Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 36)

Điểm qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu có thể rút ra được một số nhận xét sau đây:

Các công trình nghiên cứu trên thế giới được triển khai tương đối toàn diện và có quy mô lớn trên tất cả các lĩnh vực từ khâu kỹ thuật cho tới kinh tế- chính sách, nhiều nghiên cứu về chọn tạo giống, kỹ thuật trồng, sinh trưởng và sản lượng rừng đã được tiến hành đồng bộ tạo cơ sở khoa học cho phát

27

định sản xuất, nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế xã hội từ nhiều năm nay.

Ở nước ta nghiên cứu phát triển rừng trồng mới được thực sự quan tâm trong khoảng 10 năm gần đây, nhất là từ khi chúng ta thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, phát triển các nhà máy giấy và các khu công nghiệp lớn. Các công trình nghiên cứu trong các năm qua cũng đã khá toàn diện về các lĩnh vực, từ nghiên cứu chọn, tạo giống cho tới các biện pháp kỹ thuật gây trồng, chính sách và thị trường nhằm thúc đẩy sự phát triển rừng trồng sản xuất. Đặc biệt, chương trình 327 triển khai từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước cho đến chương trình 5 triệu ha rừng. Hơn nữa, do nhu cầu sản xuất phát triển rừng kinh tế, thời gian vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN và PTNT tiến hành rà soát 3 loại rừng, chuyển đổi một số diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng sang rừng sản xuất. Tuy nhiên, để có cơ sở phát triển trồng trong thời gian tới, các địa phương cần phải đánh giá thực trạng rừng trồng của địa phương làm cơ sở định hướng phát triển có hiệu quả hơn.

28

Chương 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá thực trạng rừng trồng ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của rừng trồng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân địa phương.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng rừng trồng huyện Thạch Hà.

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế - xã hội và sinh thái, ảnh hưởng của một số chính sách, thị trường lâm sản đến phát triển rừng trồng huyện.

- Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển rừng trồng khu vực nghiên cứu.

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu một số mô hình rừng trồng điển hình huyện Thạch Hà, bao gồm rừng trồng Keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn Uro.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về nội dung:

- Đề tài tập trung nghiên cứu lịch sử phát triển rừng trồng của huyện Thạch Hà năm 1986 đến nay.

- Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của 3 mô hình rừng trồng thuần loài 7 năm tuổi (2007-2014) Keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn Uro.

- Đánh giá ảnh hưởng của chính sách đất đai, thị trường lâm sản đến phát triển rừng trồng của huyện Thạch Hà.

29

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu 5 xã ven Trà Sơn thuộc vùng đồi núi thấp phía tây của huyện Thạch Hà, các xã gồm có Thạch Điền, Nam Hương, Thạch Xuân, Ngọc Sơn và Bắc Sơn.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành nghiên cứu một số nội dung sau đây:

2.3.1. Nghiên cứu thực trạng rừng trồng huyện Thạch Hà

- Các giai đoạn phát triển rừng trồng của huyện từ 1986 đến nay. - Nguồn vốn, mục tiêu, cơ cấu cây trồng.

- Diện tích rừng trồng của huyện.

2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách và thị trường lâm sản tới phát triển rừng trồng khu vực nghiên cứu. phát triển rừng trồng khu vực nghiên cứu.

- Ảnh hưởng của chính sách.

+ Ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng. + Hình thành một số mô hình tổ chức trồng rừng.

+ Ảnh hưởng của chính sách khai thác vận chuyển lâm sản - Ảnh hưởng của thị trường lâm sản.

+ Tình hình chế biến và sử dụng lâm sản trên địa bàn. + Nhu cầu thị trường mua bán lâm sản.

+ Các kênh tiêu thụ sản phẩm rừng trồng

2.3.3. Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả các mô hình rừng trồng trong huyện

- Loài cây trồng rừng và diện tích một số loài. - Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng.

- Tình hình sinh trưởng và năng suất các mô hình rừng trồng điển hình. + Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng d1.3, hvn, dt.

+ Tính trữ lượng cây đứng cho 1ha của mô hình rừng trồng. - Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường các mô hình rừng trồng.

