4.2.1.1. Các chính sách liên quan đến phát triển rừng trồng huyện Thạch Hà
Cơ chế chính sách là một mắt xích rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Một hệ thống các văn bản chính
74
sách có liên quan đến lâm nghiệp đã được ban hành và hoàn thiện dần, góp phần thúc đẩy phát triển nền sản xuất lâm nghiệp nước nhà. Hệ thống văn bản này có thể chia thành các nhóm sau:
* Chính sách về quản lý rừng:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, sửa đổi năm 2004.
- QĐ 08/2001/TTg ngày 11/1/2001 về quy chế quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất là rừng tự nhiên.
- QĐ số 100/2007/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
- QĐ số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng.
- Thông tư số 99/ 2006/ TT-BNN ngày 6/11/2006 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành một số quy chế quản lý rừng.
Những chính sách về quản lý rừng đã xác lập được cơ sở pháp lý cho việc lập quy hoạch và kế hoạch đối với rừng trồng cũng như đưa ra những định hướng làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách hỗ trợ trồng rừng có tính đặc thù của ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện trên thực tế gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân; thủ tục còn rườm rà phức tạp, chưa có những hướng dẫn cụ thể để thực thi quy hoạch trên thực địa, việc quy hoạch còn chồng chéo… Do vậy, khâu giao đất cũng như khâu cho thuê đất để trồng rừng chưa thực hiện được mặc dù không thiếu những nhà đầu tư.
* Chính sách về đất đai:
75
- Nghị định 01/CP ngày 01/01/1995 về giao khoán đất và rừng sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp.
- Nghị định 163/CP ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Luật đất đai sửa đổi năm 2003
Các nghị định số 02/CP (1994), 01/CP (1995), 163/CP (1999) và Luật Đất đai (sửa đổi năm 2003) đã có nhiều quy định cụ thể về giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài cũng như theo chu kỳ kinh doanh, từng bước tạo khung pháp lý vững chắc cho quyền sở hữu đất đai với các mức độ ưu đãi khác nhau. Chính những quy định mang tính cởi mở này đã khuyến khích, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, việc giao và chia đất đai manh mún như hiện nay là một trong những khó khăn không nhỏ cho mục tiêu trồng rừng tập trung tạo sự ngần ngại cho các nhà dầu tư bởi trên thực tế khó tìm được đất đai để trồng rừng trên quy mô lớn.
* Các chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách thuế sử dụng đất:
- Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994 (sửa đổi).
- QĐ 264-CT ngày 22/7/1992 về chính sách đầu tư phát triển rừng. - Nghị định 74/CP ngày 25/10/1993 quy định chi tiết thi hành luật thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
- Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 về tổ chức hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện dưới 3 hình thức; Cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.
76
Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn
- Nghị định số 09/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Nghị quyết Quốc hội 2003 về miễn giá thuế sử dụng đất nông nghiệp. - Nghị định 106/2004/CP ngày 1/4/2004 về tín dụng đầu tư phát triển. - Quyết định số147/2007/QĐ-TTg Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015.
- Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 và QĐ 199/2001/TTg ngày 28/12/2001 về đối tượng miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Các chính sách kể trên tuy đã đưa ra những ưu đãi như miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, miễn nộp thuế sử dụng đất,…nhưng dường như chưa đủ bởi những cản trở về vốn cũng như lãi suất tiền vay, hạn mức và thời gian vay, thủ tục vay. Do đó việc đầu tư vào công nghệ, đặc biệt là thâm canh còn ít được chú trọng hoặc bị cắt xén công đoạn.
* Các chính sách về khai thác, vận chuyển và thị trường lâm sản
- QĐ 136/CP ngày 31/7/1998 sửa đổi một số quy định về thủ tục xuất khẩu gỗ lâm sản.
- QĐ 661/QĐ-TTg, ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, phần chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm đối với rừng trồng.
- Chỉ thị 19/1999/CT-TTg ngày 16/7/1999 về biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng.
- QĐ 02/1999/BNN/PTLN ngày 05/01/1999; QĐ 04/2004/BNN/LN (sửa đổi) ngày 02/02/2004 và QĐ 40/2005/BNN (sửa đổi) ngày 07/7/2005 về ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.
