Đặc điểm kinh tế-xã hội Huyện Thạch Hà Tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 65)

Năm 2011 số lao động là trên 79 nghìn người, chiếm 59,59% dân số toàn huyện. Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm 73% tổng số lao động; còn lại lao động trong các lĩnh vực công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ là 27%.

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Thạch Hà năm 2011.

TT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Tổng dân số toàn huyện Người 134.005 100

1.1 Nhân khẩu sống ở nông thôn Người 123.627 92,26 1.2 Nhân khẩu sống ở đô thị Người 10.378 7,74

2 Tổng số hộ Hộ 34.004 100,00

2.1 Hộ nông nghiệp Hộ 24.823 73,00

2.2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 9.181 27,00

3 Tổng số lao động Người 79.849 100

3.1 Lao động nông nghiệp Người 44.153 55,30

3.2 Lao động công nghiệp, xây dựng Người 8.969 11,23 3.3 Lao động thương mại, du lịch Người 15.868 19,87

4. Mật độ dân số Người/km2 405 -

5 Bình quân diện tích đất tự nhiên M2/người 2.507 - 6 Bình quân diện tích đất canh tác M2/người 1.011 -

56

Nhìn chung lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong khi đó do tính chất lao động thời vụ nên lao động nông nhàn, thiếu công ăn việc làm khá lớn. Quỹ thời gian lao động trung bình hàng năm còn thấp. Tuy nhiên, những năm qua huyện cũng đã có nhiều chủ trương chính sách, bằng các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, đã khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực, nhờ đó đã thu hút và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động, góp phần phát triển tình hình kinh tế - xã hội ở nông thôn. Nếu xét cụ thể từng chỉ tiêu, thì huyện Thạch Hà có đặc điểm kinh tế - xã hội như sau:

3.1.4.1. Dân số và đặc điểm dân cư

Năm 2010, dân số trung bình của huyện là 133.552 người, đứng thứ 3 trong toàn tỉnh, trong đó nữ là 73,67 nghìn người, chiếm 51,16% dân số toàn huyện. Năm 2011 có 134.005 người, mật độ dân số năm 2011 khoảng 405 người/km2, gần gấp đôi mật độ dân số trung bình toàn tỉnh, đứng thứ 7/12 huyện, thành phố trong tỉnh.

Bảng 3.4. Dân số Thạch Hà đến năm 2011.

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%)

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 BQ Tổng số 140.526 133.552 134.005 95,04 100,34 97,65 Nam 68.998 59.884 70.625 86,79 117,94 101,17 Tỷ lệ (%) 49,10 44,84 52,70 Nữ 71.528 73.668 63.380 102,99 86,03 94,13 Tỷ lệ (%) 50,90 55,16 47,30 Thành thị 9.134 9.538 10.378 104,42 108,81 106,59 Tỷ lệ (%) 6,50 7,14 7,74 Nông thôn 131.392 124.014 123.627 94,38 99,69 97,00 Tỷ lệ (%) 93,50 92,86 92,26

57

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 03 năm 2009-2011 của huyện là 97,65%, tuy có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ giảm không nhiều. Năm 2010 giảm so với năm 2009, nhưng năm 2011 lại tăng lên. Tỷ lệ dân số đô thị không cao, chỉ khoảng 6-7,5%. Năm 2011 có trên 10.000 dân đô thị, tuy nhiên, việc phát triển đô thị đồng hành với tăng dân số cơ học trên địa bàn huyện.

Dân cư phân bố không đồng đều, do đặc điểm tự nhiên, dân cư tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi. Những đơn vị hành chính có mật độ dân số cao là: thị trấn Thạch Hà 1.234 người/km2; xã Thạch Điền, Thạch Vĩnh và Thạch Tân cùng có trên 1.000 người/km2

3.1.4.2. Lao động và việc làm

Dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng lên, đạt tốc độ phát triển bình quân trong 03 năm là 107,03%. Năm 2011 là trên 79 nghìn người, chiếm 59,59% dân số toàn huyện.

Hiện tại, số lao động đang làm việc trong các lĩnh vực kinh tế là trên 68,99 nghìn người, chiếm 86,4% lao động trong độ tuổi. Trong đó, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm (từ 69,2% năm 2009 xuống còn khoảng 64% tổng lao động trong độ tuổi vào năm 2011); lao động khu vực công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng, đạt tốc độ phát triển bình quân là 116,43%, và lao động trong khu vực các ngành dịch vụ cũng tăng từ 19,50% năm 2009 lên 23% vào năm 2011. Như vậy, sự chuyển dịch lao động giữa các ngành của huyện đang đi đúng hướng của sự nghiệp CNH, HĐH. Tuy nhiên lao động dư thừa, nhàn rỗi, thiếu việc làm còn khá lớn, nhất là khu vực nông thôn.

Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa cao, năm 2011 toàn huyện mới có 28,28 nghìn lao động đã qua đào tạo, chiếm tỷ lệ

58

40% tổng lao động. Với tỷ lệ này cho thấy nguồn lao động của huyện Thạch Hà chưa đáp ứng được cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

Năm 2011 đã tạo việc làm mới cho 2.700 người, trong đó xuất khẩu lao động 500 người, tạo việc làm mới tại chỗ 1.500 người, lao động ngoại tỉnh 700 người; đào tạo nghề cho 1.445 người. Tổ chức điều tra lao động xây dựng kế hoạch đào tạo, giải quyết việc làm cho các xã, thị trấn, đặc biệt ưu tiên cho các xã vùng mỏ sắt Thạch Khê.

Chỉ đạo triển khai rà soát phúc tra hộ nghèo theo Chỉ thị 03/CT-UBND của UBND tỉnh, năm 2011 số hộ nghèo còn 11,43%.

Bảng 3.5. Nguồn lao động Thạch Hà đến năm 2011.

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%)

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 BQ Tổng số lao động 69.701 76.871 79.849 110,29 103,87 107,03 Tỷ lệ (%) 49,60 57,56 59,59 Lao động đang làm việc 58.549 65.724 68.990 112,25 104,97 108,55 Tỷ lệ (%) 84,00 85,50 86,40 1. Nông nghiệp 40.516 44.364 44.153 109,50 99,52 104,39 Tỷ lệ (%) 69,20 67,50 64,00 2. Công nghiệp 6.616 8.216 8.969 124,18 109,17 116,43 Tỷ lệ (%) 11,30 12,50 13,00 3. Dịch vụ 11.417 13.145 15.868 115,14 120,72 117,89 Tỷ lệ (%) 19,50 20,00 23,00

59

Nhìn chung, người dân Thạch Hà có truyền thống cần cù, chịu khó và có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, cây lương thực, cây thực phẩm cây công nghiệp, chăn nuôi). Trong thực tế đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới, giúp người dân vươn lên làm giàu, xoá đói giảm nghèo như mô hình vườn-ao-chuồng, mô hình trồng cây đặc sản, mô hình kinh tế trang trại... Đây là những nhân tố mới, thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Tuy nhiên, mặc dù nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tỷ lệ lao động trong độ tuổi có văn hoá nhưng trình độ chuyên môn vẫn còn rất thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn thấp vì vậy chưa đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nền sản xuất hàng hoá. Trong những năm tới, khi khu công nghiệp Thạch Khê và một số khu đô thị mới hình thành trên địa bàn, nhu cầu đào tạo công nhân sẽ tăng lên.

60

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng rừng trồng tại huyện Thạch Hà

4.1.1.Cácgiaiđoạnpháttriểnrừngtrồng huyện Thạch Hà

Công tác trồng rừng ở Thạch Hà có thể chia thành 04 giai đoạn:

- Giai đoạn 1986 đến 1992: Trong giai đoạn này công tác trồng rừng được thực hiện theo kế hoạch nhà nước giao, với mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc là chủ yếu, mục tiêu trồng rừng phòng hộ và sản xuất lúc này chưa được đặt ra. quy mô trồng rừng nhìn chung nhỏ lẻ, manh mún. Giống cây và kỹ thuật trồng chưa được cải thiện nhiều. Nguồn vốn trồng rừng giai đoạn này chủ yếu là từ ngân sách nhà nước cấp. Loài cây trồng chủ yếu là Thông nhựa (Pinus merkusii), Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta).

- Giaiđoạn từ 1993 đến1998: Chương trình trồng rừng PAM 4304 do Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO) tài trợ trồng trên các đồi núi trọc nhằm cải thiện đời sống của người dân, bảo vệ đất, môi trường sinh thái và chức năng phòng hộ. Người dân tham gia chương trình này được hỗ trợ gạo, cây giống, phân bón để trồng và chăm sóc bảo vệ rừng. Loài cây chủ yếu được trồng là keo lá tràm (Acacia auriculiformis), bạch đàn trắng

(Eucalytus camaldulensis), thông nhựa (Pinus merkusii).

