Hệ sinh thái cỏ biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 73 - 74)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.1 ĐA DẠNG SINH HỌC KHU BẢOTỒN BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM

3.1.4 Hệ sinh thái cỏ biển

Theo kết quả khảo sát tháng 6/2017 [11], cỏ biển tại đây chỉ thấy phân bố chủ yếu tại Bãi Bắc và Bãi Nằn trên nền đáy cát bùn, ở độ sâu từ 1,5 - 6m nước, với độ phủ không đồng đều từ 5 đến 50% trên diện tích khoảng 15 ha, sinh khối trung bình đạt 10,4 ± 1,1 gam khơ/m2

(hình 3.6). Tại Bãi Nằn đã phát hiện 3 loài cỏ biển là cỏ Xoan đơn Halophila decipiens), cỏ Xoan (Halophila ovalis) và cỏ Hẹ trịn (Halodule pinifonia), trong đó lồi cỏ Xoan đơn (H. decipiens) chiếm ưu thế, độ phủ lên đến 50% trên diện tích 5ha. Bãi Bắc là khu vực có hệ sinh thái cỏ biển phát triển tốt nhất, độ phủ cao, diện tích lớn khoảng 10 ha và có 4 lồi được phát hiện tại đây bao gồm cỏ Xoan (Halophila ovalis) cỏ Xoan đơn (H. decipiens), cỏ Hẹ tròn ( Halodule pinifonia) và cỏ Hẹ ba răng (Halodule uninervis). Loài chiếm ưu thế là cỏ

Xoan (Halophila ovalis), nhưng sát bờ có một thảm cỏ Hẹ ba răng (Halodule

loài cỏ Kiệu tròn (Cymodocea rotundata) nhưng diện tích khơng lớn, chỉ phân bố vùng ven bờ độ sâu 1-2 m.

Hệ sinh thái thảm cỏ biển tại Cù Lao Chàm đang bị tác động nghiêm trọng do các hoạt động du lịch, phát triển các cơng trình cảng, làm đường giao thơng trên đảo, xâu dựng các khu du lịch khiến thảm cỏ biển ở một số nơi đã bị biến mất. Theo số liệu nghiên cứu trước đây vào các năm 2006, 2007 [28, 45] bắt gặp cỏ biển ở các khu vực Bãi Bắc, Bãi Nằn, Bãi Ông, Bãi Chồng, Bãi Bìm và Bãi Hương với diện tích khoảng 50ha, thì đến nay chỉ cịn bắt gặp cỏ biển phân bố tương đối tốt ở Bãi Bắc và Bãi Nằn với diện tích 15ha. Đây thực sự là tình trạng đáng báo động cần có giải pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 73 - 74)