Biểu đồ chỉ số Tiffeneau của học sinh theo lứa tuổi và giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nguyễn siêu, hà nội (Trang 76 - 82)

So sánh với số liệu trong “Các giá trị sinh học người Việt Nam thập kỷ 90 thế kỷ 20” [2] thấy rằng, chỉ số Tiffeneau của học sinh trong nghiên cứu này hầu hết có giá trị thấp hơn. Điều này là do giá trị FEV1 của học sinh tương đương trong cả hai nghiên cứu, mặt khác, giá trị dung tích sống trong nghiên cứu này có giá trị cao hơn. So với kết quả trong nghiên cứu của Đồ Hồng Cường (2009) [5], Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) [36] và Trần Thị Thúy (2014) [44] thì chỉ số Tiffeneau trong nghiên cứu này có giá trị cao hơn do sự khác biệt phụ thuộc giá trị dung tích sống và thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu của các nghiên cứu khác nhau.

Bảng 3.28. Chỉ số Tiffeneau (%) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau Giới tính Tuổi GTSH (2003) Đỗ Hồng Cường (2009) Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) Trần Thị Thúy (2014) Đào Ngọc Minh Anh (2017) Nam 12 91,51 84,15 83,13 87,13 89,18 13 88,23 83,45 83,48 87,19 89,19 14 88,30 86,34 82,63 87,71 87,95 15 88,44 85,72 84,72 86,22 87,23 Nữ 12 92,81 85,20 82,52 84,79 90,36 13 92,24 82,49 84,71 84,84 90,68 14 91,19 83,97 82,55 86,02 87,63 15 90,43 84,75 84,43 84,56 88,13

3.3. Mối tương quan giữa một số chỉ số hình thái và chức năng sinh lý của học sinh sinh

Cơ thể con người là một khối thống nhất, tồn vẹn. Vì vậy, giữa các chỉ số hình thái và sinh lý có mối tương quan với nhau. Nghiên cứu này tiến hành xác định mối tương quan giữa ba chỉ số hình thái là chiều cao đứng, cân nặng và vịng ngực bình thường với ba chỉ số chức năng của hệ tuần hoàn là tần số tim, huyết áp tâm thu, huyết táp tâm trương, cùng với ba chỉ số chức năng thơng khí phổi là tần số hơ hấp, dung tích sống VC và thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu FEV1.

Mối tương quan giữa một số chỉ số hình thái và chức năng sinh lý của học sinh được xác định thông qua hệ số tương quan Pearson (r) và phương trình hồi quy có dạng: y = ax + b. Trong đó: y là biến phụ thuộc, x là biến độc lập và b là hằng số của đường hồi quy. Dựa vào các số liệu nghiên cứu, xác định phương trình hồi quy thể

hiện mối tương quan của mỗi chỉ số hình thái và chức năng sinh lý của học sinh như sau:

- Mối tương quan giữa chỉ số chiều cao đứng và chức năng sinh lý của học sinh được xác định với phương trình: y = aH + b, trong đó H là biến chiều cao đứng. - Mối tương quan giữa chỉ số cân nặng và chức năng sinh lý của học sinh được xác định với phương trình: y = aW + b, trong đó W là biến cân nặng.

- Mối tương quan giữa chỉ số vịng ngực bình thường và chức năng sinh lý của học sinh được xác định với phương trình: y = aT + b, trong đó T là biến vịng ngực bình thường.

Đồng thời xác định R2 Linear để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình xây dựng với tập dữ liệu nghiên cứu.

3.3.1. Tương quan giữa chiều cao đứng với một số chỉ số chức năng hệ tuần hoàn hoàn

Kết quả nghiên cứu hệ số tương quan và phương trình hồi quy thể hiện sự tương quan giữa chiều cao đứng với một số chỉ số chức năng tuần hoàn của học sinh nam và nữ trường THCS & THPT Nguyễn Siêu được thể hiện trong bảng 3.29.

Bảng 3.29. Phương trình hồi quy của các chỉ số tuần hồn với chiều cao đứng

Chỉ số

Nam Nữ

Phương trình hồi quy r Phương trình hồi quy r Tần số tim -2,386H + 362,827 -0,903 -1,500H + 290,448 -0,835 Huyết áp tâm

thu 2,053H – 57,775 0,991 1,816H – 35,203 0,947 Huyết áp tâm

trương 2,266H + 10,467 0,977 2,135H + 17,701 0,946 Dựa vào các phương trình hồi quy trong bảng 3.29 cho thấy, các giá trị hệ số chiều cao đứng ở học sinh nam cao hơn ở học sinh nữ. Điều này chứng tỏ các giá trị chức năng hệ tuần hoàn ở học sinh nam liên quan với chiều cao đứng nhiều hơn so với học sinh nữ.

