Nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên ĐDSH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 88 - 94)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN GÂY

3.2.4 Nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên ĐDSH

3.2.4.1. Khai thác quá mức và không hợp lý

Tài nguyên vùng biển Cù Lao Chàm đã và đang bị khai thác quá mức bởi ngư dân địa phương và các địa phương lân cận trong đất liền của tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Định. Áp lực đánh bắt đang tăng lên trong khi sản lượng đánh bắt giảm xuống trên vài thập kỷ qua. Các thuyền đánh bắt hầu hết là loại nhỏ với động cơ dưới 20CV nên chỉ đánh bắt ven bờ và vùng nước sâu khơng q 50m. Bên cạnh đó ghe thuyền của các địa phương lân cận trong và ngoài tỉnh cũng thường xuyên đến Cù Lao Chàm với số lượng đông.

Kết quả điều tra và thống kê cho thấy Ở Cù Lao chàm có 03 vùng sinh thái khác nhau. Vùng rạn gần bờ có sản lượng đánh bắt hàng năm khoảng 60 tấn, vùng nền đáy bùn cát là 200 tấn và vùng nước sâu là 300 tấn. Nghề đánh bắt vùng nước sâu là nghề mành, nghề câu; nghề lưới nổi cho vùng nền đáy bùn cát, còn nghề lặn ở vùng rạn san hô. Hơn 80% dân cư Cù Lao Chàm làm nghề đánh bắt, phần cịn lại làm nơng nghiệp, dịch vụ du lịch sinh thái. Nên có thể thấy nguồn sống của dân cư Cù Lao Chàm sống dựa vào tài nguyên biển là chính. Một điều quan trọng là năng lực đánh bắt của cư dân Cù Lao Chàm không cao. Năng lực đánh bắt xa bờ ra các vùng nước sâu chỉ có 26,6%, cịn lại phần lớn tập trung đánh bắt vùng nền đáy cát và bùn chiếm 57,9% và vùng rạn gần bờ 9,7%.[11]

Hình thức khai thác nguồn lợi hải sản quanh vùng biển Cù Lao Chàm khá đa dạng gồm có: giã cào, vó cất, mành đèn, lưới vây dùng đèn hoặc không dùng đèn, lặn ống hơi, câu tay, câu giàn, lưới cản…

Lặn ống hơi là phương thức khai thác phổ biến trong vài thập kỷ qua để bắt tôm hùm, cá mú. Trong những năm gần đây tôm hùm bông giống đã được nhiều thợ lặn ống hơi khai thác để cung cấp cho nghề nuôi tôm hùm lồng. Tôm hùm khai thác thường chưa đạt đến kích thước trưởng thành vì vậy nguồn lợi này bị khai thác quá mức.

Ngoài khai thác quá mức, nguồn lợi thủy sản quanh khu BTB Cù Lao Chàm ngày càng cạn kiệt còn do khai thác bất hợp lý và sự gia tăng cường độ khai thác, thậm chí sử dụng cả các phương pháp đánh bắt mang tính hủy diệt để khai thác tận thu nguồn lợi thủy sản ( chích điện).

3.2.4.2. Hoạt động phát triển kinh tế xã hội

Các hoạt động xây dựng ven bờ đảo Cù Lao Chàm, đặc biệt là bờ phía Tây đảo diễn ra mạnh mẽ. Đó là xây dựng cảng cá, cầu cảng, xây dựng âu thuyền, xây dựng tuyến đường quanh đảo, xây dựng các khu nghỉ dưỡng trên đảo đã tạo ra số lượng lớn trầm tích trong khu vực xung quanh và điều này gây ra ảnh hưởng cho sự tồn tại của các rạn san hô và thảm cỏ biển và các hệ sinh thái (hình 3.12 và hình 3.13).