+ Xác định thu nhập của mỗi loại mô hình. + Xác định công lao động của mỗi mô hình. + Dự tính cường độ xói mòn đất ở các mô hình.

30

● Đo đếm tỷ lệ tàn che của tầng cây cao; che phủ của cây bụi, thảm tươi, thảm khô.

● Xác định độ dốc và độ xốp đất của mô hình rừng trồng.

2.3.4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển trồng rừng huyện Thạch Hà rừng huyện Thạch Hà

- Giải pháp về chính sách.

- Giải pháp về khoa học - kỹ thuật. - Giải pháp về kinh tế - xã hội.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận của đề tài

Rừng trồng có sự tham gia của rất nhiều đối tượng như: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các BQL rừng, các hộ gia đình,…vì vậy, trong quá trình nghiên cứu cách tiếp cận có sự tham gia của nhóm lợi ích sẽ được áp dụng.

Do đối tượng nghiên cứu là rừng trồng nên đề tài sẽ xem xét chủ yếu về mặt năng suất lâm sản và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, với quan điểm phát triển bền vững thì trồng rừng phải đem lại hiệu quả kinh tế nhưng cũng phải đáp ứng được cả yêu cầu về mặt xã hội và môi trường sinh thái.

Đề tài phân tích đánh giá tính hiệu quả riêng cho kinh tế - xã hội và sinh thái thông qua số liệu đã thu thập từ một số mô hình rừng trồng điển hình đã được lựa chọn. Sau đó thực hiện đánh giá hiệu quả chung cho kinh tế - xã hội và sinh thái bằng phương pháp đánh giá tổng hợp Ect. Mô hình nào cho điểm tổng hợp cao nhất sẽ được lựa chọn khuyến khích phát triển bởi mô hình đó vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thu nhập ổn định cho người dân, vừa có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo canh tác được lâu dài, bền vững.

Do thời gian nghiên cứu của đề tài ngắn nên cách tiếp cận sẽ là kế thừa các số liệu và kết quả nghiên cứu đã có, đề tài nghiên cứu bổ sung những vấn đề cần thiết có liên quan.

31

Các bước tiến hành của đề tài được sơ đồ hoá như sau:

Hình 2.1. Sơ đồ các bước tiến hành đề tài

Thu thập các thông tin ở huyện Thạch Hà

Điều tra khảo sát sơ bộ

Phân loại và lựa chọn nghiên cứu

Điều tra, khảo sát thực địa, các mô hình rừng trồng Phân tích, xử lý thông tin số liệu Đề xuất các giải pháp phát triển Các thông tinvề kỹ thuật Các thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, cơ sở chế biến

Các thông tinvề cơ chế,chính sách

32

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu tổng quát

Đề tài tiến hành điều tra sơ bộ khu vực nghiên cứu và thông qua kế thừa và thu thập các tài liệu, thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu. Kết hợp phương pháp phỏng vấn là đánh giá nhanh nông thôn (RRA) để thu thập các thông tin có liên quan. Sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn điển hình, tạm thời để định lượng các chỉ tiêu cần thiết. Xử lý và phân tích số liệu theo phương pháp thống kê toán học có sự trợ giúp của các phần mềm xử lý thống kê Excel và SPSS.

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.4.3.1. Tìm hiểu thực trạng rừng trồng khu vực nghiên cứu

* Kế thừa tài liệu: Đề tài kế thừa một số tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu như:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. - Số liệu lượng mưa hàng tháng trong khu vực.

- Diện tích các loại rừng, loại cây rừng trồng trong khu vực nghiên cứu.

* Điều tra phỏng vấn

Để có được bức tranh tổng thể bước đầu về tình hình lâm nghiệp trên địa bàn huyện, có được những đánh giá sơ bộ các mô hình rừng trồng về các loài cây, quy mô diện tích, cấp tuổi, đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn RRA, PRA đối với các chủ rừng và cán bộ quản lý các ban ngành như phòng Lâm nghiệp, hạt Kiểm lâm, người dân đồng thời kết hợp với những tài liệu liên quan đã thu thập trước đó về khu vực nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn về các vấn đề như sau:

- Các dự án đầu tư vào hoạt động rừng trồng, bao gồm vốn đầu tư, mục tiêu đầu tư, địa điểm thực hiện, thời gian và kết quả.

