Nguồn vốn, mục tiêu và cơ cấu cây rừng trồng ở huyện Thạch Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 72 - 75)

4.1.2.1.Nguồnvốn vàmụctiêu

Qua tổng hợp thông tin phỏng vấn cho thấy cơ nguồn vốn đầu tư và mục tiêu trồng rừng của Thạch Hà có 4 giai đoạn như sau:

Bảng 4.1. Nguồn vốn đầu tư và mục tiêu trồng rừng.

Thời gian Nguồn vốn Vùng trồng Mục tiêu

1986-1992 - Vốn ngân sách nhà nước.

5 xã ven Trà Sơn: Ngọc Sơn, Thạch Xuân, Nam Hương, Thạch Điền. -Phòng hộ là chủ yếu 1993-1998 - Vốn ngân sách 327. -Vốn dự án PAM 4304. 5 xã ven Trà Sơn và một số xã khác ven biển, cửa sông.

- Phòng hộ - Sản xuất gỗ

1999-2010 - Vốn dự án 661

- Nguồn vốn tư nhân

5 xã ven Trà Sơn và một số xã khác - Phòng hộ - Sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ 2011 đến nay - Vốn ngân sách nhà nước

- Nguồn vốn tư nhân

5 xã ven Trà Sơn và rải rác ở các xã khác. - Phòng hộ - Sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014.

Số liệu bảng 4.1 cho thấy nguồn vốn trồng rừng ở huyện Thạch Hà cũng khá đa dạng và bao gồm 6 nhóm nguồn vốn đầu tư chủ yếu. Tuy nhiên, nguồn vốn lớn và tập trung nhất cho trồng rừng ở huyện Thạch Hà là vốn vay ưu đãi của quỹ hỗ trợ phát triển chi nhánh Ngân hàng Chính sách, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tĩnh. Nguồn vốn này được đầu tư dựa trên các dự án trồng rừng kinh tế của Lâm trường Thạch Hà. Bên cạnh các nguồn vốn khác trong nước như vốn ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch trồng rừng hàng năm (giai đoạn 1986-1992) và vốn của chương trình 327, dự án 661 đã tạo ra những tiền đề hết sức quan trọng cho phát triển rừng trồng sản xuất. Trong 3 giai đoạn phát triển rừng trồng nói trên thì số lượng nguồn vốn tăng theo thời gian. Giai đoạn 1986-1992 chỉ có 1 nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Giai đoạn từ năm 1993-1998 đã có 2 nguồn vốn đầu tư, đặc biệt nguồn vốn tư nhân ở giai đoạn 1999-2010 đầu tư khá hiệu quả. Bởi vì tiền

63

4.1.2.2.Cơ cấuloàicâytrồng

Qua điều tra, khảo sát ở huyện Thạch Hà cho thấy cơ cấu loài cây và sản phẩm rừng trồng trong 4 giai đoạn như sau:

Bảng 4.2. Cơ cấu cây trồng và sản phẩm rừng trồng.

Giai đoạn Cơ cấu loài cây Sản phẩm rừng trồng

1986-1992

- Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta)

- Thông nhựa (Pinus merkusii)

- Phi lao (Casuarina equisetifolia)

- Vật liệu xây dựng - Gỗ gia dụng - Lâm sản ngoài gỗ 1993-1998 - Bạch đàn trắng (Eucalytus camaldulensis)

- Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta)

- Thông nhựa (Pinus merkusii)

- Phi lao (Casuarina equisetifolia)

- Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)

- Keo tai tượng (Acacia mangium)

- Vật liệu xây dựng - Gỗ trụ mỏ - Gỗ gia dụng - Gỗ nguyên liệu - Lâm sản ngoài gỗ 1999-2010

- Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)

- Keo tai tượng (Acacia mangium)

- Bạch đàn trắng (Eucalytus camaldulensis)

- Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla)

- Cao su (Hevea brasiliensis)

- Lim xanh (Erythrophloeum fordii)

- Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) - Vật liệu xây dựng - Gỗ trụ mỏ - Gỗ gia dụng - Gỗ nguyên liệu - Lâm sản ngoài gỗ 2011 đến nay

- Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)

- Keo tai tượng (Acacia mangium)

- Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla)

- Cao su (Hevea brasiliensis)

- Lim xanh (Erythrophloeum fordii)

- Re hương (Cinnamomum parthenoxylon)

- Tràm úc (Melaleuca leucadendra)

- Phi lao (Casuarina equisetifolia)

- Vật liệu xây dựng - Gỗ trụ mỏ

- Gỗ gia dụng - Gỗ nguyên liệu - Lâm sản ngoài gỗ

64

Qua các giai đoạn phát triển cho thấy sản phẩm từ rừng trồng ngày càng đa dạng hơn, loài cây trồng tăng và cũng đa dạng hơn cụ thể như sau: Giai đoạn 1986-1992 cây trồng chủ yếu là Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta), Thông nhựa (Pinus merkusii), phi lao, sản phẩm là gỗ gia dụng, gỗ xây dựng, lâm sản ngoại gỗ. Giai đoạn từ 1993-1998 cơ cấu loài cây trồng là Bạch đàn Trắng, Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (Acacia mangium), Thông nhựa (Pinus merkusii), sản phẩm cung cấp từ rừng trồng gồm: Gỗ gia dụng, gỗ xây dựng, gỗ trụ mỏ, nguyên liệu giấy, lâm sản ngoại gỗ. Từ giai đoạn 1999 - 2010 và 2011 đến nay loài cây trồng của huyện đa dạng hơn, cho năng suất, chất lượng cao như Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (Acacia mangium), Bạch đàn trắng (Eucalytus camaldulensis), Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon).

65

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)