3.2. Một số chỉ số chức năng sinh lý của học sinh
3.2.2. Các chỉ số chức năng thông khí phổi
3.2.2.1. Tần số hô hấp
Kết quả nghiên cứu tần số hô hấp của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu được thể hiện ở bảng 3.21 và hình 3.11.
Bảng 3.21. Tần số hơ hấp (nhịp/phút) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính
Tuổi Tần số hô hấp (nhịp/phút) X 1 -X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 31 20,38 ± 2,46 - 39 20,95 ± 3,52 - -0,57 >0,05 13 36 20,13 ± 3,30 -0,25 34 20,88 ± 2,97 -0,07 -0,75 >0,05 14 36 19,71 ± 3,45 -0,42 34 19,81 ± 3,11 -1,07 -0,1 >0,05 15 30 19,17 ± 2,86 -0,54 30 19,25 ± 2,83 -0,56 -0,08 >0,05 Tăng trung bình -0,40 -0,57
Số liệu bảng 3.21 cho thấy, từ 12 đến 15 tuổi, tần số hô hấp của học sinh giảm dần. Cụ thể là tần số hô hấp của học sinh nam giảm từ 20,38 nhịp/phút lúc 12 tuổi xuống 19,17 nhịp/phút lúc 15 tuổi, mỗi năm giảm trung bình 0,4 nhịp/phút. Tần số hô hấp của học sinh nữ giảm từ 20,95 nhịp/phút lúc 12 tuổi xuống 19,25 nhịp/phút lúc 15 tuổi, mỗi năm giảm trung bình 0,57 nhịp/phút.
Tuy nhiên, tốc độ giảm tần số hô hấp của học sinh không đồng đều ở cả hai giới tính. Tần số hơ hấp của học sinh nam giảm ít nhất trong giai đoạn từ 12 đến 13 tuổi (giảm 0,25 nhịp/phút) và từ 14 đến 15 tuổi là giai đoạn có tần số hơ hấp giảm mạnh nhất (giảm 0,54 nhịp/phút). Tương tự tần số hô hấp của học sinh nam, trong giai đoạn 12 đến 13 tuổi ở học sinh nữ có tần số hơ hấp giảm chậm nhất là 0,07
nhịp/phút. Trong khi đó, tần số hơ hấp của học sinh nữ giai đoạn 13 đến 14 tuổi lại giảm nhanh nhất (giảm 1,07 nhịp/phút).
Hình 3.11. Biểu đồ tần số hô hấp của học sinh theo tuổi và giới tính
Như vậy, từ 12 đến 15 tuổi, tần số hơ hấp của học sinh giảm dần. Trung bình mỗi năm, tần số hô hấp của học sinh nữ giảm 0,57 nhịp/phút, giảm mạnh hơn so với tốc độ giảm tần số hô hấp của học sinh nam (giảm 0,4 nhịp/phút). Điều này được lý giải do thể tích phổi càng tăng khi trẻ càng lớn, cơ hoành và cơ liên sườn của trẻ ngày càng hoàn thiện, thể tích lưu thơng khí tăng lên, trong khi nhu cầu oxy giảm dần là nguyên nhân dẫn đến tần số hô hấp giảm dần theo tuổi (Trần Long Giang 2012 [16]). Kết quả này phù hợp với số liệu nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) [36] và Trần Thị Thúy (2014) [44]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự giảm nhanh về tần số hô hấp của học sinh nam trong giai đoạn 14 đến 15 tuổi, ở học sinh nữ là giai đoạn 13 đến 14 tuổi. Vậy thời điểm giảm nhanh về tần số hô hấp ở học sinh nữ diễn ra sớm hơn học sinh nam một năm. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Trần Thị Thúy [44].
Ở các lứa tuổi từ 12 đến 15, tần số hô hấp của học sinh nữ ln cao hơn học sinh nam có cùng một độ tuổi. Cụ thể, ở tuổi 12, tần số hơ hấp trung bình của học sinh nam là 20,38 nhịp/phút, của học sinh nữ là 20,95 nhịp/phút, chênh lệch là 0,57
nhịp/phút. Ở tuổi 13, tần số hơ hấp có sự chênh lệch giữa hai giới tính là 0,75 nhịp/phút, đây là lứa tuổi có sự khác biệt lớn nhất về tần số hô hấp. Ở tuổi 14, tần số hơ hấp trung bình của học sinh nam là 19,71 nhịp/phút, thấp hơn học sinh nữ là 0,1 nhịp/phút. Sự chênh lệch về tần số hơ hấp giữa hai giới tính ít nhất ở độ tuổi 15, là 0,08 nhịp/phút. Tuy nhiên, sự khác biệt về tần số hơ hấp của học sinh theo giới tính khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này khác biệt với số liệu nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc [36] và Trần Thị Thúy [44].