33

- Diện tích rừng trồng, loài cây rừng trồng.

- Chu kỳ rừng trồng, sản phẩm rừng trồng, hình thức khai thác, giá bán sản phẩm.

Dựa trên cơ sở đó đề tài đã tiến hành phỏng vấn 47 người, số lượng cụ thể theo 3 nhóm đối tượng như sau:

+ Lãnh đạo đơn vị (2 người): BQL KBTTN Kẻ Gỗ , Hạt kiểm lâm Thạch Hà.

+ Cán bộ nhân viên (4 người): 1 cán bộ kỹ thuật, 3 Kiểm Lâm địa bàn. + Người dân trực tiếp sản xuất trồng rừng (41 hộ dân).

Trên cơ sở đó, chọn địa điểm khảo sát và đánh giá ngoài thực địa.

2.4.3.2. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chính sách và thị trường lâm sản.

- Để đánh giá ảnh hưởng của chính sách nhà nước, đề tài tiến hành hai bước.

Bước 1: Tổng luận và phân tích các chính sách hiện có liên quan đến pháttriển rừng trồng tại huyện Thạch Hà.

Bước 2: Trên cơ sở phân tích các chính sách, tiến hành khảo sát thực địa để xem xét những tác động tích cực và những mặt còn hạn chế đối với phát triển rừng trồng ở địa phương. Các chính sách quan trọng được phân tích gồm:

+ Phân tích chính sách về quản lý rừng. + Phân tích chính sách về đất đai.

+ Phân tích chính sách về thuế, đầu tư và tín dụng.

+ Chính sách khai thác, vận chuyển và thị trường lâm sản.

+ Chính sách khác có liên quan như: các dự án quốc tế và trong nước, chính sách của tỉnh,…

- Đề tài đánh giá ảnh hưởng của thị trường lâm sản bằng cách phân tích các kênh tiêu thụ sản phẩm rừng trồng thông qua điều tra khảo sát các đối tượng có liên quan như các chủ rừng (hộ gia đình, BQL KBTTN Kẻ Gỗ,

34

Công ty Việt Hà…) tư thương, công ty cung ứng và vận chuyển lâm sản, các nhà máy, xí nghiệp và xưởng chế biến… các vấn đề được quan tâm là giá cả, nguồn nguyên liệu, công nghệ chế biến, cơ sở hạ tầng.

2.4.3.3. Đánh giá hiệu quả mô hình rừng trồng

* Phương pháp điều tra thực địa

- Điều tra sinh trưởng tầng cây cao:

Sử dụng phương pháp lập OTC điển hình, tạm thời để đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng rừng trồng. Chọn 3 mô hình điển hình để lập OTC nghiên cứu. Do các mô hình có diện tích nhỏ, phân bố không đồng đều vì vậy mỗi mô hình lập 3 OTC với kích thước 20m x 25m ở các vị trí chân, sườn, đỉnh. Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của toàn bộ số cây trong OTC, các chỉ tiêu sinh trưởng cần thu thập gồm D1.3(cm), Hvn(m), Dt(m). Dựa vào hình thái và khả năng sinh trưởng của cây rừng để phân cấp cây rừng thành các cấp tốt, trung bình và xấu.

+ Cây tốt: Là những cây có chỉ tiêu sinh trưởng vượt trội so với lâm phần, có tán lá phát triển cân đối, không sâu bệnh, không bị cong queo, không gãy ngọn.

+ Cây trung bình: Cây tham gia vào tán rừng nhưng các chỉ tiêu khác kém hơn so với cây tốt.

+ Cây xấu: Là cây sinh trưởng kém, cây cong queo, sâu bệnh, lệch tán, gãy ngọn, tán cây nằm dưới tầng tán chính.

35

Mẫu biểu 01. Biểu điều tra tầng cây cao.

Số TT OTC:………...Vị trí OTC:………...ngày điều tra... Loài cây...Mật độ:…………...năm trồng:…………... Diện tích OTC:...Độ dốc:…………... TT D1.3 (cm) Hvn (cm) Dt (cm) Phân cấp chất lượng Ghi chú A B C 1 2 3

D1.3: Đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến cm, đo ở vị trí 1,3m. Dt: Đo bằng thước dây độ chính xác đến cm

Hvn: Đo bằng thước Blumleiss độ chính xác đến dm.

