Đánh giá tính phù hợp các loài cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 98 - 104)

Các loài cây có mặt trong rừng trồng của huyện Thạch Hà bao gồm cả những loài cây gỗ sinh trưởng nhanh, cung cấp gỗ nhỏ và củi cùng với

Rừng trồng

Doanh nghiệp

Tư thương

Cơ sở chế biến, sử dụng

89

Bảng 4.10. Danh mục các loài cây được đưa vào trồng rừng huyện Thạch Hà Mục tiêu các giai đoạn Cung cấp gỗ lớn Cung cấp gỗ nhỏ và vừa Lâm sản ngoài gỗ 1986-1992 - Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta)

- Phi lao (Casuarina equisetifolia) - Thông nhựa (Pinus merkusii) 1993-1998 - Bạch đàn trắng (Eucalytus camaldulensis) - Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta)

- Phi lao (Casuarina equisetifolia)

- Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)

- Keo tai tượng (Acacia mangium) - Thông nhựa (Pinus merkusii) 1999-2010 - Lim xanh (Erythrophloeum fordii) - Re hương (Cinnamomum parthenoxylon)

- Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)

- Keo tai tượng (Acacia mangium) - Bạch đàn trắng (Eucalytus camaldulensis) - Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla) - Thông nhựa (Pinus merkusii) - Cao su (Hevea brasiliensis) 2011 đến nay - Lim xanh (Erythrophloeum fordii) - Re hương (Cinnamomum parthenoxylon)

- Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)

- Keo tai tượng (Acacia mangium)

- Bạch đàn Uro

(Eucalyptus urophylla)

- Tràm úc (Melaleuca leucadendra)

- Phi lao (Casuarina equisetifolia) - Thông nhựa (Pinus merkusii) - Cao su (Hevea brasiliensis)

90

Theo danh mục các loài cây trong bảng 4.9 có thể thấy giai đoạn 1986 -1992 chỉ trồng một vài loài cây gỗ vừa và nhỏ với mục đích bảo vệ đất, bảo vệ môi trường là chủ yếu, mục đích lấy gỗ chưa rõ ràng. Từ năm 1993 đến 1998 loài cây được đưa vào trồng rừng vẫn chủ yếu là gỗ vừa và nhỏ nhưng số loài đa dạng hơn trước. Các loài chủ yếu là Bạch đàn trắng (Eucalytus camaldulensis), Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (Acacia mangium) phục vụ nhu cầu gỗ trụ mỏ, nguyên liệu giấy, một số làm gỗ gia dụng tại địa phương. Điều đó cho thấy người dân và chính quyền địa phương đã bắt đầu quan tâm và tầp trung vào rừng trồng. Từ 1999-2010 và từ 2011 đến nay số lượng loài cây trồng cả gỗ lớn, vừa và nhỏ cũng đã tăng lên. Các loài cây gỗ lớn như Lim xanh

(Erythrophloeum fordii), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) thời gian sinh trưởng phát triển chậm nên chủ yếu được trồng xen vào các khu vực rừng phòng hộ, rừng tự nhiên thuộc KBTTN Kẻ Gỗ với diện tích nhỏ, manh mún. Gỗ vừa và nhỏ với mục đích kinh doanh làm gỗ nguyên liệu vẫn chủ yếu tập trung vào 2 loài cây chính cho kinh tế cao là Keo (Acacia) và Bạch đàn

(Eucalyptus), tuy vậy một số loài một số loài năng suất thấp như Keo lá tràm

(Acacia auriculiformis), Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta) đã được thay thế bằng các loài cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn hơn như Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophulla), Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis). Những năm trước đây người dân khai thác lâm sản ngoài gỗ từ Thông nhựa (Pinus merkusii) thì giai đoạn sau này có thêm cây Cao su (Hevea brasiliensis) cũng đã được một số hộ dân và doanh nghiệp đưa vào trồng. Qua đây, cho thấy rằng việc tập trung vào rừng trồng đã được chú ý vào những năm gần đây. Ngoài ra, sản phẩm lâm sản ngoài gỗ cũng đã được người dân đưa vào thử nghiệm trong kinh doanh rừng.

91

4.3.2. Đánh giá hiệu quả biện pháp kỹ thuật áp dụng trong các mô hình

Biện pháp kỹ thuật trồng rừng áp dụng ở huyện Thạch Hà được thể hiện ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong các mô hình TT Nội dung

công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể

1 Xử lý thực bì

Phát dọn toàn diện, dùng dao phát sát gốc, băm đoạn

và dọn theo băng hoặc rải đều trên lô (để phân giải tự nhiên), dọn sạch thực bì.

2

Làm đất, cuốc hố

- Làm đất thủ công, cục bộ, hố cuốc theo đường bình độ; đào và lấp hố trước khi trồng 15-30 ngày; hố đào kích thước (30x30x30) cm đối với cây phát triển nhanh (Keo tai tượng, Keo lại, Bạch đàn).

- Đối với cây phát triển chậm như Lim xanh, Re hương,… kích thước hố (40x40x40)cm

3 Loài cây, mật độ

- Phi lao: 1.600 cây/ha (cây cách cây 2,5m, hàng cách hàng 2,5 m)

- Lim xanh, Re hương: 833 cây/ha (cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4 m)

- Thông nhựa: 1.330 cây/ha (cây cách cây 2,5m, hàng cách hàng 3 m)

- Cao su: 714 cây/ha (cây cách cây 3,5m, hàng cách hàng 4m)

- Bạch đàn: 1.660 cây/ha (cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m)

- Keo Lai: 1.660 cây/ha cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 3 m)

- Keo tai tượng: 1.660 cây/ha (cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3 m)

4

Nguồn giống

- Lim xanh, Re hương, Thông nhựa: Gieo ươm từ hạt tại Trung tâm giống cây trồng Hà Tĩnh.