77
Với những quyết định trên, Nhà nước đã thực sự mở cửa để người dân có thể tự do phát triển việc trồng và tiêu thụ các loại lâm sản có nguồn gốc từ rừng trồng không những trên thị trường trong nước mà còn cả trong lĩnh vực xuất khẩu. Dòng nguyên liệu từ rừng trồng thực sự đã có thể nối liền từ khâu trồng cho tới khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trên thực tế đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả giữa các cơ sở chế biến với đơn vị thu mua và vận chuyển lâm sản. Những quyết định trên cũng tạo cơ sở pháp lý quan trọng góp phần hoàn thành quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung theo hướng ổn định và bền vững sản xuất hàng hóa, gắn tạo nguyên liệu chế biến với tiêu thụ sản phẩm, đầu tư cơ sở hạ tầng cho khai thác vận chuyển. Tuy nhiên một mối lo không nhỏ của những người trồng rừng là giá cả bấp bênh của sản phẩm do bị tư thương ép giá. Các hợp đồng liên kết hoặc giao khoán đất trồng rừng nhiều nơi bị phá vỡ do tới kỳ thu hoạch, người nhận khoán không tuân thủ tỷ lệ ăn chia như đã ký kết mà chưa có chế tài xử phạt nghiêm khắc cũng gây tâm lý ngần ngại cho các chủ rừng.
* Các chính sách khác có liên quan
- QĐ 187/1999/QĐ-TTg về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh.
- QĐ 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/1/2001 về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ, cá nhân được giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 16/6/2003 về tiếp tục đổi mới nông lâm trường quốc doanh.
- Chỉ thị 19/04/TTg ngày 01/6/2004 về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ.
- Quyết định số 3209/QĐ-UBND, ngày 29/12/2006 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng ở Hà Tĩnh.
78
- Quyết định số 3360/QĐ-UBND, ngày 25/11/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc điều chỉnh kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Hà Tĩnh.
- Quyết định số 1929/QĐ-UBND ngày 09/7/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc sáp nhập BQL rừng phòng hộ Thạch Hà và BQL rừng phòng hộ Cẩm Xuyên vào BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ.
- Văn bản số 194/UBND-NL ngày 19/1/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc rà soát, xây dựng dự án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.
- Văn bản số 3270/SNN-LN ngày 17/9/2012 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh về việc Lập dự án bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.
Quyết định 178/TTg, Nghị quyết 03/2000/TTg, Chỉ thị 19/04/TTg đã góp phần bổ sung hoàn thiện những quy định có tính nguyên tắc trong các văn bản về đất đai khuyến khích trang trại ngoài quốc doanh, về quy hoạch vùng cung cấp gỗ lớn, trích vốn hỗ trợ sản xuất cho các thành phần kinh tế quốc doanh, tuy vậy việc thực hiện vẫn còn chậm, mạnh ai nấy làm.
Các quyết định, nghị định về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh đã chấm dứt được một thời gian dài trồng rừng theo kế hoạch, bao cấp và hiệu quả rừng trồng thấp. Nhà nước đã giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho lâm trường, lâm trường có quyền tự quyết đối với thời điểm, phương thức đầu tư, khai thác và được tự do lưu thông sản phẩm. Tuy vậy lâm trường vẫn chưa được tự chủ mà phải chịu sự chỉ đạo của cấp trên trực thuộc.
* Thảoluậnchungvềcácchính sách
Với hệ thống chính sách liên quan đến phát triển lâm nghiệp nói chung và rừng trồng nói riêng, có thể thấy rằng Nhà nước cũng đã rất chú trọng
79
hỗ trợ vốn, chính sách về hưởng lợi, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm, thu hút mọi thành phần kinh tế.
Phải thừa nhận rằng bước đầu cũng đã có những chuyển hướng và đổi mới tích cực về cơ chế chính sách, cả về vĩ mô và vi mô như: quy hoạch vùng nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ đã tương đối định hình, công tác giao đất cho các hộ gia đình những ưu tiên giành cho việc trồng rừng trên đất hoang hóa, đất trống đồi trọc và vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn...đã góp phần không nhỏ vào thu hút đầu tư từ các dự án nước ngoài. Các chính sách về khai thác, lưu thông và các chính sách hỗ trợ khác cũng góp phần tích cực thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động thúc đẩy phát triển rừng trồng sản xuất, từng bước xã hội hóa nghề rừng. Tuy vậy vẫn chưa tạo được động lực đủ mạnh để thúc đẩy trồng rừng phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn. Những tồn tại còn tiềm ẩn ngay trong chính sách chung và kể cả các biện pháp cụ thể. Rất nhiều vấn đề đặt ra có định hướng giải quyết như:
- Cơ chế hưởng lợi từ rừng và các biện pháp thu hút người dân và các thành phần kinh tế tham gia vào công tác phát triển rừng còn chưa đủ hấp dẫn như: tiền công nhận khoán quản lý bảo vệ rừng còn thấp 50.000 đồng/ha (hiện nay là 100.000 đồng/ha), việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm.
