Biểu đồ thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu theo tuổi và giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nguyễn siêu, hà nội (Trang 73 - 76)

Ngồi ra, thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu của học sinh nam luôn lớn hơn học sinh nữ trong cùng một độ tuổi, mức chênh lệch là 0,09 đến 0,49 lít. Sự khác biệt này là ít nhất ở 14 tuổi và nhiều nhất ở 15 tuổi. Tuy nhiên, sự chênh lệch về thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu theo giới tính chỉ có ý nghĩa thống kê ở lứa tuổi 12 và 15 (p<0,05). Hai lứa tuổi cịn lại có sự khác biệt theo giới tính khơng có ý nghĩa

thống kê (p>0,05). Điều này là do thời điểm diễn ra khác nhau của giai đoạn dậy thì, học sinh nữ có thời kỳ dậy thì đến sớm hơn học sinh nam, do vậy khi các đặc điểm về hình thể của học sinh nữ dần hồn thiện thì học sinh nam lại có sự thay đổi mạnh mẽ về hình thái và thể chất như chiều cao đứng và kích thước lồng ngực, chính vì vậy tạo nên sự khác biệt ít về FEV1 ở tuổi 14 và sự chênh lệch lớn ở tuổi 15. Số liệu nghiên cứu của Trần Thị Thúy [44] cũng cho kết quả tương tự.

Bảng 3.26. Thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu (lít) của học sinh theo nghiên

cứu của các tác giả khác nhau

Giới tính Tuổi GTSH (2003) Đỗ Hồng Cường (2009) Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) Trần Thị Thúy (2014) Đào Ngọc Minh Anh (2017) Nam 12 1,98 1,81 1,79 2,08 2,36 13 2,55 2,13 2,06 2,30 2,55 14 2,83 2,60 2,43 2,64 2,82 15 3,20 2,80 2,76 3,01 3,32 Nữ 12 2,11 1,80 1,68 1,78 2,11 13 2,38 2,08 2,10 2,02 2,44 14 2,55 2,28 2,35 2,40 2,73 15 2,56 2,42 2,43 2,47 2,83

So sánh với số liệu FEV1 của học sinh từ 12 đến 15 tuổi trong nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường (2009) [5], Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) [36] và Trần Thị Thúy (2014) [44] thì giá trị FEV1 trong nghiên cứu này đều có giá trị lớn hơn. Điều này cho thấy điều kiện chăm sóc sức khỏe và phát triển hình thể của học sinh ngày càng tốt hơn. Đặc biệt đối với học sinh sinh sống tại khu vực thành phố Hà Nội có nhiều thuận lợi hơn khu vực ngoại thành Hà Nội và các địa bàn nghiên cứu khác trong khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, so sánh với kết quả nghiên cứu về FEV1 của Bộ Y tế [2] thấy rằng, chỉ số FEV1 trong nghiên cứu này có giá trị tương đương ở lứa tuổi 13, 14, 15

đối với học sinh nam và lứa tuổi 12 ở học sinh nữ. Các kết quả FEV1 ở những lứa tuổi khác đều có giá trị lớn hơn. Điều này chứng tỏ thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu của trẻ không thay đổi nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện nghiên cứu trên những đối tượng lớn hơn để kiểm chứng lại nhận định này.

3.2.2.4. Chỉ số Tiffeneau

Kết quả nghiên cứu chỉ số Tiffeneau của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu được thể hiện ở bảng 3.27 và hình 3.14.

Bảng 3.27. Chỉ số Tiffeneau (%) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính

Tuổi Chỉ số Tiffeneau (%) X1 -X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 31 89,18 ± 0,86 - 39 90,36 ± 1,94 - -1,18 <0,05 13 36 89,19 ± 2,01 0,01 34 90,68 ± 1,95 0,32 -1,49 <0,05 14 36 87,95 ± 0,89 -1,24 34 87,63 ± 0,89 -3,05 0,32 >0,05 15 30 87,23 ± 1,06 -0,72 30 88,13 ± 1,80 0,5 -0,9 <0,05 Tăng trung bình -0,65 -0,74

Các số liệu trên bảng 3.27 cho thấy, chỉ số Tiffeneau của học sinh có sự biến động theo lứa tuổi. Tuy nhiên hầu như khơng có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm tuổi trong cùng một giới. Chỉ số này của học sinh nam thay đổi trong khoảng từ 87,23% đến 89,19%, trong đó, chỉ số Tiffeneau cao nhất ở 13 tuổi và thấp nhất ở 15 tuổi. Từ 12 đến 13 tuổi, học sinh nam có chỉ số Tiffeneau tăng không đáng kể là 0,01%. Ở các giai đoạn cịn lại chỉ số Tiffeneau giảm, trong đó giai đoạn 13 đến 14 tuổi giảm nhiều nhất là 1,24%. Chỉ số Tiffeneau của học sinh nam giảm trung bình 0,65% mỗi năm. Từ 12 đến 15 tuổi, chỉ số Tiffeneau ở học sinh nữ dao động từ 88,13% đến 90,68%. Tương tự như học sinh nam, chỉ số này của học sinh nữ cao nhất ở 13 tuổi và thấp nhất ở 15 tuổi. Giai đoạn từ 12 đến 13 tuổi và giai đoạn từ 14 đến 15 tuổi, học sinh nữ có chỉ số Tiffeneau tăng, trong đó tăng nhiều nhất là giai đoạn từ

14 đến 15 tuổi (tăng 0,5%). Chỉ số Tiffeneau của học sinh nữ giảm trong giai đoạn từ 13 đến 14 tuổi là 3,05%. Trung bình mỗi năm chỉ số này giảm 0,74% ở học sinh nữ.

Như vậy trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi, chỉ số Tiffeneau trung bình của học sinh nữ giảm nhiều hơn học sinh nam, tuy nhiên sự chênh lệch không đáng kể (giảm 0,74%/năm ở học sinh nữ và 0,65%/năm ở học sinh nam).

Trong cùng một độ tuổi, học sinh nam cũng có sự khác biệt với học sinh nữ. Cụ thể, ở các lứa tuổi 12, 13 và 15 tuổi, học sinh nam có chỉ số Tiffeneau thấp hơn học sinh nữ trong biên độ từ 0,9 đến 1,49%. Sự khác biệt này theo giới tính có ý nghĩa thống kê ở 12, 13 và 15 tuổi (p<0,05). Chỉ số Tiffeneau của học sinh nam và học sinh nữ ở 14 tuổi khơng có sự khác biệt (p>0,05).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nguyễn siêu, hà nội (Trang 73 - 76)