. Các homestay có bếp liền kề phục vụ khách du lịch ăn, ngủ qua đêm, có khu vệ sinh riêng biệt tương đối sạch sẽ đáp ứng nhu cầu vệ sinh cá nhân trong thời gian lưu trú. Khách du lịch đến nhà dân nào thì thành viên của nhà dân đó tự tổ chức thực hiện các dịch vụ do khách u cầu thơng qua trưởng đồn hoặc hướng dẫn viên du lịch. Ngoài dịch vụ ăn ngủ, khách du lịch được thăm quan bản làng, tìm hiểu những truyền thống, lịch sử văn hóa, đời sống,... địa phương; được thưởng thức ẩm thực, văn hóa, nghệ thuật dân gian, tham gia các trị chơi dân gian địa phương. Trong bản làng Giang Mỗ có xây dựng các đội văn nghệ, diễn viên là người của bản. Sau công việc nhà nơng, họ tham gia chương trình văn nghệ dân tộc phục vụ khách du lịch. Buổi biểu diễn là những giai điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ của dân tộc mình và các dân tộc khác ở địa phương. Trong bản sản xuất, cung cấp hàng thổ cẩm, làm đồ lưu niệm phục vụ khách du lịch. Phối hợp cùng công ty lữ hành, hướng dẫn viên du lịch đưa và hướng dẫn khách tham quan phong cảnh và văn hóa trong v ng.
Loại hình dịch vụ du lịch mà người dân địa phương đang kinh doanh chủ yếu là dịch vụ lưu trú (chiếm 30% tỉ lệ phiếu hỏi) và dịch vụ ăn uống (chiếm 26%), tiếp theo là hướng dẫn du lịch (18%), một phần nhỏ tham gia vào dịch vụ bán hàng và trơng xe. Loại hình dịch vụ cho khách du lịch thuê phương tiện đi lại tại các địa điểm du lịch ở đây chưa phát triển. Khả năng kinh doanh của các hộ dân ở đây có quy mơ nhỏ và trung bình, loại hình kinh doanh đơn giản chủ yếu là dịch vụ ăn uống và dịch vụ lưu trú với mức phổ biến phục vụ ăn uống tối đa trong 1 lần là dưới
20 người, ngủ qua đêm là dưới 10 người. Chỉ có khoảng 1/5 đến 1/4 số hộ gia đình co quy mơ phục vụ lớn hơn với một lần ăn khoảng 20-40 người, phục vụ ngủ qua đêm từ 10-20 người. Số hộ dân có thể phục vụ tối đa một lần ăn từ 60 người trở lên, phục vụ ngủ qua đêm từ 30 người trở lên chiếm tỉ lệ rất thấp (Bảng 2.9, Bảng 2.10)