Phương pháp nghiên cứu đánh giá hiệu quả mơ hìnhrừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 32 - 36)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Phương pháp nghiên cứu đánh giá hiệu quả mơ hìnhrừng

Các phương pháp đánh giá hiệu quả rừng trên thế giới và Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Tùy vào mục đích nghiên cứu, các phương pháp sử dụng để đánh giá được lựa chọn và áp dụng một cách thích hợp nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng về mặt kinh tế - xã hội, môi trường, sinh thái...với nhiều đối tượng là mơ hình rừng tự nhiên, rừng trồng, thuần loài và hỗn giao.

- Tác giả Trần Đức Tuấn (2005) với nghiên cứu về hiệu quả kinh tế - xã hội, sinh thái mơ hình rừng trồng tại VQG Ba Vì đã đánh giá trữ lượng, khả năng sinh trưởng phát triển 3 mơ hình rừng trồng thuần lồi Thơng 13 năm tuổi, Keo 6 năm tuổi và tre Điềm trúc 5 năm tuổi. Tác giả đã tính được các chỉ tiêu sinh trưởng và trữ lượng các mơ hình. Đồng thời đánh giá được hiệu quả kinh tế các mơ hình thơng qua tính tốn chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần NPV, tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR, tỷ lệ hồn vốn nội bộ IRR. Đánh được giá hiệu quả xã hội thông qua số công lao động và mức độ chấp nhận của hiệu quả kinh tế. Đánh giá được hiệu quả sinh thái bằng phương trình dự báo xói mịn đất của trường Đại học Lâm nghiệp. Sau cùng, sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả tổng hợp Ect cho kết quả Ect Thông là 0,583; Ect Keo là 0,724; Ect Tre là 0,684 từ đó đưa ra ưu tiên lựa chọn mơ hình rừng trồng Keo. Từ các kết quả trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp về kinh tế, kỹ thuật, chính sách pháp luật để nâng cao hiệu quả phát triển rừng trồng cho khu vực Ba Vì [50]. Tuy vậy, nghiên cứu của tác giả còn tồn tại một số hạn chế đó là:

+ Tác giả chưa đánh giá được nhân tố địa hình có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của mơ hình rừng trồng trong khu vực hay khơng.

23

+ Chưa có sự nghiên cứu về chính sách, thị trường khu vực nghiên cứu nên vẫn cịn những thiếu sót trong đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng cho địa phương.

- Tác giả Đặng Văn Dũng (2008) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế - xã hội của việc trồng Keo lai làm nguyên liệu giấy tại Đăk Lăk, Đăk Nông. Nghiên cứu đã tiến hành với 3 mơ hình Keo lai trồng thuần lồi, 6 năm tuổi, mật độ trồng 2.220 cây/ha tại 3 xã Cư K’Róa huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk, xã Đăk Rồ huyện KRông Nô và xã Quảng Khê huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông. Đề tài đã đánh giá được hiệu quả kinh tế - xã hội thông qua NPV, BCR, IRR và cơng lao động; xác định được lý tính, hóa tính của đất; xác định được các chỉ tiêu sinh trưởng, sản lượng keo lai, đồng thời so sánh được ảnh hưởng của nhân tố địa hình tới sự phát triển và sản lượng rừng Keo của 3 khu vực [7]. Tuy nhiên, đề tài vẫn cịn một số tồn tại đó là:

+ Tác giả chưa đánh giá đến hiệu quả sinh thái bởi trồng rừng ngoài đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội nhưng cũng phải đáp ứng được cả yêu cầu về mơi trường, sinh thái. Đó là bảo vệ đất, nguồn nước nhằm đảm bảo cho người dân có thể sản xuất, khai thác nguồn lợi lâu dài, bền vững trên vùng đất canh tác.

+ Tác giả chưa đề xuất giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao năng suất rừng cho xã Quảng Khê khi kết quả nghiên cứu cho thấy sản lượng Keo ở đây sau 6 năm chỉ đạt được 96,27 M3/ha. Kết quả này tương đối thấp so với so với 2 xã Cư K’Róa đạt 125,12 M3/ha và xã Đăk Rồ đạt 138,5 M3/ha.

- Đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Tác giả Phạm Văn Tun (2012) tiến hành nghiên cứu mơ hình rừng trồng thuần lồi Keo tai tượng 5 năm tuổi và rừng trồng thuần loài Keo lai 2 năm tuổi làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển rừng bền vững cho khu vực. Đề tài đã đánh giá được tình hình sản xuất lâm nghiệp, tìm hiểu được cơ chế chính sách, thị trường lâm sản ở khu vực nghiên cứu thông qua thu thập

24

thông tin, điều tra phỏng vấn người dân địa phương. Đánh giá được khả năng sinh trưởng, sản lượng Keo lai, Keo tai tượng. Đánh giá được hiệu quả kinh tế - xã hội thông qua các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR, công lao động cho 1 ha rừng trồng. Đánh giá được hiệu quả mơi trường ở khía cạnh bảo vệ đất bằng phương pháp cho điểm các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến xói mịn của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Quát đề xuất năm 2002. Luận văn đã đề xuất được các giải pháp về kỹ thuật, chính sách, kinh tế - xã hội và thông tin, tuyên truyền nhằm phát triển rừng sản xuất tại huyện Vị Xuyên dựa trên các vấn đề đã được đề tài nghiên cứu [51]. Tuy vậy, q trình nghiên cứu, đề tài cịn một số hạn chế như sau:

+ Tuổi Keo lai còn quá nhỏ (2 năm tuổi) nên việc đánh giá hiệu quả về kinh tế, môi trường cũng như về khả năng sinh trưởng của mơ hình rừng trồng sẽ thiếu chính xác.