- Điều tra độ tàn che, che phủ:

Dùng thước dây kéo 4 đường theo chiều dài OTC, mỗi đường cách nhau 4m. Trên mỗi đường xác định các điểm cách đều nhau 2m, tổng cộng được 48 điểm. tại mỗi điểm ngắm thẳng đứng lên nếu gặp tán cây cao thì dấu hiệu độ tàn che được ghi là 1, ngược lại ghi là 0. Ngắm theo phương thẳng đứng xuống dưới trong phạm vi 1cm quanh điểm, nếu gặp cành lá cây bụi thảm tươi thì dấu hiệu về độ che phủ của cây bụi thảm tươi ghi là 1, ngược lại ghi là 0. Nếu gặp lá khô thì dấu hiệu độ che phủ của thảm khô được ghi là 1, ngược lại ghi là 0. Sau đó tính theo công thức:

TC= N1*100/N CP= N2*100/N TK= N3*100/N (2.1) Trong đó:

TC,CP,TK lần lượt là độ tàn che tầng cây cao, độ che phủ cây bụi thảm tươi, độ che phủ thảm khô.

36 N1 là tổng số điểm ngắm có tán lá.

N2 là tổng số điểm ngắm có cây bụi thảm tươi. N3 là tổng số điểm ngắm có lá khô.

N là tổng số điểm ngắm.

Mẫu biểu 02. Biểu điều tra độ tàn che của tầng cây cao, tỷ lệ che phủ của cây bụi, thảm tươi, thảm khô.

Số TT OTC:………...Vị trí OTC:………...ngày điều tra... Loài cây...Mật độ:…………...năm trồng:…………... Diện tích OTC:...Độ dốc:…………... TT TC CP TK TT TC CP TK 1 .... 2 .... 3 .... …. ....

- Điều tra địa hình, thổ nhưỡng:

+ Độ dốc mặt đất (α): Là độ dốc trung bình của OTC và được xác định bằng địa bàn.

+ Độ xốp đất (X): Mẫu đất dùng để điều tra độ xốp được thu thập ở các OTC. Mỗi OTC đào 1 phẫu diện có kích thước rộng 0,8m; dài 1,5m; sâu 1,2m; nếu chưa đạt độ sâu 1,2 m mà gặp mẫu chất thì cũng dừng lại mô tả và thu thập mẫu. Những chỉ tiêu vật lý đất được thu thập và phân tích gồm: Dung trọng, tỷ trọng, độ xốp. Phương pháp thu thập mẫu và phân tích từng chỉ tiêu như sau:

● Mẫu xác định tính chất vật lý của đất được lấy bằng ống dung trọng (V=100cm3) tại các tầng đất cách nhau 20cm. Ở những phẫu diện có độ sâu trên 1.2m lấy mẫu ở các tầng 0-20cm, 20-40cm, 40-60cm, 60-80cm, 80-

37

tầng cuối của phẫu diện. Mẫu được đựng vào túi nilông 2 lớp, buộc miệng chặt bằng dây thun, ghi số hiệu và được chuyển về phòng phân tích.

● Mẫu lấy về dàn mỏng trên giấy sạch và phơi khô trong bóng râm. Sau vài ngày cho vào túi nilông kín. Đất sau khi hong khô đập nhỏ rồi nhặt hết xác thực vật, côn trùng, sỏi đá, kết von,.. Đất được giã trong cối và rây qua rây đường kính 1mm khi nào hết đá và kết von thì dừng. Bỏ phần kết von và đá, trộn đều đất cho vào túi nilông có ghi nhãn. Độ xốp của đất được xác định thông qua dung trọng và tỷ trọng của đất.

* Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Phương pháp xác định độ xốp của đất: + Xác định dung trọng (D) bằng ống dung trọng có thể tích 100 cm3 Công thức tính: V M D 2 (2.2) Trong đó: D là dung trọng đất (g/cm3) V là thể tích ống dung trọng (V= 100 cm3)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)