Các giai đoạn phát triển rừng trồng huyện Thạch Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 70 - 72)

Công tác trồng rừng ở Thạch Hà có thể chia thành 04 giai đoạn:

- Giai đoạn 1986 đến 1992: Trong giai đoạn này công tác trồng rừng được thực hiện theo kế hoạch nhà nước giao, với mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc là chủ yếu, mục tiêu trồng rừng phòng hộ và sản xuất lúc này chưa được đặt ra. quy mô trồng rừng nhìn chung nhỏ lẻ, manh mún. Giống cây và kỹ thuật trồng chưa được cải thiện nhiều. Nguồn vốn trồng rừng giai đoạn này chủ yếu là từ ngân sách nhà nước cấp. Loài cây trồng chủ yếu là Thông nhựa (Pinus merkusii), Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta).

- Giaiđoạn từ 1993 đến1998: Chương trình trồng rừng PAM 4304 do Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO) tài trợ trồng trên các đồi núi trọc nhằm cải thiện đời sống của người dân, bảo vệ đất, môi trường sinh thái và chức năng phòng hộ. Người dân tham gia chương trình này được hỗ trợ gạo, cây giống, phân bón để trồng và chăm sóc bảo vệ rừng. Loài cây chủ yếu được trồng là keo lá tràm (Acacia auriculiformis), bạch đàn trắng

(Eucalytus camaldulensis), thông nhựa (Pinus merkusii).

Chương trình 327 được thực hiện trên địa bàn 12 xã của huyện. Công tác trồng rừng trong giai đoạn đầu của chương trình 327 chủ yếu tập chung vào các loài cây như Thông nhựa (Pinus merkusii), Keo lá tràm

(Acacia auriculiformis), Bạch đàn trắng (Eucalytus camaldulensis), Phi lao

(Casuarina equisetifolia),…cùng với một số loài cây bản địa. Rừng trồng được xây dựng theo phương thức trồng thuần loài và trồng hỗn giao. Quyết định 556-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giới hạn chương trình 327 thành chương trình quốc gia về “Bảo vệ, khôi phục rừng phòng hộ, rừng đặc dụng”, nhiệm vụ chủ yếu là rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng

61

ở những vùng xung yếu. Rừng trồng được xây dựng theo phương thức hỗn giao giữa cây bản địa gỗ lớn, cây lấy quả có tác dụng phòng hộ lâu dài với các loài cây phụ trợ, mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần giải quyết một phần công việc cho người dân, tạo đà cho phát triển lâm nghiệp nói chung và phát triển rừng trồng tại huyện Thạch Hà nói riêng.

- Giai đoạn từ 1999 đến 2010: Rừng trồng trên địa bàn huyện trong giai đoạn này được chú ý và tập trung, đặc biệt là từ khi có dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29-7-1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án. Đây là một dự án mang tầm cỡ Quốc gia có quy mô rộng lớn trên toàn Quốc và là dự án lớn nhất của ngành Lâm nghiệp từ trước tới nay. Công tác trồng rừng trên địa bàn huyện thực sự được chú ý và tập trung đầu tư trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo quyết định 661 của Chính phủ, gọi tắt là dự án 661. Lâm trường Thạch Hà đưa vào trồng loài Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) năng suất cao đã qua khảo nghiệm và được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và giâm hom với chất lượng tốt, cho năng suất cao.

- Giai đoạn 2011 đến nay: Sau khi Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 cùng với Văn bản số 3270/SNN-LN ngày 17/9/2012 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh cùng với những kết quả đã đạt được từ dự án 661, BQL KBTTN Kẻ Gỗ đã xây dựng và triển khai dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp nhà nước, công ty tư nhân và các hộ gia đình tự bỏ vốn đầu tư kinh doanh rừng trồng với các loài cây được chọn là các loài cây có giá trị kinh tế cao như Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) giâm hom, Cao su

62

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)