+ Chưa đánh giá được nhân tố địa hình có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của rừng trồng hay không.

+ Chưa đánh giá được hiệu quả tổng hợp Ect của các mơ hình để làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng bền vững cho địa phương.

+ Phương pháp đánh giá khả năng bảo vệ đất của rừng trồng chưa có tính thuyết phục. Ở phương pháp được đề xuất bởi nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Quát mà tác giả sử dụng được thực hiện bằng cách cho điểm các nhân tố tự nhiên ảnh đến xói mịn đất gồm điểm độ dốc (B) <80 (10), 80-150 (15), 150-250 (20), 250-350 (25), >350 (30); điểm thành phần cơ giới đất (C) ở các mức nhẹ (10), trung bình (20) và nặng (30); độ tàn che, độ che phủ của rừng (A). Cấp phòng hộ được tác giả dựa vào điểm tổng hợp B+C-A và so sánh với thang điểm <15 (rất tốt), 15-30 (tốt), 30-40 (trung bình), 40-55 (kém), >55 (rất kém). Có thể thấy phương pháp này có ưu điểm dựa vào các nhân tố A, B

25

lớn là phương pháp mang tính định tính, thiên về cảm nhận chủ quan của từng cá nhân, mỗi cá nhân tùy vào cảm nhận của mình mà cho điểm do đó kết quả chỉ mang tính tương đối.

- Để khắc phục những hạn chế mắc phải như các tác giả trên, đề tài

“nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện Thạch hà, tỉnh Hà Tĩnh” được thực hiện thông qua chỉ tiêu đánh giá tổng hợp Ect. Đề tài đã kế thừa một số tài liệu sẵn có, tiến hành điều tra, phỏng vấn người dân địa phương và cán bộ các ban ngành để nắm vững các thơng tin về tình hình rừng trồng, các cơ chế chính sách, thị trường lâm sản ở khu vực nghiên cứu. Trong quá trình đánh giá sinh trưởng, phát triển, chất lượng rừng cho 3 mơ hình rừng trồng thuần lồi 7 năm tuổi Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn Uro, tác giả dùng thêm phương pháp phân tích phương sai hai nhân tố và kiểm định 2 (Chi-Square) để xác định địa hình khu vực nghiên cứu có ảnh hưởng đến q trình phát triển của rừng trồng hay khơng. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội, tác giả sử dụng các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR, công lao động như các đề tài trên và cùng với đánh giá hiệu quả sinh thái để đánh giá hiệu quả tổng hợp Ect nhằm làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao phát triển rừng trồng huyện Thạch Hà. Tuy nhiên, thực hiện đánh giá hiệu quả sinh thái, tác giả sử dụng phương trình dự báo xói mịn của tác giả Vương Văn Quỳnh nhằm dự báo chính xác lượng đất xói mịn và cho phép đánh giá khả năng phòng hộ của rừng trồng khách quan hơn.

1.4. Ở Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 362.603 ha (chiếm 60,2% diện tích tự nhiên) với tiềm năng và lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp là rất lớn. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, tính đa dạng sinh học cao, với nhiều lồi động, thực vật quý, hiếm. Từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành về phát triển kinh tế

26

lâm nghiệp, thời gian qua lâm nghiệp Hà Tĩnh đã giành được nhiều thành tựu to lớn, rừng được bảo vệ và phát triển ổn định bền vững, phục hồi nhanh, độ che phủ của rừng năm 2010 đạt 52,8%.

Đất rừng có vai trị rất quan trọng trong cung cấp lâm sản và môi trường sinh thái. Thời gian qua rừng trồng đã có những đóng góp khá quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, góp phần xố đói giảm nghèo cho người dân sống gần rừng. Tuy vậy, việc phát triển rừng trồng trên địa bàn Hà Tĩnh nói chung và huyện Thạch Hà nói riêng từ trước đến nay mới chỉ dừng lại ở khâu quy hoạch, tự phát của nhân dân. Loài cây trồng rừng của huyện phần lớn là các loại Keo, Bạch đàn, Thông nhựa, Cao su,…hướng tới mục đích kinh doanh nhưng sự đầu tư nhỏ lẻ, chưa thỏa đáng nên rừng trồng đạt chất lượng, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của cơ chế thị trường. Chưa có bất cứ cơng trình nào nghiên cứu về cơ chế chính sách cũng như những hiệu quả mà rừng trồng mang lại cho người dân địa phương, chính vì vậy cơng tác phát triển rừng trồng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế nên chưa phát huy hiệu quả, tiềm năng lợi thế của kinh doanh rừng. Xuất phát từ những vấn đề đó, đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh” được thực hiện nhằm thúc đẩy phát

triển rừng trồng và tháo gỡ những vướng mắc trên địa bàn huyện Thạch Hà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)