Biểu đồ chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nguyễn siêu, hà nội (Trang 36 - 40)

Tốc độ tăng chiều cao đứng theo tuổi của học sinh không đồng đều, chiều cao đứng của học sinh nam tăng nhanh nhất ở giai đoạn 13 đến 14 tuổi (tăng 7,69 cm/năm). Chiều cao đứng của học sinh nữ tăng nhanh nhất ở giai đoạn 12 đến 13 tuổi (tăng 7,57 cm/năm). Như vậy, thời kì nhảy vọt về chiều cao của học sinh nam muộn hơn học sinh nữ 1 năm. Điều này cho thấy sự tăng trưởng chiều cao đứng của học

sinh diễn ra trùng với giai đoạn của thời kì dậy thì. Trong giai đoạn dậy thì, do ảnh hưởng của hormone sinh trưởng và hormone sinh dục khiến chiều dài xương tăng nhanh, đặc biệt là xương ống. Theo đặc điểm phát triển của cơ thể người, giai đoạn dậy thì thường diễn ra sớm hơn ở nữ khiến chiều cao đứng ở nữ có thời kỳ nhảy vọt diễn ra sớm hơn ở học sinh nam. Do vậy, 15 tuổi là lứa tuổi học sinh nam vẫn trong giai đoạn dậy thì, cịn học sinh nữ đã dần chậm lại sự phát triển, nên chiều cao của học sinh nam chênh lệch nhiều so với học sinh nữ (6,57 cm). Kết quả này phù hợp với số liệu trong nghiên cứu của Đào Huy Khuê [26], Trần Thị Thúy [44]. Học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu có thời kì nhảy vọt chiều cao đứng của học sinh nam sớm hơn một năm so với số liệu trong “Hằng số sinh học người Việt Nam” [49], “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX” [2], Trần Thị Loan [29], Trần Long Giang và Mai Văn Hưng [16] và muộn hơn một năm so với nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường. Trong khi đó, thời kì dậy thì của học sinh nữ trong “Hằng số sinh học người Việt Nam” diễn ra muộn hơn 2 năm. Như vậy, so với một số nghiên cứu cho thấy, học sinh hiện nay có thời kì dậy thì sớm hơn trước đây. Điều này là do các điều kiện dinh dưỡng và rèn luyện của học sinh hiện nay tốt hơn trước đây, vì vậy cơ thể khơng mất nhiều thời gian để chuẩn bị, tích lũy cho giai đoạn dậy thì.

Dựa vào bảng 3.2 cho thấy, kết quả về chiều cao đứng của học sinh từ 12 đến 15 tuổi trong nghiên cứu này có giá trị lớn hơn các nghiên cứu kể cả những nghiên cứu gần đây như số liệu của Đỗ Hồng Cường ở Hịa Bình [5], của Trần Long Giang và Mai Văn Hưng ở Yên Bái [16], của Trần Thị Thúy ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội [44]. Điều này cho thấy, kết quả nghiên cứu về chiều cao đứng của học sinh theo giới tính trong cùng một độ tuổi có sự khác nhau ở các vùng miền và học sinh ở thành phố Hà Nội có chiều cao đứng lớn hơn so với học sinh ở các tỉnh miền núi và khu vực lân cận. Như vậy, sự khác biệt này là do các kết quả nghiên cứu được thực hiện ở những địa bàn khác nhau. Điều đó chứng tỏ sự tăng trưởng về chiều cao phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện dinh dưỡng. Vì vậy, học sinh ở khu vực thành phố có sự phát triển về chiều cao tốt hơn so với khu vực nông thôn và miền núi.

Bên cạnh đó, so sánh với nghiên cứu trên cùng một địa bàn Hà Nội như nghiên cứu của Trần Thị Loan (2002) [29] hay Trần Thị Thúy (2014) [44] cũng cho giá trị lớn hơn. Điều này là do học sinh khu vực nội thành Hà Nội có điều kiện phát triển tốt hơn khu vực ngoại thành, mặt khác, học sinh hiện nay nói chung và học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu nói riêng được cha mẹ và nhà trường quan tâm, chăm sóc về chế độ dinh dưỡng, có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế để đầu tư phát triển về mặt thể chất cũng như tinh thần cho học sinh. Ngoài ra, nghiên cứu này cho thấy, chiều cao của nam học sinh luôn cao hơn nữ học sinh ở các lứa tuổi. Điều này khác biệt với các nghiên cứu trước đây. Sự khác biệt này là do đất nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, con người có nhận thức tốt và khoa học hơn, chính vì vậy sức khỏe và thể chất của con người được chú trọng dẫn tới quá trình sinh trưởng của học sinh ngày nay ổn định hơn so với trước đây. Đồng thời sự tăng trưởng của học sinh nam bền vững hơn so với học sinh nữ.

