- Cần xác định rõ và cụ thể lập địa trồng rừng (vi mô) phù hợp với từng loài cây trồng và mục tiêu sản phẩm. Đây là điều rất quan trọng đảm bảo cho rừng trồng sản xuất bền vững về mặt sinh thái và có hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội. Qua thực tế có thể thấy, ngoài các loài cây bản địa đang được trồng và chăm sóc thuộc khu vực rừng phòng hộ thì các loại cây phát triển nhanh như Keo lai, Keo tai tượng hay Bạch đàn Uro thích hợp với lập địa khu vực. Năm xã ven Trà Sơn có nhiều rừng trông và là khu vực đầu nguồn, vì vậy cần chú trọng đến các loài cây trồng đảm bảo tốt cho môi trường, sinh thái và mang lại hiệu quả kinh tế cao như Keo lai hay Keo tai tượng. Tuy vậy tỉnh Hà tĩnh và huyện Thạch Hà cũng cần thông qua các đơn vị đủ năng lực, có các nghiên cứu sâu hơn về đất đai, thổ nhưỡng để mở rộng lựa chọn cây loại cây trồng, đa dạng sản phẩm rừng trồng hơn cho địa phương.
112
dự án như 4304, 327, 661 và nắm vững các kiến thức cơ bản về trồng rừng. Tuy vậy theo như kết quả điều tra thì người dân thường chỉ chăm sóc năm đầu tiên và năm thứ 2, những năm sau vấn đề xới đất, tỉa cành, tỉa thưa ít được quan tâm vì vậy chưa phát huy hết năng suất cây trồng. Do đó Phòng Lâm nghiệp và UBND xã cần tổ chức thêm các đợt tập huấn, tham quan các mô hình rừng trồng năng suất cao ở các địa phương để người dân chú trọng vào kỹ thuật trồng rừng hơn. Các vấn đề cần tập huấn, khuyến khích người dân chú trọng để trồng rừng thâm canh cho năng suất cao và đa dạng sản phẩm gỗ rừng trồng như: Lựa chọn loài cây và các biện pháp làm đất cơ giới ở những nơi đất bằng và đất dốc thoải. Những nơi đất dốc nên trồng Keo hoặc một số loại cây nhiều tầng tán bảo vệ được đất khỏi xói mòn, những nơi bằng, thoải có thể kết hợp trồng thêm cây ăn quả... Chú trọng bón phân, các biện pháp tỉa thưa và nuôi dưỡng cũng như kiểm soát dịch bệnh. Đối với các nhóm cây nguyên liệu có chu kỳ ngắn nên trồng thuần loài với mật độ từ 1.330 - 1.660 cây/ha. Đối với cây bản địa như Lim xanh, Re hương, Cồng trắng nên trồng hỗn giao với Keo hoặc cây phù trợ khác ở khu vực rừng phòng hộ, sau 6-7 năm khai thác Keo để lại nuôi dưỡng cây bản địa. Mật độ cây bản địa từ 500- 830 cây/ha với mật độ chung 1.600 cây/ha, chăm sóc rừng cây bản địa nên kéo dài 4-5 năm.