Các giải pháp về kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 122)

- Cần có khảo sát nhu cầu thị trường và dự báo về thị trường lâm sản để làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch trồng rừng. Xây dựng chiến lược sản phẩm rõ ràng cho rừng trồng Thạch Hà phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện tự nhiên của huyện. Hiện tại nhu cầu gỗ nguyên liệu của 3 công ty ở Khu kinh tế Vũng Áng là Công ty trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy Havina, Công ty Liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật -

113

hàng năm rất lớn và tiêu thụ phần lớn gỗ nguyên liệu rừng trồng của huyện. Tuy vậy, ngoài phát triển rừng trồng gỗ nguyên liệu thì huyện Thạch Hà cần có đề án, quy hoạch gỗ gia dụng và lâm sản ngoài gỗ để đảm bảo phát triển rừng trồng lâu dài. Vài năm nay, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đang nghiên cứu nhân giống Thông nhựa kháng sâu cho năng suất nhựa đạt gấp 2, gấp 3 so với cây Thông nhựa thường vì vậy trong những năm tới huyện và KBTTN Kẻ Gỗ nên có quy hoạch, kế hoạch phát triển loài cây trồng này để đẩy mạnh sản xuất lâm sản ngoài gỗ trong tương lai.

- Ngoài 3 Công ty tiêu thụ gỗ nguyên liệu ở Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh cần kết hợp phát triển các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ, phân tán ở các huyện, xã nhằm giải quyết thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng, tạo thêm công ăn việc làm và phát triển kinh tế - xã cho người dân các địa phương. Các xưởng, cơ sở chế biến này cần được khuyến khích và hỗ trợ đầu tư công nghệ mới, dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường ra các tỉnh, các nước khác.

114

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Thực trạng rừng trồng huyện Thạch Hà: Diện tích đất lâm nghiệp của huyện 9.999,9ha trong đó diên tích có rừng 7.306,7ha; diện tích rừng trồng 6.186,6ha; diện tích đất trống còn 2.693,2ha. Rừng trồng huyện Thạch Hà chủ yếu cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, dăm, vật liệu xây dựng, gỗ gia dụng.

- Ảnh hưởng của chính sách, thị trường lâm sản tới phát triển rừng trồng: Hệ thống chính sách về lâm nghiệp tác động tới lâm nghiệp huyện có 5 nhóm chính. Trong đó nhóm chính sách về đất đai mang lại nhiều quyền lợi, lợi ích cho các hộ dân trồng rừng, ảnh hưởng mạnh và rõ rệt nhất đến quá trình hình thành mô hình tổ chức sản xuất rừng trồng huyện.

- Tính hiệu quả của các mô hình rừng trồng điển hình: Qua nghiên cứu đánh giá 3 mô hình rừng trồng thuần loài 7 năm tuổi Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn Uro cho kết quả về sinh trưởng, kinh tế, xã hội, môi trường khá tốt. Chỉ số hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất thuộc về Keo lai với Ect=0,97; của Keo tai tượng Ect=0,94; của Bạch đàn Uro Ect=0,80. Vì vậy mô hình keo lai được khuyến khích phát triển ở huyện Thạch Hà.

- Một số giải pháp phát triển rừng trồng ở huyện Thạch Hà: Cần thực hiện các nhóm giải pháp sau trong thời gian tới.

Giải pháp về chính sách: Chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp xã cần nhất quán trong giao đất, giao rừng và tổ chức họp giữa các bên tranh chấp để có hướng giải quyết tốt nhất. Cần có sự phối hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ giữa các đơn vị quản lý trực tiếp để đảm bảo người dân sử dụng đất lâm nghiệp đúng mục đích.

Giải pháp về kỹ thuật: Phối hợp với một vài đơn vị có năng lực nhằm nghiên cứu sâu hơn về đất đai, thổ nhưỡng để chọn loại cây trồng phù hợp,

115

thuật trồng rừng thâm canh; tham quan, học hỏi kỹ thuật trồng rừng từ một số mô hình năng suất cao ở địa phương khác.

Giải pháp về kinh tế - xã hội: Khảo sát nhu cầu và dự báo thị trường lâm sản để làm cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch trồng rừng. Quy hoạch rừng trồng gỗ gia. Phát triển các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ ở các huyện, hỗ trợ các cơ sở chế biến đầu tư công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng.

2. Tồn tại

Do hạn chế về thời gian nên đề tài mới chỉ đánh giá được 3 mô hình rừng trồng điển hình, số lượng OTC chưa nhiều nên độ chính xác chưa cao. Chưa đánh giá được một số mô hình rừng trồng hỗn loài trên địa bàn huyện Thạch Hà.