Bảng 3.2. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau

Giới tính Tuổi HSSH (1975) Đào Huy Khuê (1991) Trần Thị Loan (2002) GTSH (2003) Đỗ Hồng Cường (2009) Trần Long Giang (2012) Trần Thị Thúy (2014) Đào Ngọc Minh Anh (2017) Nam 12 130,92 134,55 141,08 135,01 140,29 140,51 142,15 149,14 13 133,95 138,22 146,04 140,46 147,01 145,30 146,27 153,85 14 137,51 146,15 150,58 147,73 153,58 151,98 154,86 161,54 15 146,20 151,13 157,94 155,52 159,13 160,01 160,53 165,90 Nữ 12 130,59 137,34 143,05 137,78 144,02 142,38 142,92 145,69 13 135,02 143,64 149,85 143,11 148,06 149,30 148,98 153,26 14 138,95 146,18 153,86 147,64 151,62 153,59 153,53 158,42 15 143,40 150,58 154,67 151,01 152,44 155,55 156,09 159,33

Ngoài ra, các số liệu nghiên cứu khác nhau còn phụ thuộc vào thời gian nghiên cứu. So sánh với các nghiên cứu trước đây như “Hằng số sinh học người Việt Nam” (1975) [49], Đào Huy Khuê (1991) [26], “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX” (2003) [2], thì số liệu trong nghiên cứu này cao hơn nhiều. Do các nghiên cứu ở giai đoạn trước được thực hiện trong thời kì đất nước cịn hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội, còn bị ảnh hưởng của chiến tranh (1975) và nghèo đói, chính vì vậy con người thời bấy giờ khơng có điều kiện về dinh dưỡng và rèn luyện thể lực tốt như thời nay. Mặt khác, ngay cả khi so sánh với số liệu nghiên cứu về chiều cao đứng của học sinh trong cùng một địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội cách đây 15 năm của Trần Thị Loan năm 2002 thì số liệu trong nghiên cứu này cũng cho kết quả cao hơn khá nhiều ở cùng một độ tuổi của cả hai giới tính. Như vậy, có thể khẳng định sự tăng trưởng chiều cao trong các lứa tuổi của học sinh hiện nay tốt hơn nhiều so với trước đây, tức là tốc độ sinh trưởng và phát triển của học sinh không phải hằng định mà biến đổi theo thời gian.

3.1.2. Cân nặng

Cân nặng là chỉ số được dùng phổ biến để đánh giá về dinh dưỡng và thể lực của con người. Cùng với chiều cao, cân nặng là một chỉ số phản ánh sự phát triển về thể chất. Kết quả nghiên cứu cân nặng của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu được thể hiện ở bảng 3.3 và hình 3.2.

Bảng 3.3. Cân nặng (kg) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính

Tuổi Cân nặng (kg) X 1 -X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 31 44,48 ± 7,7 - 39 38,79 ± 7,39 - 5,69 <0,05 13 36 46,50 ± 6,02 2,02 34 46,13 ± 7,03 7,34 0,37 >0,05 14 36 50,54 ± 7,30 4,04 34 47,46 ± 6,04 1,33 3,08 >0,05 15 30 54,35 ± 8,25 3,81 30 49,77 ± 8,37 2,31 4,58 >0,05 Tăng trung bình 3,29 3,66

Các số liệu bảng 3.3 cho thấy, cân nặng của học sinh tăng dần từ 12 đến 15 tuổi. Cân nặng của học sinh nam tăng từ 44,48 kg lúc 12 tuổi lên 46,5 kg lúc 13 tuổi, tiếp tục tăng lên 50,54 kg ở tuổi 14 và đạt 54,35 kg lúc 15 tuổi. Cân nặng của học sinh nam tăng trung bình 3,29 kg mỗi năm. Trong đó từ 13 đến 14 tuổi, cân nặng của học sinh nam tăng mạnh nhất (tăng 4,04 kg) và tăng ít nhất từ 12 đến 13 tuổi (tăng 2,02 kg). Từ 12 đến 15 tuổi, cân nặng của học sinh nữ tăng từ 38,79 kg lên 49,77 kg. Mỗi năm cân nặng của học sinh nữ tăng trung bình 3,66 kg. Ngược lại với mức tăng trọng lượng cơ thể của học sinh nam, học sinh nữ tăng cân nhiều nhất ở độ tuổi từ 12 đến 13 (tăng 7,34 kg) và tăng ít nhất từ 13 đến 14 tuổi (tăng 1,33 kg).

Như vậy, từ 12 đến 15 tuổi, cân nặng của học sinh tăng liên tục theo tuổi. Tuy nhiên tốc độ tăng cân nặng của học sinh nam và học sinh nữ khác nhau không nhiều (tăng trung bình 3,29 kg/năm ở nam và 3,66 kg/năm ở nữ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nguyễn siêu, hà nội (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)