- Bạch đàn, Keo tai tượng, Keo lai: Gieo ươm từ hạt và Giâm hom tại KBTTN Kẻ Gỗ, Công ty giống cây trồng Hà Tĩnh.

92

5 Phương thức trồng

- Trồng thuần loài: Thông nhựa, Bạch đàn, Keo tai tượng, Keo lá tràn , Phi lao.

- Trồng hỗn giao theo hàng đối với Lim xanh + Keo và Re hương + Keo

6 Phương pháp trồng

- Hầu hết trồng bằng cây con, hom có bầu.

- Dùng lớp mặt đất tơi xốp sạch cỏ lấp 2/3 hố, trước khi trồng 10 - 15 ngày

7 Bón phân lót Bón phân NPK 100g/hố

8 Thời vụ trồng

Vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông, khi trời có mưa. Vụ Xuân Hè bắt đầu vào tháng 3, kết thúc cuối tháng 4. Vụ Thu Đông bắt đầu vào tháng 8 và kết thúc cuối tháng 9. Trồng dặm được tiến hành vào lần chăm sóc đầu tiên sau khi trồng khoảng 2 tháng.

9 Chăm sóc

Năm 1: chăm sóc 2 lần vào tháng 6 và tháng 11.

Năm 2 và 3: chăm sóc 2 lần vào các tháng 4-5, 10-11. Năm 4 chăm sóc 1 lần vào tháng 10 - 11

10 Chu kỳ kinh doanh

- Đối với cây phát triển nhanh như: Bạch đàn, các loại Keo là 7 năm.

- Cây phát triển chậm như: Thông nhựa, Lim xanh, Re hương > 30 năm.

Nguồn: Ban quản lý KBTTN Kẻ Gỗ.

Kết quả thống kê ở bảng 4.9 cho thấy:

- Xử lý thực bì theo phương thức phát dọn toàn diện trước khi trồng 1 tháng; làm đất đào hố cục bộ, phương pháp thủ công theo đường đồng mức, kích thước hố (30 x 30 x 30) cm cho hầu hết các loài cây phát triển nhanh. Đối với cây phát triển chậm kích thước hố là (40x40x40)cm.

- Về mật độ: Mật độ trồng được áp dụng là: Phi lao: 1.600 cây/ha; Lim xanh, Re hương 833 cây/ha; Thông nhựa 1.330 cây/ha; Cao su 714 cây/ha; Bạch đàn, Keo lai, Keo tai tượng mật độ 1.660 cây/ha. Hầu hết các mô hình RTSX đều có sự thay đổi so với ban đầu do cây chết và chặt tỉa thưa trong suốt chu kỳ kinh doanh.

93

- Giống cây trồng: Trước năm 1998, các loài được trồng bằng cây con tạo ra từ hạt với nguồn giống xô bồ, chưa được cải thiện. Từ năm 1998 đến nay cây giống được lấy ở những địa chỉ tin cậy, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo về chất lượng được kiểm soát rất kỹ càng trước khi đem trồng, sử dụng các giống đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật như Keo Lai BV10; BV16; BV32; Bạch đàn Uro PN10; PN14; PN46 sản xuất băng phương pháp giâm hom và phương pháp tạo cây con từ hạt. Keo tai tượng ST.51.01, tạo cây con từ hạt cũng có xuất xứ rõ ràng và đã được chọn lọc.

- Kỹ thuật trồng và chăm sóc: chủ yếu trồng rừng bằng cây con có bầu, trồng vào đầu mùa mưa. Cuốc hố quy định là 30cmx30cmx30cm nhưng thực tế chỉ đạt 25x25x25cm. Bón lót thường sử dụng loại phân NPK tổng hợp, bón lót mỗi hố 100g và bón thúc năm thứ 2: 100g. Trồng thuần loài đối với hầu hết các loài cây và trồng theo phương thức hỗn loài giữa Lim + Keo và Trám + Keo, Bạch đàn + Keo … Chủ yếu sử dụng cây con có bầu và có bón phân. Thực hiện chăm sóc 4 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 lần, chủ yếu là phát dọn thực bì toàn diện, xới xáo quanh gốc mỗi năm 1 lần. vấn đề phòng chống sâu bệnh chưa được quan tâm.

Nhìn chung, các biện pháp kỹ thuật đang được sử dụng tuy mới chỉ là những kỹ thuật cơ bản nhưng cũng đã cho thấy hoạt động trồng rừng của huyện Thạch Hà có những nỗ lực rõ rệt. Có thể thấy rõ bước chuyển này từ sau 1998, bắt đầu từ dự án trồng rừng dự án 661. Về công tác giống, đã sử dụng các giống đã được chọn lọc và công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và giống Quốc gia. Suất đầu tư trồng rừng cũng cao hơn từ khâu xử lý thực bì, làm đất, bón phân cho tới chăm sóc. Những nội dung kỹ thuật trồng rừng đang áp dụng hiện nay mới chỉ đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu trong trồng rừng. Vấn đề này đặt ra một thách thức khá lớn cho công tác trồng rừng của huyện Thạch Hà nói riêng và trồng rừng kinh tế nói chung, đòi hỏi

94

phải có những nghiên cứu cụ thể hơn nữa để có thể áp dụng cho từng đối tượng loài cây và lập địa cụ thể sao cho có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)