Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Ở Việt Nam
1.2.6. Nghiên cứu về chính sách, kinh tế và thị trường
Cùng với đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp, chính phủ đã ban hành hàng loạt cách chính sách về quản lý rừng như Luật đất đai, Luật bảo vệ và Phát triển rừng, các nghị định 01/CP, 163CP về giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp; các chính sách về đầu tư tín dụng như luật khuyến khích đầu tư trong nước, nghị định 43/1999/NĐ-CP, nghị định 50/1999/NĐ-CP, tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại, chính sách thuế, chính sách hưởng lợi.... các chính sách trên đã có tác động mạnh tới phát triển sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là rừng trồng .
18
Nhìn chung, những nghiên cứu về chính sách phát triển rừng trồng sản xuất ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được quan tâm nhiều hơn, song cũng mới chỉ tập trung vào một số vấn đề như: phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây trồng, sử dụng đất lâm nghiệp và một số nghiên cứu nhỏ về thị trường. Có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình của các tác giả sau đây:
Đánh giá hiệu quả giao đất giao rừng ở Thanh Hoá, Võ Nguyên Huân (1997) đã xác định được các loại hình sản xuất và đưa ra các giải pháp nhằm phát huy nội lực của chủ rừng trong sử dụng và quản lý rừng bền vững. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra những khó khăn và hạn chế của chính sách giao đất khốn rừng đồng thời đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giao đất và khoán bảo vệ rừng [16].
Nghiên cứu rà sốt các chính sách liên quan đến rừng như chính sách về đất đai, đầu tư tín dụng. Phạm Xuân Phương (2003) cũng đã chỉ rõ các chủ trương và chính sách là rất kịp thời và có ý nghĩa, nhưng trong q trình triển khai cịn nhiều bất cập. Tác giả cũng định hướng hồn thiện các chính sách để có quy hoạch tổng thể cho vùng trồng rừng nguyên liệu, chủ rừng có thể vay vốn trồng rừng đảm bảo có lợi nhuận, đảm bảo rừng được trồng với tập đoàn giống tốt [29].
Đánh giá thực trạng trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trong thời gian qua Nguyễn xuân Quát và cộng sự (2003) đã nêu ra được những khó khăn, thuận lợi của cơng tác trồng rừng phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản [30].
Thị trường lâm sản cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu vì đây là vấn đề có quan hệ mật thiết với sản phẩm trồng rừng, có thể điểm qua một số cơng trình nghiên cứu như: Trong nghiên cứu về thị trường lâm sản rừng trồng miền núi phía Bắc, Võ Đại Hải (2004; 2005a, 2005b) đã chỉ ra
19
biến lâm sản cũng như hình thành được những phương thức kinh doanh liên kết giữa người dân và các xí nghiệp lâm nghiệp [13], [14], [15].
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng thâm canh Keo lai của Đoàn Hoài Nam (2006) ở một số vùng sản xuất kinh tế lâm nghiệp như Bình Dương, Quảng Trị, Gia Lai, Thái Nguyên, kết quả cho thấy tỷ suất thu hồi vốn nội bộ IRR nằm trong khoảng từ 2,56- 3,23% [23]. Như vậy, việc kinh doanh rừng trồng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu là có lãi.
1.2.7. Nghiên cứu về xói mịn đất
Nghiên cứu về xói mịn đất ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1960 với việc đo lượng đất xói mịn, trong đó điển hình là nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Ngọc Bình, Cao Văn Vĩnh về ảnh hưởng của độ dốc tới xói mịn đất, góp phần đề ra các chỉ tiêu và quy chế bảo vệ, sử dụng và khai thác đất dốc, Chu Đình Hồng (1962,1963), Bùi Quang Toản ở Tây Bắc (1964,1965), Tơn Gia Huyên (1964), Thái Phiên (1965).
Thực tiễn sản xuất cho thấy trong 7 vùng sinh thái của Việt Nam, các vùng thuộc miền Bắc và miền Trung có nguy cơ xói mịn lớn hơn do chịu tác động của mưa bão tập trung, địa hình dốc, tầng đất mỏng và thực bì bị tàn phá mạnh. Do vậy, việc nghiên cứu dự báo tập trung nhiều ở vùng này. Các nghiên cứu về xói mịn đất rừng điển hình là của Nguyễn Xuân Quát, Bùi Ngạnh (1964) ở vùng Cầu hai (Phú Thọ), Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải ở Tây Nguyên (1964).