- Các chế tài địa phương từ khâu quy hoạch cho đến áp dụng các luật lệ, chính sách riêng cho nên trong thực tế mọi khâu đều không được vận động đúng theo quỹ đạo của các văn bản quy định.
- Quy định còn chồng chéo nên việc xác định ranh giới 3 loại rừng có khi mới chỉ nằm trên bản đồ, hoặc diện tích rừng sản xuất lẫn trong diện tích rừng phòng hộ gây khó khăn cho khâu quản lý bảo vệ cũng như khai thác.
80
đất lâm nghiệp có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng...Nhiều khi đây lại là khe hở để người giàu nhận đất trồng rừng và bán lại đất cho chủ khác hoặc sử dụng sai mục đích, người lao động nghèo lại thiếu tư liệu sản xuất nên phải đi làm thuê. Một vấn đề nữa nảy sinh trong quá trình giao khoán đất lâm nghiệp là các chủ rừng không muốn nhận những vùng đất xấu, có điều kiện giao thông khó khăn mặc dù đã có những ưu tiên.
- Nhà nước đã có quy định chế độ chuyển mục đích sử dụng đất, tạo ra tiềm năng cho việc huy động đất đai phát triển rừng trồng, nhưng cũng đặt ra thách thức mới vì trên thực tế, hiệu quả kinh tế rừng trồng thấp, không hấp dẫn các nhà đầu tư trồng rừng, đất lâm nghiệp thường bị chuyển sang sử dụng vào mục đích khác. Đặc biệt là đất rừng sản xuất vì ở đó có thể canh tác nông nghiệp.
- Vay vốn theo Nghị định 43/CP thực sự khó thực hiện đối với hộ gia đình, cá nhân, vì việc vay phải bảo đảm các điều kiện: Phải xây dựng dự án trồng rừng nguyên liệu tập trung, phải có phương án tài chính rõ ràng, phải chứng minh là phương án sản xuất, kinh doanh có lãi. Đồng thời ngoài việc dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm tiền vay, phải có tài sản thế chấp giá trị tối thiểu 50% mức vay vốn. Cho nên trên thực tế chỉ có tổ chức Nhà nước mới tiếp cận được nguồn vốn này.
- Các chính sách tín dụng ưu đãi hầu như chỉ có các dự án lớn, còn các hộ gia đình muốn nhận dự án trồng rừng độc lập rất khó vay vốn tín dụng ưu đãi. Mặt khác thủ tục vay vốn ưu đãi còn quá phức tạp, gây khó khăn cho các cơ sở trực tiếp trồng rừng.
- Hạn mức vay vốn 10 triệu đồng/ha đã không khuyến khích đầu tư thâm canh đối với rừng trồng sản xuất, nhất là đối với những loài có chu
81
- Các chính sách đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc vay vốn tín dụng ở nông thôn, tuy nhiên do lãi suất cao, có rất ít người vay vốn trồng rừng mà chủ yếu vay ngắn hạn để phát triển chăn nuôi, thủy sản, ngành nghề thủ công, chế biến nông lâm sản quy mô hộ gia đình.
- Việc quy định mức thuế suất 2% áp dụng đối với các loại cây trồng rừng không phân biệt hạng đất, tuy có tiện lợi cho cơ quan thuế, tiện cho người nộp thuế khi tính thuế, nộp thuế nhưng dẫn đến vừa không tạo ra sự công bằng giữa các loại đất, vừa không khuyến khích người được giao đất thâm canh cây trồng vì sản lượng nhiều, nộp thuế nhiều, sản lượng ít, nộp thuế ít, không đưa đất vào sản xuất kinh doanh không phải nộp thuế.
4.2.1.2 Ảnh hưởng của các chính sách đến phát triển trồng rừng huyện Thạch Hà
* Ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng và quan điểm trồng rừng huyện Thạch Hà
Kết quả khảo sát và đánh giá ở huyện Thạch Hà cho thấy ảnh hưởng của giao đất giao rừng tới trồng rừng thể hiện ở một số nét chính như sau:
- Tạo được động lực cho các chủ rừng đầu tư vốn trồng rừng, trang trại lâm nghiệp, chủ động kế hoạch sản xuất hàng năm, diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể và ngày càng đa dạng hóa loài cây trồng.
- Rừng ở những nơi đã giao cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức quản lý, bảo vệ thực sự có chủ rừng đã được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn, hạn chế đáng kể tình trạng khai thác rừng trái phép, lấn chiếm đất đai. Đặc biệt là ở những vùng giáp ranh. Trách nhiệm của các chủ thể quản lý rừng đã được nâng cao rõ rệt.