Vùng biển Cù Lao Chàm cũng chịu ảnh hưởng dịng chảy của sơng Hàn ở phía Bắc và sơng Thu Bồn ở phía Nam. Sự phát triển cơng nghiệp, du lịch và các hoạt động kinh tế dọc theo các bờ sơng cũng đang tăng lên kéo theo đó là xả thải vào mơi trường cũng như trầm tích do xói mịn được sơng mang ra cũng gây ra những vấn đề môi trường cho khu vực Cù Lao Chàm.

Hình 3.16: Làm đường trên đảo ( Nguồn: ng Đình Khanh) ( Nguồn: ng Đình Khanh)

Hình 3.17: Đào san lấp mặt bằng làm khu du lịch sinh thái tại Bãi Bìm

(Nguồn: ng Đình Khanh)

- Hoạt động của tàu bè: Mật độ tàu bè qua lại vùng biển Cù Lao Chàm cao gây tác động lên môi trường biển thông qua thải dầu, neo đậu tàu thuyền trên các rạn san hô và cỏ biển. Đặc biệt là hoạt động tàu thuyền và ca nô phục vụ vận chuyển khách thăm đảo Cù Lao Chàm. Tính đến ngày 31/12/2018 trên địa bàn thành phố Hội An có 44 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách tham quan tuyến Hội An - Cù Lao Chàm với 146 phương tiện; trong đó có 140 phương tiện ca nơ (138 ca nô vận chuyển khách và 02 ca nô của tập đoàn Sun Group), 06 tàu gỗ vận chuyển hàng hóa và hành khách đi Cù Lao Chàm. Như vậy, mỗi ngày khu vực đảo Cù Lao Chàm phải tiếp nhận số lượng ca nô là rất lớn, tập trung chủ yếu tại bến tàu chính Bãi Ông, Bãi Làng và một số địa điểm du lịch tại Bãi Hương. Điều này cũng tạo nên sức ép đến các HST và đa dạng sinh học biển.

Bên cạnh đó vấn đề nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch còn hạn chế, đây là thách thức lớn đối với công tác bảo tồn tài nguyên ĐDSH và BVMT tại đảo Cù Lao Chàm.

3.2.4.3. Phát triển dân số và gia tăng lượng khách du lịch đến Cù Lao Chàm

Từ khi Cù Lao Chàm được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (ngày 26.5.2009) đến nay lượng khách du lịch đến đây tăng mạnh.

Tốc độ phát triển bình quân lượt khách đến Cù Lao Chàm trong 5 năm 2008- 2012 là hơn 41,6%/năm, trong đó tốc độ phát triển bình quân khách quốc tế hơn 28,7%, khách Việt Nam hơn 48,6%. Đến giai đoạn 2012 – 2016, tốc độ gia tăng trung bình thời kỳ là 115,53%, trong đó tốc độ phát triển bình qn khách quốc tế 116,01%, khách Việt Nam 115,03%. Theo dự báo, đến năm 2020, quy mô dân số toàn xã Tân Hiệp (kể cả quy đổi) khoảng 15.000 - 15.300 người; trong đó dân số trên đảo khoảng 2.200 - 2.500 người, dân số quy đổi từ khách du lịch 12.800 người (511.000 khách/năm). Đến năm 2025, quy mô dân số khoảng 18.750- 18.950 người; trong đó dân số trên đảo khoảng 2.500 - 2700 người, dân số quy đổi từ khách du lịch 16.250 người (650.000 khách/năm). [9]