Bảng 3.22. Tần số hô hấp (nhịp/phút) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả
khác nhau Giới tính Tuổi Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) Trần Thị Thúy (2014) Đào Ngọc Minh Anh (2017) Nam 12 21,86 21,45 20,38 13 21,41 21,03 20,13 14 20,48 20,48 19,71 15 20,16 19,52 19,17 Nữ 12 22,12 22,04 20,95 13 21,95 21,55 20,88 14 20,56 20,11 19,81 15 19,47 19,10 19,25
So sánh tần số hô hấp của học sinh trong nghiên cứu này với các nghiên cứu trước đây thấy rằng tần số hơ hấp của học sinh trường Nguyễn Siêu có giá trị thấp hơn các nghiên cứu khác, điều này phù hợp với sự khác biệt về chỉ số hình thái trong nghiên cứu này với các tác giả khác. Mối liên quan giữa tần số hơ hấp và chỉ số hình thái cơ thể trong các nghiên cứu cho thấy chỉ số hình thái của học sinh hiện nay có giá trị cao hơn so với các nghiên cứu trước đây, đồng thời tần số hô hấp của học sinh giảm dần qua các năm. Mặc dù sự thay đổi này là khơng đáng kể.
3.2.2.2. Dung tích sống
Kết quả nghiên cứu dung tích sống của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu được thể hiện ở bảng 3.23 và hình 3.12.
Bảng 3.23. Dung tích sống (lít) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính
Tuổi Dung tích sống (lít) X 1 -X2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 31 2,70 ± 0,22 - 39 2,36 ± 0,29 - 0,34 <0,05 13 36 2,91 ± 0,39 0,21 34 2,72 ± 0,25 0,36 0,19 <0,05 14 36 3,26 ± 0,53 0,35 34 3,14 ± 0,38 0,42 0,12 >0,05 15 30 3,85 ± 0,45 0,59 30 3,23 ± 0,34 0,09 0,62 <0,05 Tăng trung bình 0,38 0,29
Các số liệu bảng 3.23 cho thấy, dung tích sống của học sinh tăng dần từ 12 đến 15 tuổi. Dung tích sống của học sinh nam tăng từ 2,70 lít lúc 12 tuổi lên 2,91 lít lúc 13 tuổi, tiếp tục tăng lên 3,26 lít ở tuổi 14 và đạt 3,85 lít lúc 15 tuổi. Dung tích sống của học sinh nam tăng trung bình 0,38 lít mỗi năm. Trong đó, từ 12 đến 13 tuổi học sinh nam có dung tích sống tăng chậm nhất là 0,21 lít và tăng mạnh nhất là 0,59 lít trong giai đoạn từ 14 đến 15 tuổi. Từ 12 tuổi đến 15 tuổi, dung tích sống của học sinh nữ tăng từ 2,36 lít lên 3,23 lít kg, trung bình mỗi năm dung tích sống tăng 0,29 lít. Ngược lại với mức tăng dung tích sống của học sinh nam, học sinh nữ tăng dung tích sống nhiều nhất ở độ tuổi từ 13 đến 14 (tăng 0,42 lít) và tăng ít nhất từ 14 đến 15 tuổi (tăng 0,09 lít). Như vậy, thời điểm dung tích sống tăng nhanh nhất ở học sinh nữ sớm hơn ở nam một năm. Điều này là phù hợp với thời điểm dậy thì của học sinh nữ diễn ra sớm hơn ở học sinh nam. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Trần Thị Thúy [44] và muộn hơn hầu hết các nghiên cứu khác một đến hai năm [2], [5], [29], [36].
Hình 3.12. Biểu đồ dung tích sống của học sinh theo tuổi và giới tính
Như vậy, từ 12 đến 15 tuổi, dung tích sống của học sinh tăng liên tục theo tuổi. Điều này được lý giải bởi sự tăng trưởng của cơ thể trong lứa tuổi này. Các chỉ số hình thái phát triển, các cơ quan cũng lớn lên và dần hoàn thiện, điều này khiến cho thể tích phổi của học sinh tăng, do đó dung tích sống phổi cũng tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng dung tích sống của học sinh qua các lứa tuổi chênh lệch khơng nhiều (tăng trung bình 0,38 lít/năm ở nam và 0,29 lít/năm ở nữ) và tốc độ tăng dung tích sống của học sinh nam nhanh hơn học sinh nữ, nhưng mức chênh lệch không đáng kể.
