Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 58 - 64)

Chương 3 : ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm cơ bản của Huyện Thạch Hà Tỉnh Hà Tĩnh

3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

a. Cơ cấu các loại đất

Năm 2011, tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện là 35.503,78 ha với các loại đất được thể hiện trong bảng dưới đây.

49

Bảng 3.1: Cơ cấu các loại đất của huyện Thạch Hà năm 2011.

STT Loại đất Diện tích

(ha)

Tỷ trọng (%)

1 Đất cồn cát, bãi cát ven biển 8.845,00 24,91

2 Đất phù sa không được bồi 3.600,00 10,14

3 Đất chua mặn, nhiễm mặn, mặn 600,00 1,69

4 Đất cát pha, cát nhẹ 10.527,00 29,65

5 Đất phù sa cổ, bạc màu có sản phẩm

Feralit 2.254,00 6,07

6 Đất feralit xói mịn mạnh, trơ sỏi đá 9.526,78 27,54

Tổng 35.452,78 100

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh, 2011.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, cơ cấu tài nguyên đất của huyện bao gồm 6 loại:

- Đất cồn cát, bãi cát ven biển: Diện tích 8.845 ha, chiếm 24,91% diện tích tự nhiên. Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây lâm nghiệp để chắn sóng và chắn cát bay, có kết cấu rời rạc, nghèo dinh dưỡng đang có nguy cơ sa mạc hóa nếu khơng có phương án cải tạo tốt.

- Đất cát pha, cát nhẹ: Chiếm 10,14% tổng diện tích tự nhiên tồn huyện. Loại đất này thích hợp với trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất chua mặn, nhiễm mặn, mặn: Có diện tích 600 ha, tập trung chủ yếu ở các khu vực sông Nghèn, Rào Cái, sông Cày (nhiều nhất ở các xã: Thạch Sơn, Thạch Kênh và Thạch Long). Đất có thành phần cơ giới trung bình, nếu được thau chua, rửa mặn sẽ thích hợp với trồng lúa. Đất này chuyển sang ni trồng hải sản ở những nơi có điều kiện sẽ có hiệu quả kinh tế cao.

- Đất phù sa không được bồi: Chiếm 29,65% tổng diện tích tự nhiên tồn huyện. Đây là loại đất phù hợp với sản xuất và thâm canh cây lúa.

50

- Đất phù sa cổ, bạc màu có sản phẩm Feralit: Có diện tích 2.154 ha, chiếm 6,07% tổng diện tích tự nhiên, phân bố dọc chân núi Trà Sơn, đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác mỏng, phù hợp với trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất feralit xói mịn mạnh, trơ sỏi đá: Loại đất này chiếm 27,54% Đây là loại đất phân bố trên địa bàn đồi núi mà thảm thực vật đã bị phá hủy nặng. Loại đất này để phát triển cây lâm nghiệp, đặc biệt là cây thông.

b. Cơ cấu sử dụng đất và xu hướng dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất

Cơ cấu sử dụng đất của huyện năm 2011 được thể hiện trong bảng số liệu 2.2 dưới đây. Qua bảng số liệu ta thấy, nhìn chung quỹ đất của Thạch Hà trong những năm qua đã được đầu tư khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả, đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Cụ thể:

* Đất nơng nghiệp:

Diện tích đất nơng nghiệp là 23.176,66 ha, chiếm 65,289% diện tích tự nhiên, cơ cấu sử dụng như sau:

- Đất sản xuất nơng nghiệp: 9.320,34 ha, chiếm 26,29% tổng diện tích đất tự nhiên và 51,43% đất nông nghiệp.

- Đất trồng cây lâu năm chiếm 8,54% diện tích đất tự nhiên và 13,08% diện tích đất nơng nghiệp, những năm gần đây có một số hộ đã có xu hướng cải tạo đất cây lâu năm để phát triển các loại cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao.

- Đất lâm nghiệp: Hiện nay tồn huyện có 9.999,9 ha đất lâm nghiệp, chiếm 28,21% diện tích đất tự nhiên, trong đó: Diện tích đất rừng sản xuất là 6.669,8 ha, diện tích đất rừng trồng phịng hộ 3.330,1 ha, chủ yếu là rừng trồng; rừng tự nhiên còn lại rất thấp, là loại rừng phục hồi sau khi khai thác.

51

với mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích, huyện cần phải có các chính sách mở rộng diện tích ni thuỷ sản.

* Đất phi nơng nghiệp:

Diện tích đất phi nơng nghiệp là 9.092,52 ha, chiếm 25,61% diện tích tự nhiên, cơ cấu sử dụng như sau:

- Đất ở: Diện tích chiếm 11,82% diện tích đất phi nơng nghiệp. Trong đó đất ở nơng thơn 1.017,77 ha, đất ở đơ thị 56,72 ha. Do quỹ đất ở còn hạn chế, thiếu quy hoạch nên nhìn chung việc bố trí đất ở cho các cụm dân cư được bố trí xen kẽ giữa đất ở với đất xây dựng các cơng trình phúc lợi, phân bố chủ yếu 2 bên trục đường giao thông. Hiện nay, do xu thế phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Tĩnh cũng như của huyện nên nhu cầu mua đất ở những nơi thuận lợi giao thông, các tụ điểm dân cư, thị trấn, thị tứ trên địa bàn huyện ngày càng lớn.