Chương trình 327 được thực hiện trên địa bàn 12 xã của huyện. Công tác trồng rừng trong giai đoạn đầu của chương trình 327 chủ yếu tập chung vào các loài cây như Thông nhựa (Pinus merkusii), Keo lá tràm

(Acacia auriculiformis), Bạch đàn trắng (Eucalytus camaldulensis), Phi lao

(Casuarina equisetifolia),…cùng với một số loài cây bản địa. Rừng trồng được xây dựng theo phương thức trồng thuần loài và trồng hỗn giao. Quyết định 556-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giới hạn chương trình 327 thành chương trình quốc gia về “Bảo vệ, khôi phục rừng phòng hộ, rừng đặc dụng”, nhiệm vụ chủ yếu là rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng

61

ở những vùng xung yếu. Rừng trồng được xây dựng theo phương thức hỗn giao giữa cây bản địa gỗ lớn, cây lấy quả có tác dụng phòng hộ lâu dài với các loài cây phụ trợ, mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần giải quyết một phần công việc cho người dân, tạo đà cho phát triển lâm nghiệp nói chung và phát triển rừng trồng tại huyện Thạch Hà nói riêng.

- Giai đoạn từ 1999 đến 2010: Rừng trồng trên địa bàn huyện trong giai đoạn này được chú ý và tập trung, đặc biệt là từ khi có dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29-7-1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án. Đây là một dự án mang tầm cỡ Quốc gia có quy mô rộng lớn trên toàn Quốc và là dự án lớn nhất của ngành Lâm nghiệp từ trước tới nay. Công tác trồng rừng trên địa bàn huyện thực sự được chú ý và tập trung đầu tư trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo quyết định 661 của Chính phủ, gọi tắt là dự án 661. Lâm trường Thạch Hà đưa vào trồng loài Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) năng suất cao đã qua khảo nghiệm và được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và giâm hom với chất lượng tốt, cho năng suất cao.

- Giai đoạn 2011 đến nay: Sau khi Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 cùng với Văn bản số 3270/SNN-LN ngày 17/9/2012 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh cùng với những kết quả đã đạt được từ dự án 661, BQL KBTTN Kẻ Gỗ đã xây dựng và triển khai dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp nhà nước, công ty tư nhân và các hộ gia đình tự bỏ vốn đầu tư kinh doanh rừng trồng với các loài cây được chọn là các loài cây có giá trị kinh tế cao như Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) giâm hom, Cao su

62

4.1.2. Nguồn vốn,mục tiêu cấucây rừng trồng huyện Thạch Hà

4.1.2.1.Nguồnvốn vàmụctiêu

Qua tổng hợp thông tin phỏng vấn cho thấy cơ nguồn vốn đầu tư và mục tiêu trồng rừng của Thạch Hà có 4 giai đoạn như sau:

Bảng 4.1. Nguồn vốn đầu tư và mục tiêu trồng rừng.

Thời gian Nguồn vốn Vùng trồng Mục tiêu

1986-1992 - Vốn ngân sách nhà nước.

5 xã ven Trà Sơn: Ngọc Sơn, Thạch Xuân, Nam Hương, Thạch Điền. -Phòng hộ là chủ yếu 1993-1998 - Vốn ngân sách 327. -Vốn dự án PAM 4304. 5 xã ven Trà Sơn và một số xã khác ven biển, cửa sông.

- Phòng hộ - Sản xuất gỗ

1999-2010 - Vốn dự án 661

- Nguồn vốn tư nhân

5 xã ven Trà Sơn và một số xã khác - Phòng hộ - Sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ 2011 đến nay - Vốn ngân sách nhà nước

- Nguồn vốn tư nhân

5 xã ven Trà Sơn và rải rác ở các xã khác. - Phòng hộ - Sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014.

