Thực trạng môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 64 - 65)

Chương 3 : ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm cơ bản của Huyện Thạch Hà Tỉnh Hà Tĩnh

3.1.3. Thực trạng môi trường

Với điều kiện địa hình đặc trưng của vùng đã tạo nên ba vùng sinh thái khác nhau:

Vùng bán sơn địa: một số xã trong vùng Tây Nam của huyện (từ Ngọc Sơn đến Thạch Điền) là nơi khai thác vật liệu xây dựng chủ yếu (đất, cát, sỏi) nên bị tác động mạnh của q trình đơ thị hóa, nhiều ngọn đồi đã bị san phẳng, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng đáng kể; các xã cịn lại ít chịu ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa và phát triển cơng nghiệp, sự hình thành và phát triển đa dạng của hệ sinh thái đã làm cho môi trường vùng này vẫn đang ở trạng thái lý tưởng.

Vùng đồng bằng dân cư tập trung, điều kiện kinh tế phát triển hơn vùng bán sơn địa và vùng ven biển, đất đai được khai thác với cường độ cao hơn theo các mục đích kinh tế, do vậy mơi trường đã bị tác động ở nhiều mặt như nguồn nước, khơng khí, mơi trường, rác thải, đất cát...

Vùng ven biển: vùng này trong những năm trước đây chưa bị tác động nhiều bởi q trình đơ thị hóa, hệ sinh thái được giữ vững nhưng trong những năm gần đây và những năm tiếp theo, việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê đã và đang làm thay đổi cơ bản môi trường và hệ sinh thái khu vực này, đặc biệt là nguồn nước (nước mặt, nước ngầm,), khơng khí, đất đai.

Với lợi thế về mơi trường vùng đồi núi, hệ thống hồ, đập, sông suối phong phú và các di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng đã tạo nên cảnh quan môi trường thuận lợi khá lý tưởng trong việc khai thác tiềm năng du lịch và nghỉ dưỡng.

Về tổng thể cảnh quan môi trường của huyện đang ở trạng thái cân bằng, để bảo vệ và duy trì sinh thái bền vững cần:

- Trồng cây rừng trên vùng đất trống đồi núi trọc, bố trí cơ cấu cây ăn quả kết hợp với cây lâm nghiệp thích hợp vừa để cải tạo đất đai vừa nâng cao

55

- Sản xuất nông lâm nghiệp hạn chế sử dụng các chất hóa học, tránh gây ô nhiễm môi trường đất, nước, tổ chức việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý.

- Khu vực nông thôn, đô thị cần được quy hoạch đồng bộ hệ thống hạ tầng (nhất là khu vực đô thị) để hạn chế tối đa việc ô nhiễm môi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)