học sinh
Tần số tim ở học sinh nam và học sinh nữ đều có mức độ tương quan cao với cân nặng. Tuy nhiên, mức độ tương quan ở học sinh nam chặt hơn học sinh nữ với phương trình tuyến tính lần lượt là: y = 0,829W + 64,324 và y = 0,635W + 75,338.
3.3.2.3. Tương quan giữa cân nặng với huyết áp tâm trương
Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa cân nặng với huyết áp tâm trương của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu được thể hiện qua biểu đồ hình 3.20. Số liệu qua nghiên cứu cho thấy, hệ số tương quan giữa cân nặng và huyết áp tâm trương có giá trị dương, r = 0,93. Điều này chứng tỏ đây là mối tương quan thuận (r > 0) và ở mức mạnh (| r | > 0,8). Do vậy, từ 12 đến 15 tuổi, cân nặng của học sinh tăng thì huyết áp tâm trương cũng có xu hướng tăng. Điều này có thể do cân nặng cơ thể tăng, sức bóp cơ tim càng lớn, sức cản thành mạch hay sức đàn hồi thành mạch càng lớn thì huyết áp tâm trương càng tăng. Mối tương quan giữa cân nặng và huyết áp tâm trương là rất mạnh và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Đồng thời mơ hình tuyến tính được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 86,5%, sự khác biệt giữa các cá thể về huyết áp tâm trương được giải thích bởi cân nặng chặt chẽ hơn là huyết áp tâm thu (83,9%).
Phương trình tuyến tính giữa cân nặng và huyết áp tâm trương của học sinh nam và nữ lần lượt là 0,736W + 28,871 và 0,531W + 39,727.
Hình 3.20. Biểu đồ mối tương quan giữa cân nặng với huyết áp tâm trương của
3.3.3. Tương quan giữa vịng ngực bình thường với một số chỉ số chức năng hệ tuần hoàn
Kết quả nghiên cứu sự tương quan giữa vịng ngực bình thường với một số chỉ số chức năng tuần hoàn của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu được thể hiện trong bảng 3.31.
Bảng 3.31. Phương trình hồi quy của các chỉ số tuần hồn với vịng ngực bình thường
Chỉ số
Nam Nữ
Phương trình hồi quy r Phương trình hồi quy r Tần số tim -0,740T + 143,965 -0,788 -0,788 + 151,176 -0,937 Huyết áp tâm
thu 1,175T + 12,973 0,980 0,782T + 44,381 0,993 Huyết áp tâm
trương 1,961T – 18,110 0,992 0,665T + 12,970 0,994 Số liệu bảng 3.31 cho thấy, tần số tim ở nữ có giá trị liên quan với vịng ngực bình thường nhiều hơn ở nam. Giá trị hệ số vịng ngực bình thường ở phương trình tuyến tính với hai chỉ số huyết áp ở học sinh nam đều cho kết quả cao hơn học sinh nữ. Vì vậy, học sinh nam có vịng ngực bình thường và chỉ số huyết áp tương quan chặt chẽ với nhau hơn học sinh nữ.
3.3.3.1. Tương quan giữa vịng ngực bình thường với tần số tim
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số tương quan giữa vịng ngực bình thường với tần số tim của học sinh có giá trị âm (r = -0,811). Điều này chứng tỏ, đây là mối quan nghịch (r < 0), vậy vịng ngực bình thường của học sinh càng tăng thì tần số tim có xu hướng càng giảm. Hệ số tương quan có giá trị | r | > 0,8, do vậy, vịng ngực bình thường và tần số tim có mối tương quan mạnh và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Như vậy, trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi, vịng ngực bình thường của học sinh càng tăng thì tần số tim giảm càng nhiều. Điều này cho thấy cùng với chiều cao đứng và khối lượng cơ thể tăng thì vịng ngực bình thường của học sinh cũng tăng, khi đó kích thước lồng ngực lớn hơn để chứa được tim phát triển, làm thay đổi kích thước vịng
ngực bình thường. Như vậy vậy, các chỉ số hình thái hồn thiện về cấu trúc thì chức năng của tim hồn thiện hơn, dó đó tần số tim có xu hướng giảm. Ngồi ra, nghiên cứu xác định được R2 = 0,658, nghĩa là 65,8% sự khác biệt về tần số tim giữa các cá thể có thể được giải thích bởi vịng ngực bình thường.
Hệ số tương quan ở học sinh nam r = -0,788 và ở nữ là -0,937, điều này cho thấy mức độ tương quan giữa vịng ngực bình thường và tần số tim ở nữ mạnh hơn so với học sinh nam.