Ngồi ra, số liệu cịn cho thấy học sinh nam ln có dung tích phổi lớn hơn học sinh nữ trong cùng một độ tuổi. Tuy nhiên sự chênh lệch không đồng đều ở các độ tuổi. Cụ thể, ở tuổi 12, trung bình dung tích sống của học sinh nam là 2,7 lít, của học sinh nữ là 2,36 lít, do vậy học sinh nam có dung tích sống lớn hơn học sinh nữ là 0,34 lít và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ở tuổi 13 có mức chênh lệch ít hơn về dung tích sống giữa hai giới tính (0,19 lít), sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ở 14 tuổi, học sinh nam và học sinh nữ có sự chênh lệch ít nhất về dung tích sống trung bình là 0,12 lít, tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này có thể do thời điểm dậy thì của học sinh nữ diễn ra sớm
hơn ở học sinh nam, vì vậy các kích thước của cơ thể tăng như chiều cao, vịng ngực làm cho dung tích sống của học sinh ở lứa tuổi này tăng nhanh, do đó sự chênh lệch về dung tích sống của học sinh nam và học sinh nữ giảm. Dung tích sống trung bình của học sinh nam lớn hơn học sinh nữ nhiều nhất là ở tuổi 15 (0,62 lít) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả của các nghiên cứu khác được so sánh trong bảng 3.24 cho kết quả tương tự.
Bảng 3.24. Dung tích sống (lít) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau
Giới tính Tuổi Trần Thị Loan (2002) GTSH (2003) Đỗ Hồng Cường (2009) Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) Trần Thị Thúy (2014) Đào Ngọc Minh Anh (2017) Nam 12 1,87 2,16 2,20 2,17 2,39 2,70 13 2,19 2,90 2,57 2,47 2,64 2,91 14 2,64 3,21 3,02 2,94 3,01 3,26 15 3,14 3,26 3,27 3,26 3,49 3,85 Nữ 12 1,51 2,28 2,12 2,04 2,10 2,36 13 1,87 2,55 2,51 2,48 2,38 2,72 14 2,00 2,79 2,72 2,85 2,79 3,14 15 2,17 2,87 2,85 2,89 2,92 3,23
So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan (2002) [29], “Các giá trị sinh học người Việt Nam thập kỷ 90 thế kỷ 20” (2003) [2], Đỗ Hồng Cường (2009) [5], Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) [36] và Trần Thị Thúy (2014) [44] thì số liệu dung tích sống trong nghiên cứu này có giá trị lớn hơn ở cả hai giới tính. Điều có thể được lý giải bởi sự khác biệt về thời gian nghiên cứu, đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội ở các địa bàn nghiên cứu khác nhau, dẫn tới điều kiện rèn luyện thể chất cũng như chế độ dinh dưỡng của học sinh ở các khu vực nghiên cứu là khác nhau. Mặt khác, học sinh trường THCS – THPT Nguyễn Siêu được học tập và rèn luyện trong mơi trường có nhiều thuận lợi và được phụ huynh quan tâm, chăm sóc, vì vậy các chỉ số về chiều
cao, cân nặng, số đo các vòng cũng như dung tích sống của học sinh cao hơn ở những nghiên cứu trước đây.
So sánh dung tích sống của học sinh trong nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu 15 năm trước đây của Trần Thị Loan (2002) [29] trên cùng đối tượng học sinh với cùng lứa tuổi trong cùng một khu vực nghiên cứu (Quận Cầu Giấy – Hà Nội) thấy rằng dung tích sống của học sinh có giá trị lớn hơn khoảng 0,85 lít. Mặt khác, so sánh với số liệu nghiên cứu tại Huyện Sóc Sơn, Hà Nội của Trần Thị Thúy [44] cách đây 3 năm thì kết quả của nghiên cứu này cũng cao hơn. Điều này cho thấy các đặc điểm về hình thể của học sinh đang được cải thiện rõ rệt so với trước đây.
3.2.2.3. Thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu
Kết quả nghiên cứu thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu được thể hiện ở bảng 3.25 và hình 3.13.
