Đặc điểm kinh tế-xã hội Huyện Thạch Hà Tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 65 - 70)

Chương 3 : ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm cơ bản của Huyện Thạch Hà Tỉnh Hà Tĩnh

3.1.4. Đặc điểm kinh tế-xã hội Huyện Thạch Hà Tỉnh Hà Tĩnh

Năm 2011 số lao động là trên 79 nghìn người, chiếm 59,59% dân số toàn huyện. Trong đó, lao động nơng nghiệp chiếm 73% tổng số lao động; còn lại lao động trong các lĩnh vực công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ là 27%.

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Thạch Hà năm 2011.

TT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Tổng dân số toàn huyện Người 134.005 100

1.1 Nhân khẩu sống ở nông thôn Người 123.627 92,26 1.2 Nhân khẩu sống ở đô thị Người 10.378 7,74

2 Tổng số hộ Hộ 34.004 100,00

2.1 Hộ nông nghiệp Hộ 24.823 73,00

2.2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 9.181 27,00

3 Tổng số lao động Người 79.849 100

3.1 Lao động nông nghiệp Người 44.153 55,30

3.2 Lao động công nghiệp, xây dựng Người 8.969 11,23 3.3 Lao động thương mại, du lịch Người 15.868 19,87

4. Mật độ dân số Người/km2 405 -

5 Bình quân diện tích đất tự nhiên M2/người 2.507 - 6 Bình qn diện tích đất canh tác M2/người 1.011 -

56

Nhìn chung lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong khi đó do tính chất lao động thời vụ nên lao động nông nhàn, thiếu công ăn việc làm khá lớn. Quỹ thời gian lao động trung bình hàng năm cịn thấp. Tuy nhiên, những năm qua huyện cũng đã có nhiều chủ trương chính sách, bằng các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, đã khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực, nhờ đó đã thu hút và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động, góp phần phát triển tình hình kinh tế - xã hội ở nông thôn. Nếu xét cụ thể từng chỉ tiêu, thì huyện Thạch Hà có đặc điểm kinh tế - xã hội như sau:

3.1.4.1. Dân số và đặc điểm dân cư

Năm 2010, dân số trung bình của huyện là 133.552 người, đứng thứ 3 trong tồn tỉnh, trong đó nữ là 73,67 nghìn người, chiếm 51,16% dân số tồn huyện. Năm 2011 có 134.005 người, mật độ dân số năm 2011 khoảng 405 người/km2, gần gấp đôi mật độ dân số trung bình tồn tỉnh, đứng thứ 7/12 huyện, thành phố trong tỉnh.

Bảng 3.4. Dân số Thạch Hà đến năm 2011.

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%)

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 BQ Tổng số 140.526 133.552 134.005 95,04 100,34 97,65 Nam 68.998 59.884 70.625 86,79 117,94 101,17 Tỷ lệ (%) 49,10 44,84 52,70 Nữ 71.528 73.668 63.380 102,99 86,03 94,13 Tỷ lệ (%) 50,90 55,16 47,30 Thành thị 9.134 9.538 10.378 104,42 108,81 106,59 Tỷ lệ (%) 6,50 7,14 7,74 Nông thôn 131.392 124.014 123.627 94,38 99,69 97,00 Tỷ lệ (%) 93,50 92,86 92,26

57

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 03 năm 2009-2011 của huyện là 97,65%, tuy có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ giảm không nhiều. Năm 2010 giảm so với năm 2009, nhưng năm 2011 lại tăng lên. Tỷ lệ dân số đô thị không cao, chỉ khoảng 6-7,5%. Năm 2011 có trên 10.000 dân đô thị, tuy nhiên, việc phát triển đô thị đồng hành với tăng dân số cơ học trên địa bàn huyện.

