Như vậy, tần số tim của học sinh giảm dần theo lứa tuổi, tuy nhiên tốc độ giảm không đồng đều. Sự khác biệt này là do sự phát triển khơng đồng đều về kích thước cơ thể của học sinh nam và học sinh nữ trong giai đoạn tuổi dậy thì. Ngồi ra, trong cùng một lứa tuổi, học sinh nữ có tần số tim cao hơn học sinh nam. Điều này là do tần số tim tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Cụ thể, học sinh nam và học sinh nữ có
sự chênh lệch về tần số tim cao nhất ở tuổi 13 là 7,69 nhịp/phút, tiếp theo là lứa tuổi 14, nữ học sinh có tần số tim nhanh hơn nam học sinh là 5,55 nhịp/phút. Sự khác biệt về tần số tim của học sinh theo giới tính ở hai lứa tuổi này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ở 12 tuổi và 15 tuổi, tần số tim của học sinh nữ và nam có sự chênh lệch ít hơn, trong đó sự khác biệt là ít nhất ở 15 tuổi (2,43 nhịp/phút). Sự chênh lệch về tần số tim theo giới tính ở 12 và 15 tuổi khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đoàn Yên [52] và Trần Thị Loan [29]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [5] cho kết quả tần số tim của học sinh nữ thấp hơn học sinh nam, còn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc [36] có sự chênh lệch tần số tim của học sinh nam và học sinh nữ không theo xu hướng cụ thể. Như vậy, chỉ số tần số tim không đặc trưng cho giới trong lứa tuổi này.
Bảng 3.16. Tần số tim (nhịp/phút) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả
khác nhau Giới tính Tuổi Đồn n và cs (1993) Trần Thị Loan (2002) Đỗ Hồng Cường (2009) Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) Đào Ngọc Minh Anh (2017) Nam 12 79,3 81,00 82,85 78,61 90,10 13 79,9 79,10 81,29 75,69 85,85 14 75,3 76,20 78,69 73,92 84,12 15 76,1 75,00 76,82 73,05 84,00 Nữ 12 85,1 83,90 82,67 78,62 93,72 13 84,6 81,30 79,98 76,65 93,54 14 80,4 79,10 77,68 75,15 89,67 15 81,1 78,00 76,52 74,15 86,43
So sánh với kết quả của Đoàn Yên (1993) [52], Trần Thị Loan (2002) [29], Đỗ Hồng Cường (2009) [5] và Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) [36] cho thấy, kết quả của nghiên cứu này có giá trị cao hơn hẳn. Điều này là do chỉ số chiều cao và cân nặng
trong nghiên cứu này có giá trị cao hơn các nghiên cứu trên, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng nên tim vẫn đang trong giai đoạn hồn thiện. Bên cạnh đó, ở tuổi dậy thì cơ thể trẻ đang có biến chuyển mạnh trong hoạt động của các cơ quan, đòi hỏi hệ tim mạch phải tăng cường chức năng để đáp ứng nhu cầu biến động đó, vì vậy tần số tim vẫn tăng so với các nghiên cứu trước đây.
3.2.1.2. Huyết áp tâm thu
Kết quả nghiên cứu huyết áp tâm thu của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu được thể hiện ở bảng 3.17 và hình 3.9.
Bảng 3.17. Huyết áp tâm thu (mmHg) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính
Tuổi
Huyết áp tâm thu (mmHg)
X1 -X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 31 101,05 ± 6,63 - 39 100,55 ± 5,64 - 0,5 >0,05 13 36 103,04 ± 8,91 1,99 34 102,88 ± 8,07 2,33 0,16 >0,05 14 36 106,15 ± 8,52 3,11 34 105,58 ± 9,35 2,7 0,57 >0,05 15 30 109,35 ± 8,79 3,2 30 108,07 ± 8,91 2,49 1,28 >0,05 Tăng trung bình 2,77 2,51
Dựa vào số liệu bảng 3.17, thấy rằng huyết áp tâm thu của học sinh tăng theo tuổi. Học sinh nam có huyết áp tâm thu trung bình là 101,05 nhịp/phút lúc 12 tuổi, 103,04 nhịp/phút lúc 13 tuổi, học sinh nam 14 tuổi có huyết áp tâm thu là 106,15 nhịp/phút và đạt 109,35 nhịp/phút lúc 15 tuổi. Vậy, giai đoạn từ 14 đến 15 tuổi, huyết áp tâm thu của học sinh nam tăng mạnh nhất là 3,2 nhịp/phút; còn giai đoạn từ 12 đến 13 tuổi có huyết áp tâm thu tăng ít nhất là 1,99 nhịp/phút. Số liệu về huyết áp tâm thu của học sinh nữ cho thấy tốc độ tăng đồng đều hơn so với học sinh nam. Cụ thể, học sinh nữ có huyết áp tâm thu trung bình là 100,55 nhịp/phút lúc 12 tuổi và 108,07 nhịp/phút lúc 15 tuổi. Huyết áp tâm thu của học sinh nữ từ 12 đến 15 tuổi tăng 7,52 nhịp/phút. Giai đoạn huyết áp tâm thu của học sinh nữ tăng mạnh nhất là từ 13 đến
14 tuổi (tăng 2,7 nhịp/phút). Từ 12 đến 13 tuổi, huyết áp tâm thu của học sinh nữ tăng chậm nhất là 2,33 nhịp/phút.
Như vậy, trung bình mỗi năm huyết áp tâm thu của học sinh nam tăng 2,77 nhịp/phút, học sinh nữ tăng trung bình 2,51 nhịp/phút. Điều này cho thấy, huyết áp tâm thu của học sinh nữ tăng chậm hơn so với học sinh nam trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi.
Vậy, từ 12 đến 15 tuổi, huyết áp tâm thu của học sinh tiếp tục tăng. Huyết áp tâm thu của học sinh nam luôn cao hơn học sinh nữ trong cùng một tuổi với biên độ chênh lệch từ 0,16 đến 1,28 nhịp/phút. Trong đó, ở tuổi 13, sự chênh lệch về huyết áp tâm thu của học sinh nam với học sinh nữ là thấp nhất và ở 15 tuổi, sự khác biệt giữa 2 giới tính là lớn nhất. Trong các lứa tuổi nghiên cứu, Sự khác biệt về huyết áp tâm thu theo giới tính khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).