Với sự hòa nhập vào mạng lưới Nghiên cứu quản lý đất quốc tế (IBSRAM), nhiều nghiên cứu về xói mịn đất dưới tán rừng đã được triển khai ở các tỉnh phía Bắc và Tây Ngun. Các cơng trình của các tác giả phải kể đến là: Nguyễn Trọng Hà, Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1990- 1997), Võ Đại Hải và Ngơ Đình Quế (1982, 1992, 2002), Vương Văn Quỳnh và cộng sự (1994 đến 1999), Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1996, 1997), Nguyễn Văn Dũng và Trần Đức Viên (2003), Phạm văn Điển (2006).
20
Lương Văn Thanh (2006) đã tiến hành theo hướng thử nghiệm hoặc tính tốn các hệ số của phương trình mất đất phỏ dụng của Wischmeier và Smith để kiểm nghiệm và đánh giá hiện trạng trạng xói mịn đất trong khu vực nghiên cứu [45].
Nguyễn Trọng Hà, Nguyễn Thế Hưng (2005) đã kiểm nghiệm phương trình mất đất phổ dụng tại Phú Thọ. Kết quả cho thấy rằng: Đối với các mô hình đất canh tác nơng nghiệp thì sai số giữa lượng mất đất lý thuyết và thực tế biến động từ 2,5- 5,3%. Tuy nhiên, với mơ hình đối chứng (không canh tác) lượng mất đất lý thuyết chênh so với thực tế là 19 lần, điều này được giải thích là do trong q trình đo xói mịn cỏ dại phát triển mạnh. Đây chính là yếu tố có tác dụng làm giảm động năng của hạt mưa vào đất ngăn cản dòng chảy mặt [9].
Nguyễn Trọng Hà, Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1990- 1997) đã nghiên cứu và tính tốn các hệ số của phương trình mất đất phổ dụng cho một số vùng của Việt Nam như: Xuân Mai, Ba vì, Hịa Bình, Tây Hiếu (Nghệ An)...[10].
Nghiên cứu của Võ Đại Hải và Ngơ Đình Quế (1982, 1992 và 2002) về đánh giá tác động của rừng đến xói mịn và dịng chảy mặt trên một số lưu vực sông miền Trung và Tây nguyên (sử dụng mơ hình SWAT) cho rằng: Độ che phủ của rừng có quan hệ mật thiết đến xói mịn, độ che phủ của rừng càng cao thì xói mịn càng giảm và ngược lại. Mặt khác, rừng có chất lượng tốt như rừng giàu và rừng trung bình có khả năng điều tiết nước và chống xói mịn đất tốt hơn là rừng có chất lượng kém. Đồng thời các tác giả có đề xuất trong công tác xây dựng rừng phịng hộ đầu nguồn, ngồi việc chú ý nâng cao độ che phủ của rừng cần phải chú ý cải thiện và nâng cao chất lượng rừng [11].
21
phương thức canh tác trong hộ gia đình người Dao ở Hàm Yên, Tuyên Quang. Một trong những kết quả của đề tài này là phương trình dự báo xói mịn đất dưới rừng và những mơ hình canh tác không làm đất hàng năm. Sau đó phương trình tiếp tục được hồn thiện theo hướng bổ sung chỉ số xói mịn của mưa để có thể áp dụng ra những vùng rộng hơn, phương trình như sau:
(1.2)
Trong đó:
d: Cường độ xói mịn, tính bằng mm/năm. : Độ dốc mặt đất, tính bằng độ.
TC: Độ tàn che tầng cây cao.
H: Chiều cao tầng cây cao, tính bằng m. CP: Tỷ lệ che phủ của lớp thảm tươi cây bụi. TM: Tỷ lệ che phủ mặt đất của thảm khô. X: Độ xốp lớp đất mặt.
K: Chỉ số xói mịn của mưa, hay đại lượng phản ảnh năng lực gây xói mịn đất của mưa.
Tác giả Vương Văn Quỳnh và cộng sự đã xác định tiêu chuẩn bảo vệ của rừng và lớp phủ thực vật nói chung thỏa mãn điều kiện d < 0,8 mm/năm [34].
Nghiên cứu của tác giả Lương Văn Thanh (2006) tại khu vực hồ Trị An, lượng xói mịn được tính tốn trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố trong phương trình mất đất phổ dụng (USLE), kết hợp sử dụng GIS và ảnh viễn thám để xây dựng bản đồ hiện trạng xói mịn. Tác giả đã thiết lập được các loại bản đồ sau: Bản đồ độ dốc, bản đồ hướng dịng chảy, bản đồ địa hình (LS), bản đồ hệ số lớp phủ thực vật (C), bản đồ hệ số xói mịn đất (k), tính
22
tốn hệ số mưa. Đồng thời tác giả cũng phân cấp cường độ xói mịn trên tồn bộ lưu vực hồ Trị An [45].