Số liệu bảng 4.1 cho thấy nguồn vốn trồng rừng ở huyện Thạch Hà cũng khá đa dạng và bao gồm 6 nhóm nguồn vốn đầu tư chủ yếu. Tuy nhiên, nguồn vốn lớn và tập trung nhất cho trồng rừng ở huyện Thạch Hà là vốn vay ưu đãi của quỹ hỗ trợ phát triển chi nhánh Ngân hàng Chính sách, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tĩnh. Nguồn vốn này được đầu tư dựa trên các dự án trồng rừng kinh tế của Lâm trường Thạch Hà. Bên cạnh các nguồn vốn khác trong nước như vốn ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch trồng rừng hàng năm (giai đoạn 1986-1992) và vốn của chương trình 327, dự án 661 đã tạo ra những tiền đề hết sức quan trọng cho phát triển rừng trồng sản xuất. Trong 3 giai đoạn phát triển rừng trồng nói trên thì số lượng nguồn vốn tăng theo thời gian. Giai đoạn 1986-1992 chỉ có 1 nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Giai đoạn từ năm 1993-1998 đã có 2 nguồn vốn đầu tư, đặc biệt nguồn vốn tư nhân ở giai đoạn 1999-2010 đầu tư khá hiệu quả. Bởi vì tiền

63

4.1.2.2.Cơ cấuloàicâytrồng

Qua điều tra, khảo sát ở huyện Thạch Hà cho thấy cơ cấu loài cây và sản phẩm rừng trồng trong 4 giai đoạn như sau:

Bảng 4.2. Cơ cấu cây trồng và sản phẩm rừng trồng.

Giai đoạn Cơ cấu loài cây Sản phẩm rừng trồng

1986-1992

- Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta)

- Thông nhựa (Pinus merkusii)

- Phi lao (Casuarina equisetifolia)

- Vật liệu xây dựng - Gỗ gia dụng - Lâm sản ngoài gỗ 1993-1998 - Bạch đàn trắng (Eucalytus camaldulensis)

- Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta)

- Thông nhựa (Pinus merkusii)

- Phi lao (Casuarina equisetifolia)

- Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)

- Keo tai tượng (Acacia mangium)

- Vật liệu xây dựng - Gỗ trụ mỏ - Gỗ gia dụng - Gỗ nguyên liệu - Lâm sản ngoài gỗ 1999-2010

- Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)

- Keo tai tượng (Acacia mangium)

- Bạch đàn trắng (Eucalytus camaldulensis)

- Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla)

- Cao su (Hevea brasiliensis)

- Lim xanh (Erythrophloeum fordii)

- Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) - Vật liệu xây dựng - Gỗ trụ mỏ - Gỗ gia dụng - Gỗ nguyên liệu - Lâm sản ngoài gỗ 2011 đến nay

- Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)

- Keo tai tượng (Acacia mangium)

- Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla)

- Cao su (Hevea brasiliensis)

- Lim xanh (Erythrophloeum fordii)

- Re hương (Cinnamomum parthenoxylon)

- Tràm úc (Melaleuca leucadendra)

- Phi lao (Casuarina equisetifolia)

- Vật liệu xây dựng - Gỗ trụ mỏ

- Gỗ gia dụng - Gỗ nguyên liệu - Lâm sản ngoài gỗ

64

Qua các giai đoạn phát triển cho thấy sản phẩm từ rừng trồng ngày càng đa dạng hơn, loài cây trồng tăng và cũng đa dạng hơn cụ thể như sau: Giai đoạn 1986-1992 cây trồng chủ yếu là Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta), Thông nhựa (Pinus merkusii), phi lao, sản phẩm là gỗ gia dụng, gỗ xây dựng, lâm sản ngoại gỗ. Giai đoạn từ 1993-1998 cơ cấu loài cây trồng là Bạch đàn Trắng, Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (Acacia mangium), Thông nhựa (Pinus merkusii), sản phẩm cung cấp từ rừng trồng gồm: Gỗ gia dụng, gỗ xây dựng, gỗ trụ mỏ, nguyên liệu giấy, lâm sản ngoại gỗ. Từ giai đoạn 1999 - 2010 và 2011 đến nay loài cây trồng của huyện đa dạng hơn, cho năng suất, chất lượng cao như Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (Acacia mangium), Bạch đàn trắng (Eucalytus camaldulensis), Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon).

65

4.1.3.Diệntíchrừngtrồng huyện Thạch Hà

Bảng 4.3. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo nguồn gốc và chức năng

Phân loại rừng Tổng diện tích Phòng hộ Sản xuất TỔNG 9.999,9 3.330,1 6.669,8

I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 7.306,7 2.586,4 4.720,3

1. Rừng tự nhiên 1.120,1 522,0 598,1

- Rừng nguyên sinh - - -

- Rừng thứ sinh 1.120,1 522,0 598,1

2. Rừng trồng 6.186,6 2.064,4 4.122,2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)