MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢOTỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 29 - 31)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢOTỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN

các phong tục, tập quán, các lễ hội…của người dân trên đảo. Do vậy trên thực tế, việc đánh giá các điều kiện địa lý (tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, tài nguyên ĐDSH) trong công tác bảo tồn cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội là xác định các giá trị của các hợp phần tự nhiên (giá trị các tài nguyên ĐDSH và các HST) trong khu BTB Cù Lao Chàm. Thông qua việc đánh giá các giá trị tài nguyên của khu BTB Cù Lao Chàm dựa trên việc nghiên cứu các điều kiện địa lý có sẵn, học viên đã nghiên cứu và đề xuất một số phương pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu.

1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.3.1. Phương châm bảo tồn cho phát triển và phát triển cho bảo tồn

Sinh quyển là phần của trái đất có các sinh vật sinh sống kể cả con người, từ những loài sinh vật sống dưới đáy biển sâu đến những lồi sinh vật trong khơng khí hoặc sâu trong lòng đại dương đều thuộc về sinh quyển. Các khu BTB là những vùng đại diện cho các HST, vùng địa lý sinh học có ý nghĩa bảo tồn ĐDSH, có cơ

hội cho phát triển bền vững địa phương và có diện tích đủ lớn để thực hiện 3 chức năng cơ bản: bảo tồn, hỗ trợ và phát triển. Khu BTB Cù Lao Chàm thuộc vùng lõi của Khu DTSQTG, là khu vực dành riêng cho bảo tồn ĐDSH, các hoạt động giám sát, nghiên cứu, giáo dục tối thiểu tới các HST. Các vùng đệm thường bao quanh vùng lõi, là khu vực ưu tiên cho phát triển kinh tế trên cơ sở bền vững sinh thái như du lịch sinh thái, giáo dục môi trường,...Cấu trúc của khu BTB được thể hiện rất mềm dẻo và đa dạng tùy theo tình hình địa phương, đảm bảo đáp ứng tối đa được chức năng là vùng lõi của khu DTSQ và đảm bảo được phương châm cơ bản là bảo tồn và phát triển cùng song hành và bổ trợ cho nhau.

Năm 1996, Ủy ban MAB – UNESCO đề xuất sáng kiến sử dụng các khu DTSQ như những phịng thí nghiệm học tập cho phát triển bền vững, coi khu DTSQ như một “phịng thí nghiệm học tập cho phát triển bền vững”, tức là: coi khu DTSQ như là “phịng thí nghiệm” để kết hợp hài hịa 2 “chất thí nghiệm” là “bảo tồn” và “phát triển”. Việc bảo vệ tốt vùng lõi là các VQG, khu di sản, công viên địa chất, khu Bảo tồn thiên nhiên hay các khu BTB sẽ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch khám phá, học tập nghiên cứu.

1.3.2. Bảo tồn để phát triển

Bảo tồn là công cụ để phát triển kinh tế - xã hội. Việc nghiên cứu các điều kiện địa lý sẽ làm cơ sở cho việc bảo tồn các giá trị TNTN, TNNV, tài nguyên ĐDSH. Đây chính là việc khai thác một cách khơn khéo các nguồn tài nguyên này để vừa bảo vệ, khơng làm suy thối tài ngun vừa tạo được công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Các khu BTB bản thân đều giàu có về các nguồn TNTN, cảnh quan, TNNV,... sẽ là thuận lợi lớn để thu hút du khách và phát triển du lịch cùng những nguồn tài trợ khác để bảo tồn các nguồn TN. Đối với việc phát triển dịch vụ du lịch được xem như ngành “cơng nghiệp khơng khói”, nếu biết quy hoạch hợp lý và đầu tư bài bản thì sẽ tạo được nhiều nguồn thu nhập, công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương, cải thiện sinh kế, phát triển CSHT, phát triển giáo dục,... Nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch sẽ có được nhiều giá trị gia tăng nếu biết phát triển kinh tế chất lượng, bao gồm cả việc đăng ký nhãn mác sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa chất lượng cao, nhãn sinh thái, nhãn sinh quyển,...

1.3.3. Phát triển để bảo tồn

Kinh tế phát triển thì cuộc sống người dân được cải thiện, khi đời sống vật chất được nâng cao thì cũng là điều kiện để nâng cao dân trí, nhận thức, tiếp cận cơng nghệ,... khi đó các doanh nghiệp và người dân mới có thể sẵn sàng chi trả cho

các dịch vụ như phí sử dụng nguồn nước sạch, nguồn tài nguyên, chi trả cho các dịch vụ sinh thái và tuân theo nguyên tắc chi trả cho nguồn phát thải. Nhà nước hoặc BQL các khu BTB sẽ có thêm nguồn thu thuế, phí, để tái đầu tư cho các hoạt động bảo tồn ĐDSH. Đặc biệt khi dân trí và ý thức của người dân được nâng cao thì áp lực lên các khu bảo tồn sẽ giảm đi rất nhiều.

Một trong các giá trị của khu BTB là tính ĐDSH cao, đồng nghĩa với việc hấp thu các chất thải khí nhà kính, hạn chế hiệu ứng nhà kính và BĐKH. Các cơng ước quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính sẽ tạo ra các hoạt động thương mại và thị trường phát thải carbon, khi đó các quốc gia hay tập đồn lớn sẽ phải bỏ tiền để mua tín chỉ carbon của các khu BTB và đây sẽ là nguồn thu đáng kể trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 29 - 31)