3.3.1.1. Tương quan giữa chiều cao đứng với tần số tim

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số tương quan giữa chiều cao đứng với tần số tim của học sinh có giá trị âm (r = -0,798). Điều này chứng tỏ, đây là mối tương quan nghịch (r < 0), nghĩa là khi chiều cao đứng của học sinh tăng thì tần số tim có xu hướng giảm. Hệ số tương quan nằm trong khoảng 0,6 ≤ | r | ≤ 0,8, vậy mối tương quan giữa chiều cao đứng và tần số tim ở mức mạnh và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này phù hợp với sự phát triển, hồn thiện về các chỉ số hình thái thì cấu trúc và chức năng của tim cũng hoàn thiện, buồng tim to hơn, cơ tim ngày càng khỏe, sức chứa máu của tim tăng lên, lực co tim mạnh nên tần số tim có xu hướng giảm. Hơn nữa, mối tương quan này chặt chẽ, do đó sự gia tăng về chiều cao đứng có tương quan mật thiết với sự giảm của tần số tim. Chiều cao đứng giải thích được 63,7% (R2 = 0,637) sự thay đổi về tần số tim.

Ngoài ra, số liệu bảng 3.29 cho thấy, mức độ tương quan giữa chiều cao đứng của học sinh nam và tần số tim (r = -0,903) mạnh hơn ở học sinh nữ (r = -0,835).

Hình 3.15. Biểu đồ mối tương quan giữa chiều cao đứng với tần số tim của học sinh 3.3.1.2. Tương quan giữa chiều cao đứng với huyết áp tâm thu

Hình 3.16. Biểu đồ mối tương quan giữa chiều cao đứng với huyết áp tâm thu của

học sinh

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số tương quan giữa chiều cao đứng với huyết áp tâm thu của học sinh có giá trị r = 0,958, đây là mối tương quan thuận (r > 0). Điều này cho thấy, học sinh từ 12 đến 15 tuổi có mức độ tăng trưởng chiều cao lớn thì huyết áp tâm thu cũng cao. Khi kích thước cơ thể tăng, tim và các chỉ số chức năng của hệ tuần hồn cũng phát triển, do đó cơ tim khỏe, buồng tim rộng, lưu lượng máu tăng nên lượng máu chảy vào động mạch tăng dẫn đến huyết áp tăng. Hơn nữa, sự tương quan tuyến tính giữa chiều cao đứng và huyết áp tâm thu là rất chặt (| r | > 0,8) và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Do vậy, 91,8% khác biệt về huyết áp tâm thu có thể được giải thích bởi chiều cao đứng của học sinh.

Mức độ tương quan giữa chiều cao đứng của học sinh nam với huyết áp tâm thu mạnh hơn học sinh nữ.

3.3.1.3. Tương quan giữa chiều cao đứng với huyết áp tâm trương

Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa chiều cao đứng với huyết áp tâm trương của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu được thể hiện qua biểu đồ hình 3.17. Số liệu qua nghiên cứu cho thấy, hệ số tương quan giữa chiều cao đứng và huyết áp tâm trương có giá trị dương, r = 0,962. Điều này chứng tỏ đây là mối tương quan thuận (r > 0) và ở mức mạnh (| r | > 0,8). Do vậy, từ 12 đến 15 tuổi, chiều cao

đứng của học sinh tăng thì huyết áp tâm trương cũng có xu hướng tăng. Điều này được giải thích tương tự trong mối tương quan giữa huyết áp tâm thu và chiều cao đứng của học sinh. Nghiên cứu xác định được R2 Linear = 0,925, vậy mơ hình hồi quy tuyến tính được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 92,5% và sự tương quan này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). So sánh giữa học sinh nàm và học sinh nữ cho thấy tần số tim của học sinh nam liên quan nhiều với chiều cao hơn học sinh nữ.

Hình 3.17. Biểu đồ mối tương quan giữa chiều cao đứng với huyết áp tâm trương

của học sinh

3.3.2. Tương quan giữa cân nặng với một số chỉ số chức năng hệ tuần hoàn

Kết quả nghiên cứu sự tương quan giữa cân nặng với một số chỉ số chức năng tuần hoàn của học sinh nam và nữ trường THCS & THPT Nguyễn Siêu được thể hiện trong bảng 3.30.

Số liệu bảng 3.30 cho thấy, tần số tim ở nữ có giá trị phụ liên quan với cân nặng nhiều hơn ở nam. Giá trị hệ số cân nặng ở phương trình tuyến tính với hai chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở học sinh nam đều cho kết quả cao hơn học sinh nữ. Vì vậy, học sinh nam có cân nặng và chỉ số huyết áp tương quan chặt chẽ với nhau hơn học sinh nữ.

Chỉ số

Nam Nữ

Phương trình hồi quy r Phương trình hồi quy r Tần số tim -0,551W + 112,976 -0,847 -0,574W + 116,984 -0,782 Huyết áp tâm

thu 0,829W + 64,324 0,999 0,635W + 75,338 0,924 Huyết áp tâm

trương 0,736W + 28,871 0,996 0,531W + 39,727 0,909

3.3.2.1. Tương quan giữa cân nặng với tần số tim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nguyễn siêu, hà nội (Trang 76 - 82)