- Đất chuyên dùng: Diện tích 4.561,13 đây là loại đất chiếm diện tích khá lớn trong diện tích đất phi nơng nghiệp và được sử dụng vào các mục đích phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, hạ tầng nông thôn... của địa phương. Bao gồm đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp 24, 59 ha, đất quốc phòng - an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích cơng cộng...

- Đất tơn giáo tín ngưỡng: Diện tích 45,73 ha, chiếm 0,13% diện tích đất tự nhiên để xây dựng các cơng trình tơn giáo phục vụ các nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân như đình, chùa, nhà thờ giáo, nhà thờ các họ tộc.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích chiếm 5,03% diện tích đất phi nơng nghiệp. Trong tương lai huyện cần có sự chỉnh trang, quy tập các nghĩa trang cách xa khu dân cư đảm bảo mơi trường và tín ngưỡng của người dân.

- Đất sơng suối và mặt nước chun dùng: Diện tích 3.008,75 ha, chiếm 33,09% diện tích đất phi nơng nghiệp.

52

Bảng 3.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Thạch Hà năm 2011.

STT Loại đất Diện tích

(ha)

Tỷ trọng (%)

1 Đất nông nghiệp 23.176,66 65,28

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9.320,34 26,29

1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.030,80 8,54

1.3 Đất lâm nghiệp 9.999,90 28,21

1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 824,95 2,32

1.5 Đất làm muối 87,57 0,25

2 Đất phi nông nghiệp 9.092,52 25,61

2.1 Đất ở 1.074,49 3,03

2.2 Đất chuyên dùng 4.561,13 12,85

2.3 Đất tơn giáo tín ngưỡng 45,73 0,13

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 402,42 1,13

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 3.008,75 8,47

3 Đất chưa sử dụng 3.234,60 9,11

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 2.800,55 7,89

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 434,05 1,22

Tổng 35.452,78 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh, 2011.

* Đất chưa sử dụng:

Diện tích 3.234,6 ha, chiếm 9,11% diện tích đất tự nhiên. Trong thời gian tới huyện cần tập trung khai thác diện tích đất chưa sử dụng dùng vào nhiều mục đích khác nhau như dùng để xây dựng các cơng trình, trồng rừng trên diện tích đồi núi ... hạn chế việc sử dụng vào diện tích đất sản xuất nơng nghiệp.

Từ cơ cấu các loại đất trên địa bàn huyện Thạch Hà ta có thể thấy quỹ đất của huyện hiện nay được sử dụng khá hợp lý và có hiệu quả, trong đó:

- Nhóm đất dành cho sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng này tương đối lớn so với nhiều huyện trong cả nước. Đặc điểm này cho phép có thể phát triển một nền nông nghiệp đủ mạnh, tuy nhiên cũng cần phải chuyển

53

các mục đích khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Nhóm đất phi nông nghiệp: Do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện cùng với tốc độ đơ thị hóa, diện tích đất phi nơng nghiệp sẽ tăng lên. Vì vậy, cần phải có các chính sách khai thác một cách có hiệu quả quỹ đất phi nơng nghiệp hiện có.

- Hiện nay quỹ đất chưa sử dụng không lớn, chỉ cịn 9,11% diện tích nên việc khai thác có hiệu quả diện tích sẽ là một nhiệm vụ quan trọng của Thạch Hà trong những năm tới.

3.1.2.2. Tài nguyên rừng

Huyện Thạch Hà có diện tích rừng nhỏ, khơng đáng kể. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện là gần 10.000 ha, chiếm 20,60% đất tự nhiên trong đó đất có rừng là 7.306,7 ha, đạt độ che phủ là 81,09% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Trên địa bàn huyện có 6.186,6 ha rừng trồng và có 59,65 ha diện tích đất ươm cây giống, chiếm 1,26% với trữ lượng gỗ ước tính khoảng 980.000m3.

3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Nguồn tài ngun khống sản của huyện gồm có: Emênit ở Thạch Hội, Thạch Văn với trữ lượng 365.000 tấn, cát Thạch Anh ở Việt Xuyên, Thạch Vĩnh, quặng Mangan phân bố ở các xã: Bắc Sơn, Thạch Xuân, Ngọc Sơn. Đặc biệt có mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng 540 triệu tấn. Đây là mỏ sắt lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, hiện đang được tổ chức khai thác và sẽ đi vào hoạt động trong những năm tới. Ngồi ra cịn có một số quặng khác như titan, than bùn...trữ lượng thấp, phân bố rải rác. Nguồn nguyên vật liệu xây dựng của huyện chủ yếu khai thác đá ở Thạch Hải, Thạch Đỉnh, Thạch Bàn với diện tích khoảng 250 ha, có giá trị rất cao trong xây dựng và xuất khẩu.

3.1.2.4. Tài nguyên biển

Thạch Hà có bờ biển dài khoảng 24km, vùng biển bãi ngang nên sản lượng hải sản ít. Sản lượng đánh bắt hàng năm đạt khoảng 4.000 - 5000 tấn. Bờ biển là những bãi cát dài, mịn và thoải rất thích hợp với phát triển du lịch biển.

54

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng huyện thạch hà hà tĩnh (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)