Dân cư phân bố không đồng đều, do đặc điểm tự nhiên, dân cư tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi. Những đơn vị hành chính có mật độ dân số cao là: thị trấn Thạch Hà 1.234 người/km2; xã Thạch Điền, Thạch Vĩnh và Thạch Tân cùng có trên 1.000 người/km2

3.1.4.2. Lao động và việc làm

Dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng lên, đạt tốc độ phát triển bình quân trong 03 năm là 107,03%. Năm 2011 là trên 79 nghìn người, chiếm 59,59% dân số tồn huyện.

Hiện tại, số lao động đang làm việc trong các lĩnh vực kinh tế là trên 68,99 nghìn người, chiếm 86,4% lao động trong độ tuổi. Trong đó, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm (từ 69,2% năm 2009 xuống còn khoảng 64% tổng lao động trong độ tuổi vào năm 2011); lao động khu vực cơng nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng, đạt tốc độ phát triển bình quân là 116,43%, và lao động trong khu vực các ngành dịch vụ cũng tăng từ 19,50% năm 2009 lên 23% vào năm 2011. Như vậy, sự chuyển dịch lao động giữa các ngành của huyện đang đi đúng hướng của sự nghiệp CNH, HĐH. Tuy nhiên lao động dư thừa, nhàn rỗi, thiếu việc làm cịn khá lớn, nhất là khu vực nơng thơn.

Lực lượng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật chưa cao, năm 2011 toàn huyện mới có 28,28 nghìn lao động đã qua đào tạo, chiếm tỷ lệ

58

40% tổng lao động. Với tỷ lệ này cho thấy nguồn lao động của huyện Thạch Hà chưa đáp ứng được cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

Năm 2011 đã tạo việc làm mới cho 2.700 người, trong đó xuất khẩu lao động 500 người, tạo việc làm mới tại chỗ 1.500 người, lao động ngoại tỉnh 700 người; đào tạo nghề cho 1.445 người. Tổ chức điều tra lao động xây dựng kế hoạch đào tạo, giải quyết việc làm cho các xã, thị trấn, đặc biệt ưu tiên cho các xã vùng mỏ sắt Thạch Khê.

Chỉ đạo triển khai rà soát phúc tra hộ nghèo theo Chỉ thị 03/CT-UBND của UBND tỉnh, năm 2011 số hộ nghèo còn 11,43%.

Bảng 3.5. Nguồn lao động Thạch Hà đến năm 2011.

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%)

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 BQ Tổng số lao động 69.701 76.871 79.849 110,29 103,87 107,03 Tỷ lệ (%) 49,60 57,56 59,59 Lao động đang làm việc 58.549 65.724 68.990 112,25 104,97 108,55 Tỷ lệ (%) 84,00 85,50 86,40 1. Nông nghiệp 40.516 44.364 44.153 109,50 99,52 104,39 Tỷ lệ (%) 69,20 67,50 64,00 2. Công nghiệp 6.616 8.216 8.969 124,18 109,17 116,43 Tỷ lệ (%) 11,30 12,50 13,00 3. Dịch vụ 11.417 13.145 15.868 115,14 120,72 117,89 Tỷ lệ (%) 19,50 20,00 23,00

59

Nhìn chung, người dân Thạch Hà có truyền thống cần cù, chịu khó và có kinh nghiệm trong sản xuất nơng nghiệp (trồng lúa, cây lương thực, cây thực phẩm cây công nghiệp, chăn nuôi). Trong thực tế đã xuất hiện nhiều mơ hình sản xuất mới, giúp người dân vươn lên làm giàu, xố đói giảm nghèo như mơ hình vườn-ao-chuồng, mơ hình trồng cây đặc sản, mơ hình kinh tế trang trại... Đây là những nhân tố mới, thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Tuy nhiên, mặc dù nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tỷ lệ lao động trong độ tuổi có văn hố nhưng trình độ chun mơn vẫn cịn rất thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cịn thấp vì vậy chưa đáp ứng nhu cầu địi hỏi của nền sản xuất hàng hố. Trong những năm tới, khi khu công nghiệp Thạch Khê và một số khu đô thị mới hình thành trên địa bàn, nhu cầu đào tạo cơng nhân sẽ tăng lên.

60

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)