Du lịch sinh thái (DLST) phát triển đã và đang tạo cơ hội cho người dân cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Lượng khách du lịch đến với Cù Lao Chàm - Hội An gia tăng nhanh chóng. Năm 2012 có 105.074 lượt khách thăm Cù Lao Chàm, sang năm 2015 là 367.548 lượt khách thì năm 2017 con số này là 407.135 lượt khách, tăng 10,8% so với năm 2015 (hình 3.14). Như vậy mỗi ngày đảo Cù Lao Chàm đón nhận khoảng 1120 khách. Sự gia tăng lượng du khách đã gây sức ép và tác động trực tiếp đến các HST biển và nguồn cung cấp nước sinh hoạt. Quan sát thực tế cũng cho thấy, các khu vực có hoạt động du lịch mạnh (số lượng ca nô, thuyền và khách du lịch) như Bãi Hương, Bãi Ơng, Bãi Chồng và Bãi Bìm đã khơng phát hiện thảm cỏ biển (trong đợt khảo sát thực địa 4/2017), chỉ cịn 2 khu vực có cỏ biển phát triển tương đối tốt là Bãi Nần và Bãi Bắc. Mặt khác số lượng khách ra Cù Lao Chàm vượt quá khả năng đáp ứng của đảo cũng đã làm gia tăng lượng rác thải và đặc biệt là gây áp lực lên nguồn nước mặt và nước ngầm của đảo.

Hình 3.18: Lượng khách tham quan Cù Lao Chàm (2005-2017) [5]

3.2.4.4. Do tác động của tai biến tự nhiên và ô nhiễm môi trường

Cứ sau mỗi đợt bão lũ, môi trường vùng biển của đảo Cù Lao Chàm lại bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến việc bảo tồn ĐDSH và sự phát triển bền vững nơi đây. Vùng biển Cửa Đại – Cù Lao Chàm nằm ở cuối hạ lưu sông Thu Bồn, là nơi chịu nhiều ảnh hưởng từ các hoạt động trực tiếp và gián tiếp của tự nhiên và con người phía thượng nguồn. Sau mỗi trận bão, lũ thì lượng nước ngọt, rác thải, bèo lục bình và khoảng 2 triệu tấn trầm tích, phù sa…phát tán từ cửa sông Thu Bồn, vươn ra nhiều khu vực và vùng nước biển đảo Cù Lao Chàm làm đục hóa vùng nước biển quanh đảo.

Đồng thời cứ sau mỗi trận bão lũ, cho thấy chất lượng nước biển tại các khu vực ven bờ quanh các rạn san hơ tại khu BTB Cù Lao Chàm có độ mặn trung bình tầng mặt và tầng đáy đều giảm xuống, đặc biệt giảm mạnh tại khu vực Bãi Bấc, Bãi Hương, Bãi Xếp… Độ đục của nước cũng tăng cao. Những trầm tích này khi lắng xuống đáy biển sẽ phủ lên các rạn san hô, nếu nhiều sẽ gây ngạt thở và làm san hơ chết. Tính từ năm 2008 đến năm 2016, độ phủ trung bình san hơ cứng ở vùng biển Cù Lao Chàm đã giảm từ 14,4% xuống còn 11,5%, cịn diện tích thảm cỏ biển giảm từ 50ha năm 2007 xuống còn 15ha trong năm 2017.

Hình 3.19: Bãi Hương nằm trong các khu vực giảm mạnh độ mặn nước biển (Nguồn: Hoianrt.vn/) (Nguồn: Hoianrt.vn/)

3.2.4.5 Do những bất cập trong công tác quản lý hiện nay

- Phân vùng chức năng quản lý hiện có chưa phù hợp: Việc phân vùng quản

lý trước đây vào năm 2009 chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu hiện trạng phân bố, tính đa dạng của thành phần loài sinh vật và hiện trạng của hệ sinh thái rạn san hô và đất ngập nước, kết quả tham vấn lấy ý kiến các bên liên quan để xây dựng kế hoạch phân vùng quản lý. Tuy nhiên, nhiều vấn đề quan trọng liên quan tính đại diện của các hệ sinh thái và các dạng quần xã sinh vật; các bãi tập trung, bãi đẻ và ươm giống, tính liên kết giữa các sinh cư (habitats) của những nhóm đối tượng nguồn lợi quan trọng; các tác động từ hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và biến đổi khí hậu chưa được quan tâm hoặc thiếu nguồn tư liệu nên cơ sở khoa học để xác định phạm vi các phân khu chức năng chưa thật sự vững chắc và phù hợp.