Bảng 3.25. Thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu (lít) của học sinh theo lứa tuổi
và giới tính
Tuổi
Thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu (lít)
X 1 -X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X± SD Tăng n X± SD Tăng 12 31 2,36 ± 0,18 - 39 2,11 ± 0,26 - 0,26 <0,05 13 36 2,55 ± 0,36 0,19 34 2,44 ± 0,23 0,33 0,11 >0,05 14 36 2,82 ± 0,44 0,27 34 2,73 ± 0,35 0,29 0,09 >0,05 15 30 3,32 ± 0,38 0,5 30 2,83 ± 0,28 0,1 0,49 <0,05 Tăng trung bình 0,32 0,24
Dựa vào số liệu bảng 3.25 thấy rằng, thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu của học sinh tăng dần theo tuổi. Từ 12 đến 15 tuổi, học sinh nam có thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu tăng từ 2,36 lít lúc 12 tuổi lên 3,32 lít lúc 15 tuổi, tăng thêm 0,96 lít. Học sinh nữ có thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu tăng ít hơn học sinh nam là 0,72 lít từ 12 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, tốc độ tăng thể tích khí thở ra tối đa trong
giây đầu của học sinh nam và nữ không đều qua các lứa tuổi. Ở học sinh nam có mức độ tăng dao động từ 0,19 đến 0,5 lít và mức dao động này là 0,1 đến 0,33 lít đối với học sinh nữ. Điều này cho thấy tốc độ tăng thể tích khí thở ra trong giây đầu của học sinh tăng không nhiều trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi. Đối với học sinh nam, thời điểm FEV1 tăng nhanh là lúc 15 tuổi, tăng hơn mức trung bình, đạt 0,5 lít/năm. Đối với học sinh nữ, thời điểm FEV1 tăng nhanh nhất đạt 0,33 lít ở 13 tuổi, sớm hơn học sinh nam 2 năm. Điều này cho thấy thời điểm FEV1 tăng nhanh ở học sinh nữ trùng với thời điểm nhảy vọt về chiều cao đứng còn ở học sinh nam diễn ra muộn hơn 1 năm so với thời điểm tăng nhanh về chiều cao đứng.
Mỗi năm, học sinh nam có thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu tăng trung bình 0,32 lít, học sinh nữ tăng trung bình 0,24 lít. Như vậy, từ 12 đến 15 tuổi, học sinh nam có tốc độ tăng thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu nhanh hơn học sinh nữ. Tuy nhiên mức chênh lệch này không đáng kể.
Hình 3.13. Biểu đồ thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu theo tuổi và giới tính
Ngồi ra, thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu của học sinh nam luôn lớn hơn học sinh nữ trong cùng một độ tuổi, mức chênh lệch là 0,09 đến 0,49 lít. Sự khác biệt này là ít nhất ở 14 tuổi và nhiều nhất ở 15 tuổi. Tuy nhiên, sự chênh lệch về thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu theo giới tính chỉ có ý nghĩa thống kê ở lứa tuổi 12 và 15 (p<0,05). Hai lứa tuổi cịn lại có sự khác biệt theo giới tính khơng có ý nghĩa
thống kê (p>0,05). Điều này là do thời điểm diễn ra khác nhau của giai đoạn dậy thì, học sinh nữ có thời kỳ dậy thì đến sớm hơn học sinh nam, do vậy khi các đặc điểm về hình thể của học sinh nữ dần hồn thiện thì học sinh nam lại có sự thay đổi mạnh mẽ về hình thái và thể chất như chiều cao đứng và kích thước lồng ngực, chính vì vậy tạo nên sự khác biệt ít về FEV1 ở tuổi 14 và sự chênh lệch lớn ở tuổi 15. Số liệu nghiên cứu của Trần Thị Thúy [44] cũng cho kết quả tương tự.
Bảng 3.26. Thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu (lít) của học sinh theo nghiên
cứu của các tác giả khác nhau
Giới tính Tuổi GTSH (2003) Đỗ Hồng Cường (2009) Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) Trần Thị Thúy (2014) Đào Ngọc Minh Anh (2017) Nam 12 1,98 1,81 1,79 2,08 2,36 13 2,55 2,13 2,06 2,30 2,55 14 2,83 2,60 2,43 2,64 2,82 15 3,20 2,80 2,76 3,01 3,32 Nữ 12 2,11 1,80 1,68 1,78 2,11 13 2,38 2,08 2,10 2,02 2,44 14 2,55 2,28 2,35 2,40 2,73 15 2,56 2,42 2,43 2,47 2,83
So sánh với số liệu FEV1 của học sinh từ 12 đến 15 tuổi trong nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường (2009) [5], Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) [36] và Trần Thị Thúy (2014) [44] thì giá trị FEV1 trong nghiên cứu này đều có giá trị lớn hơn. Điều này cho thấy điều kiện chăm sóc sức khỏe và phát triển hình thể của học sinh ngày càng tốt hơn. Đặc biệt đối với học sinh sinh sống tại khu vực thành phố Hà Nội có nhiều thuận lợi hơn khu vực ngoại thành Hà Nội và các địa bàn nghiên cứu khác trong khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, so sánh với kết quả nghiên cứu về FEV1 của Bộ Y tế [2] thấy rằng, chỉ số FEV1 trong nghiên cứu này có giá trị tương đương ở lứa tuổi 13, 14, 15
đối với học sinh nam và lứa tuổi 12 ở học sinh nữ. Các kết quả FEV1 ở những lứa