Biểu đồ tương quan giữa vịng ngực bình thường với tần số tim của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nguyễn siêu, hà nội (Trang 86 - 90)

học sinh

3.3.3.2. Tương quan giữa vịng ngực bình thường với huyết áp tâm thu

Kết quả nghiên cứu thể hiện trong biểu đồ 3.21 cho thấy, hệ số tương quan giữa vịng ngực bình thường với huyết áp tâm thu của học sinh có giá trị r = 0,955, đây là mối tương quan thuận (r > 0). Vịng ngực bình thường và huyết áp tâm thu có mối tương quan mạnh (| r | > 0,8) và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này cho thấy, học sinh từ 12 đến 15 tuổi có mức độ tăng trưởng vịng ngực bình thường cao thì huyết áp tâm thu cũng tăng cao. Điều này tương tự với sự tăng lên về chiều cao đứng và cân nặng của học sinh.

Phương trình tuyến tính giữa huyết áp tâm thu và vịng ngực bình thường của học sinh nam là y = 1,175T + 12,973 và học sinh nữ là y = 0,782T + 44,381. Điều này cho thấy huyết áp tâm thu của học sinh nữ ít liên quan với vịng ngực bình thường hơn học sinh nam.

Hình 3.22. Biểu đồ tương quan giữa vịng ngực bình thường với huyết áp tâm thu

của học sinh

3.3.3.3. Tương quan giữa vòng ngực bình thường với huyết áp tâm trương

Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa vịng ngực bình thường và huyết áp tâm trương của học sinh trường THCS – THPT Nguyễn Siêu được thể hiện qua biểu đồ hình 3.23. Số liệu qua nghiên cứu cho thấy, hệ số tương quan giữa vịng ngực bình thường và huyết áp tâm trương có giá trị dương, r = 0,966. Điều này chứng tỏ đây là mối tương quan thuận và rất chặt chẽ (r >0, | r | > 0,8). Do vậy, từ 12 đến 15 tuổi, vòng ngực bình thường của học sinh tăng thì huyết áp tâm trương cũng có xu hướng tăng. Mối tương quan này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này tương tự như mối tương quan giữa huyết áp tâm thu và vịng ngực bình thường.

Hình 3.23. Biểu đồ tương quan giữa vịng ngực bình thường với huyết áp tâm

trương của học sinh

3.3.4. Tương quan giữa chiều cao đứng với một số chỉ số chức năng hô hấp

Kết quả nghiên cứu hệ số tương quan và phương trình hồi quy thể hiện sự tương quan giữa chiều cao đứng với một số chỉ số chức năng hô hấp của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu được thể hiện trong bảng 3.32.

Bảng 3.32. Phương trình hồi quy của các chỉ số hô hấp với chiều cao đứng

Chỉ số

Nam Nữ

Phương trình hồi quy r Phương trình hồi quy r Tần số hô hấp -13,942H + 434,328 -0,981 -6,517H + 285,964 -0,867

VC 0,064H – 6,968 0,964 0,064H – 6,941 0,990 FEV1 0,053H – 5,631 0,962 0,051H – 5,405 0,994

Số liệu bảng 3.32 cho thấy, các phương trình hồi quy giữa các chỉ số chức năng hô hấp với chiều cao đứng ở học sinh nam đều có giá trị hệ số lớn hơn ở nữ. Điều này chứng tỏ các chỉ số chức năng hô hấp ở học sinh nam liên quan với chiều cao đứng nhiều hơn học sinh nữ.

3.3.4.1. Tương quan giữa chiều cao đứng với tần số hô hấp

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số tương quan giữa chiều cao đứng với tần số hơ hấp của học sinh có giá trị âm (r = -0,883). Điều này chứng tỏ, đây là mối tương quan nghịch (r < 0), vậy chiều cao đứng của học sinh càng tăng thì tần số hơ hấp có xu hướng càng giảm. Hệ số tương quan có giá trị | r | > 0,8, do vậy, chiều cao đứng và tần số hơ hấp có mối tương quan mạnh và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Như vậy, trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi, chiều cao đứng của học sinh càng tăng thì tần số hơ hấp càng giảm. Điều này được lý giải do thể tích phổi càng tăng khi trẻ càng lớn, cơ hoành và cơ liên sườn ngày càng hồn thiện, thể tích lưu thơng khí tăng lên, trong khi nhu cầu oxy giảm dần là nguyên nhân dẫn đến tần số hô hấp giảm dần. Hơn nữa, nghiên cứu xác định được khoảng 78% khác biệt về tần số hơ hấp giữa các đối tượng có thể giải thích qua chiều cao đứng.

Số liệu bảng 3.32 cho thấy mức độ tương quan giữa tần số hô hấp và chiều cao đứng ở học sinh nam(| r | = 0,981) chặt chẽ hơn ở học sinh nữ (| r | = 0,867).

Hình 3.24. Biểu đồ tương quan giữa chiều cao đứng với tần số hô hấp của học sinh 3.3.4.2. Tương quan giữa chiều cao đứng với dung tích sống

Kết quả nghiên cứu thể hiện trong biểu đồ 3.25 cho thấy, hệ số tương quan giữa chiều cao đứng với dung tích sống của học sinh có giá trị r = 0,97, đây là mối tương quan thuận (r > 0). Chiều cao đứng và dung tích sống có mối tương quan mạnh

(| r | > 0,8) và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này cho thấy, học sinh từ 12 đến 15 tuổi có mức độ tăng trưởng chiều cao nhiều thì dung tích sống cũng lớn. Kết quả này là do các chỉ số hình thái phát triển, các cơ quan cũng lớn lên và dần hoàn thiện, điều này khiến cho thể tích phổi của học sinh tăng, do đó dung tích sống phổi cũng tăng.

Số liệu bảng 3.32 cho thấy mức độ tương quan giữa tần số hô hấp và chiều cao đứng ở học sinh nam(| r | = 0,929) kém chặt hơn ở học sinh nữ (| r | = 0,979).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nguyễn siêu, hà nội (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)