Bên cạnh đó, trong khu BTB Cù Lao Chàm cịn có một số cụm rạn ngầm (Rạn Lá và Rạn Mành) là nơi tập trung của các đàn cá có kích thước lớn và giá trị cao (cá Hồng bạc, cá Mú, cá Dìa), và đây có thể được xem là nguồn bố mẹ (brood stocks) quan trọng trong việc duy trì nguồn giống cung cấp cho khu vực xung quanh và nguồn lợi thương phẩm của các đối tượng trên ở Cù Lao Chàm.

- Năng lực quản lý và thực thi pháp luật cịn yếu: Mặc dù chất lượng mơi nước trong Khu BTB còn tương đối tốt, tuy nhiên một số dấu hiệu về tình trạng hàm lượng BOD5 và phosphate có xu hướng tăng theo thời gian ở khu vực Cù Lao Chàm nên rất có khả năng xảy ra tình trạng ơ nhiễm trong tương lai gần nếu khơng có các biện pháp ngăn chặn và khắc phục phù hợp và kịp thời. Theo luật mơi trường thì tất cả các chất thải trước khi đổ ra ngồi mơi trường phải được xử lý, tuy nhiên điều đáng nói là khu vực chưa có hệ thống xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu, do đó một lượng lớn nước được thải trực tiếp ra biển thơng qua các cống rãnh góp phần gây ơ nhiễm mơi trường nước.

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo diễn ra ở nhiều nơi gây ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên nhưng chưa được đánh giá và dự báo đúng mức các tác động, thiếu sự giám sát và theo dõi của các đơn vị quản lý trực tiếp (BQL) trong quá trình thi triển khai nên gây ảnh hưởng xấu đến mơi trường.

Tình trạng khai thác quá mức và hủy hoại làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và suy thoái các hệ sinh thái vẫn còn thường xuyên xảy ra, thậm chí ngay trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của Khu BTB, tuy nhiên việc xử lý vi phạm còn nhiều hạn chế.

- Nhận thức và trách nhiệm về công tác bảo tồn và sử dụng bền vững tài

nguyên của các bên liên quan còn thấp: Như đã đề cập ở trên trên, việc khai thác

quá mức và hủy diệt nguồn lợi thủy sản và phá hủy các sinh cư tiêu biểu tuy đã được kiểm sốt nhưng vẫn cịn diễn ra ở một số khu vực trong khu BTB Cù Lao Chàm nhưng chưa được ghi nhận chính thức. Điều này thể hiện rất rõ qua các cuộc khảo sát thăm dò ý kiến của cộng đồng. Do năng lực quản lý BQL Khu BTB Cù Lao Chàm nói riêng và Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An nói chung cịn nhiều hạn chế, nên việc tổ chức các hoạt động tuần tra kiểm soát trên phạm vi rộng và thường xuyên trên toàn khu vực là khó có tính khả thi. Vì vậy, việc huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác bảo tồn ĐDSH là một trong những vấn đề quan trọng để công cuộc bảo tồn đạt hiệu quả.

- Nguồn tài chính đầu tư thiếu bền vững: Quản lý đa dạng sinh học là một

lĩnh vực phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực nên cần có nguồn tài chính bền vững hỗ trợ. Trong thời gian qua, công tác quản lý đa dạng sinh học lại phụ thuộc vào ngân sách địa phương. Thực tế cho thấy nguồn ngân sách chi thường xuyên cho hoạt động bảo vệ môi trường cịn ít và phần lớn nguồn kinh phí sự nghiệp mơi

trường của tỉnh cũng như TP. Hội An được sử dụng cho việc giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường trên cạn nên hoạt động quản lý tài nguyên đa dạng sinh học biển gặp nhiều khó khăn và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 88 - 94)