Nghiên cứu hiệu quả môi trường của các mô hình, đề tài mới chỉ dự tính được xói mòn đất thông qua các nhân tố liên quan chứ chưa triển khai thực nghiệm được ngoài thực địa. Một số chỉ tiêu khác như khả năng giữ nước, hấp thu khí thải của rừng... đề tài chưa nghiên cứu được.

3. Kiến nghị

Tiếp tục theo dõi, mở rộng đánh giá rừng trồng thuần loài, nghiên cứu thêm một số mô hình rừng trồng hỗn loài có trên địa bàn huyện Thạch Hà về năng suất sinh khối, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường để tính chính xác cao hơn.

Hiệu quả môi trường cần mở rộng chỉ tiêu và thời gian nghiên cứu cho từng loại rừng trồng, cần có thêm các thực nghiệm ngoài thực địa khu vực nghiên cứu để có kết quả khách quan hơn, chính xác hơn.

Mở rộng nghiên cứu nhiều cấp tuổi ở nhiều mô hình khác nhau để xác định cấp tuổi cho năng suất cao nhất cho từng loài, từ đó có xây dựng lịch và phương thức khai thác cho rừng thuần loài cũng như hỗn loài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt.

1. Bộ NN&PTNT (2008): Quyết định số 2159/QĐ-BNN-KL ngày 17/7/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2007.

2. Đặng Đình Bôi (2005): Một số ý kiến về tình hình chế biến lâm sản ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ. Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.TP. Hồ Chí Minh, tháng 3/2005, trang 167-173.

3. Phạm Thế Dũng và các CTV (2003): “Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng Bạch đàn trên đất phèn ở Thạch hoá-Long An”. Thông tin Khoa học kỹ thuật Lâm Nghiệp, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, số 1/2003.

4. Phạm Thế Dũng và các CTV (2004): “Ảnh hưởng của bón lót phân đến sinh trưởng các dòng Keo lai tại Tân lập-Bình Phước”. Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm Nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, số 4/2004.

5. Phạm Thế Dũng và các CTV (2004): “Năng suất rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ và những vấn đề kỹ thuật-lập địa cần quan tâm”.

Thông tin Khoa học kỹ thuật Lâm Nghiệp. Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, số 2/2004.

6. Phạm Thế Dũng (2005): Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho các dòng Keo lai được tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại tỉnh Bình Phước làm nguyên liệu giấy. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học năm2000-2004, Viện KHLN Việt Nam, Trang 106-108. 7. Đặng Văn Dũng (2008), “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế - xã hội

8. Võ Đại Hải (2003), “Một số kết quả đạt được trong nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (12/2003), Tr 1580-1582.

9. Nguyễn Trọng Hà, Nguyễn Thế Hưng (2005), “Kết quả bước đầu nghiên cứu xói mòn đất khu vực tưới cây vùng thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí NN&PTNT, (2), tr 45-48.

10. Nguyễn Trọng Hà, Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1998), Xác định các yếu tố gây xói mòn và khả năng dự báo xói mòn trên đất dốc, Canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc ở Việt Nam do Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm chủ biên, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Võ Đại Hải, Ngô Đình Quế (2006), “Đánh giá tác động của rừng đến dòng chảy và xói mòn đất trên một số lưu vực sông Miền Trung và Tây Nguyên”. Tạp chí NN&PTNT, (1), tr 57-61.

12. Nguyễn Đình Hải và các cộng sự (2003): Xây dựng mô hình trồng Thông caribê có năng suất cao bằng nguồn giống được chọn lọc, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, Hà Nội-2003. 13. Võ Đại Hải (2004), “Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở các tỉnh

miền núi phía Bắc và chính sách để phát triển”. Báo cáo trình bày tại hội thảo “Thị trường và nghiên cứu Nông Lâm kết hợp ở Miền núi Việt Nam”.

14. Võ Đại Hải (2005a), “Kết quả nghiên cứu lưu thông sản phẩm rừng trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (5/2005), Tr 70-72.

15. Võ Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát (2005b), “Quyết định 178/2001/QĐ-TTg và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (5/2005), Tr 62-64.

và khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 1996 - 2000, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

17. Hudson N (1981), Bảo vệ đất và chống xói mòn (Đào Trọng Năng và Nguyễn Kim Dung dịch), Nhà xuât bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 18. Lê Quốc Huy, Nguyễn Minh Châu (2002): Nghiên cứu hoàn thiện công

nghệ sản xuất chế phẩm rhizobium cho Keo lai và Keo tai tượng tại vườn ươm và rừng non nhằm nâng cao năng suất rừng trồng. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện KH Lâm Nghiệp Việt Nam, tháng 7/2002, 24 trang.

19. Lê Đình Khả (1999), Nghiên cứu sử dụng giống Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Văn Tuấn (2001), Tin học ứng dụng trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Lê Quang Liên (1991), Nghiên cứu di thực và kỹ thuật nhân giống cây Luồng Thanh Hóa trồng tại Cầu Hai, Phú Thọ.

22. Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thị Thu Hương (2004): Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng khoáng (NPK) và chế độ nước của một số dòng Keo lai (acacia hybrid) và Bạch đàn ( eucalyptus urophylla) ở giai đoạn vườn ươm và rừng non. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học giai đoạn 2000-2003. Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, Hà Nội 2004.

23. Đoàn Hoài Nam (2006), “Hiệu quả kinh tế của rừng trồng thâm canh Keo lai tại một số vùng sản xuất kinh tế lâm nghiệp”, tạp chí Nông nghiệp và PTNT (2),tr 91-92.

25. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Kết quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây rừng giai đoạn 1996 - 2000. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ 3. 26. Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ ban hành quy định về

việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích Lâm Nghiệp.

27. Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ ban hành quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.

28. Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất cho thuê đất Lâm Nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích Lâm Nghiệp.

29. Phạm Xuân Phương (2003), Khái quát chính sách lâm nghiệp liên quan đến rừng nguyên liệu công nghiệp ở Việt Nam. Báo cáo trình bày tại hội thảo “Nâng cao năng lực và hiệu quả trồng rừng công nghiệp”, Hòa Bình.

30. Nguyễn Xuân Quát (2002), Lựa chọn cơ cấu cây trồng trong các chương trình trồng rừng ở Việt Nam. Báo cáo tại hội thảo: “Xác định loài cây trồng vàchọn loài ưu tiên”, Hà Nội.

31. Nguyễn Xuân Quát, Nguyễn Hồng Quân và Phạm Quang Minh (2003),

Thực trạng về trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trong 5 năm qua (1998 - 2003). Báo cáo trình bày tại hội thảo “Nâng cao năng lực và hiệu quả trồng rừng công nghiệp”, Hòa Bình.

32. Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm, Đinh Văn Quang, Vũ Tấn Phương (2001):

Tóm tắt kết quả nghiên cứu xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam (1999- 2000). Kết quả nghiên cứu về trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên, Viện khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, NXB nông nghiệp Hà Nội-2001.

33. Ngô Đình Quế và các CTV (2004): Xây dựng quy phạm kỹ thuật bón phân cho trồng rừng sản xuất 4 loài cây chủ yếu là Keo lai, Bạch đàn urophylla, Thông nhựa và Dầu nước. Báo cáo tổng kết đề tài (2002- 2003). Viện KH LâmNghiệp Việt Nam, tháng 4/2004, 85 trang.

34. Vương Văn Quỳnh (1999), Quản lý nguồn nước, đề cương giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

35. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 556/QĐ -TTg ngày 12/9/1995,

điềuchỉnh bổ xung chương trình trồng rừng 327.

36. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 245/QĐ - TTg, ngày 21/12/1998,

về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

37. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 661/QĐ -TTg, ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Lâm Nghiệp giai đoạn 1996 -2000, tr40-54.

38. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11/01/2001 số 08/2001/QĐ - TTg, về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

39. Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế (1994): Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ. Báo cáo khoa học đề mục thuộc đề tài KN03-01Chương trình KN03. Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam.

40. Đỗ Đình Sâm, Phạm Văn Tuấn (2001), Nghiên cứu xây dựng mô hình trồngrừng công nghiệp năng suất cao.

41. Đỗ Đình Sâm, Lê Quang Trung (2003), Đánh giá hiệu quả trồng rừng côngnghiệp ở Việt Nam.

42. Nguyễn Huy Sơn (1999): Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của một số loài cây họ đậu trên đất Bazal thoái hoá ở Tây Nguyên nhằm phục hồi rừng và phát triển cây công nghiệp. Luận văn tiến sỹ Khoa học

43. Nguyễn Huy Sơn và Đặng Thịnh Triều (2004): “Đánh giá thực trạng rừng trồng Keo và Bạch đàn ở nước ta trong những năm vừa qua”. Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, số 2/2004.

44. Nguyễn Huy Sơn (2006): Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật. Đề tài cấp nhà nước, mã số: KC.06.05.NN. Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam.

45. Lương Văn Thanh (200), “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng xói mòn trên lưu vực hồ Trị An”, Tạp chí NN&PTNT, (2), tr 62-66, 90.

46. Thông tư liên tịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính số 28/1999/TTg - LT ngày 3/2/1999, Hướng dẫn việc thực hiện Quyết định 661/QĐ - TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

47. Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp Việt Nam.

48. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

49. Nguyễn Văn Tuấn (2004), Hiện trạng và xu hướng phát triển thị trường gỗ nguyên liệu giấy vùng trung tâm Bắc Bộ. Báo cáo trình bày tại hội thảo “Ảnh hưởng của chính sách thị trường và chế biến lâm sản đến phát triển rừng trồng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc”, Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)