Các giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 119 - 121)

- Thực tế cho thấy giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở các địa phương là vấn đề cấp thiết và mang tính thời sự bởi nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân trồng rừng. Tuy vậy, nếu địa phương thực hiện không tốt sẽ gây ra những mâu thuẫn về vấn đề đất đai giữa các Khu bảo tồn, tổ chức kinh doanh lâm nghiệp với người dân. Thời gian vừa qua vấn đề giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Thạch Hà được tiến hành và cũng đã xảy ra tranh chấp đất đai khi một số diện tích đất của người dân chồng lên diện tích công ty Việt Hà, hay ranh giới không rõ ràng trước đây giữa các hộ dân. Vì vậy, trước hết cần có sự thống nhất giữa các cấp từ tỉnh đến chính chính quyền xã nhằm giải quyết tốt những

110

vấn đề này và tránh lặp lại tình trạng thiếu nhất quán về giao đất như trước đây. Các vấn đề quy hoạch đất, quy hoạch rừng, giao đất, giao rừng cần lấy cấp xã làm trọng bởi đây là đơn vị tiếp nhận các ý kiến và hiểu rõ điều kiện thực tế của người dân địa phương nhất. Để giải quyết một số mâu thuẫn về đất đai trên, các Ban ngành liên quan cần tiến hành họp giữa các bên để có biện pháp giải quyết cụ thể vừa đảm bảo lợi ích của người dân, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty sản xuât, trồng rừng.

- Hiện tượng một số khu đất trên địa bàn huyện xin cải tạo đất làm trang trại nhưng thực tế là biến đất lâm nghiệp làm mỏ đất làm lãng phí quỹ đất và ảnh hưởng đến môi trường khu vực đầu nguồn cho thấy tình trạng quản lý tài nguyên trên địa bàn các xã vẫn còn lỏng lẻo, thiếu sự giám sát của các đơn vị. Do đó để đảm bảo người dân sử dụng đất lâm nghiệp đúng mục đích cần có sự phối hợp, kiểm tra giám sát chặt chẽ, nhất quán giữa các đơn vị quản lý trực tiếp là UBND xã, Hạt Kiểm lâm, Phòng Tài nguyên Môi trường. Nếu có hiện tượng sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích cần sớm được phát hiện, xử lý kịp thời. Tiến hành xử phạt răn đe hoặc nếu cần thiết có thể thu hồi đất với những trường nghiêm trọng, cố tình tái phạm.

- Hiện tại KBTTN Kẻ Gỗ là một trong những đơn vị lớn trực tiếp sản xuất kinh doanh và có phòng nghiên cứu, hệ thống vườn ươm nhằm tự cung, tự cấp cây giống trồng rừng cho đơn vị và phục vụ nhu cầu cho người dân khu vực xung quanh, là đơn vị có điều kiện thuận lợi để nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ vào lâm nghiệp. Vì vậy, tỉnh cần có một số chính sách đầu tư, khuyến khích đơn vị mở rộng nghiên cứu, lập vườn thực nghiệm nhằm có những nghiên cứu sâu hơn về thâm canh nâng cao năng suất rừng trồng như chọn loài cây trồng, chọn giống, cải thiện giống đến cách thức bón phân,

111

tổ chức, triển khai tốt sẽ có tác động tích cực và lâu dài không những trong khu vực mà cho toàn tỉnh.

- Tỉnh và huyện cần có những hướng dẫn cụ thể và bổ sung chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư rừng trồng và chính sách về vay vốn, tín dụng. Các luật khuyến khích đầu tư trong nước (1994) và đầu tư nước ngoài (1996) đã tạo được khung pháp lý để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư rừng trồng như ưu đãi các vùng khó khăn, miễn thuế sử dụng đất, miễn giảm thuế đất,... Tuy nhiên, vẫn chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Tiếp cận nguồn vốn vay từ các quỹ tín dụng vẫn còn khó khăn, đặc biệt là với các hộ gia đình. Vì vậy, việc thu hút các nguồn vốn khác của xã hội đầu tư vào rừng trồng là vô cùng cần thiết, đặc biệt là các nguồn vốn từ các công ty, doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)