Công tác quản lý bảotồn tài nguyên đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 79)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN GÂY

3.2.2 Công tác quản lý bảotồn tài nguyên đa dạng sinh học

3.2.2.1. Các khung pháp lý trong công tác bảo tồn

Trước khi thành lập Khu BTB Cù Lao Chàm, nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi là sự phối kết hợp trong quản lý nguồn lợi TNTN chưa đủ mạnh. Các lực lượng chức năng như công an xã, biên phòng, kiểm ngư, dân quân xã chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ nhau trong cơng tác tuần tra, kiểm sốt, quản lý và bảo vệ và chưa thuyết phục được cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.

Năm 2006 là năm bản lề chuyển biến mạnh mẽ trong bảo tồn biển tại Cù Lao Chàm khi Quy hoạch phân vùng chức năng để bảo vệ, khai thác hợp lý được UBND

Tuy nhiên, do mới được thành lập và chưa có một khung pháp lý, cũng như một mơ hình mẫu về quản lý Khu BTB đã được thể chế hoá ở Việt Nam, nên quản lý Khu BTB cũng như công tác bảo tồn ĐDSH cịn gặp nhiều khó khăn. Nguồn tài chính khơng đủ và bền vững cho hoạt động bảo tồn biển cũng là một điểm yếu trong việc triển khai thực thi công tác quản lý bảo tồn biển ở Cù Lao Chàm. Sự quản lý chồng chéo ở Khu BTB Cù Lao Chàm cũng là một điểm yếu có thể gây khó khăn cho cơng tác quản lý bảo tồn biển ở đây. Các phân vùng bảo vệ nghiêm ngặt nằm rải rác cách xa nhau trong Khu BTB Cù Lao Chàm cũng gây khó khăn và tốn kém cho công tác quản lý. Đội tuần tra bảo tồn biển được thành lập đã tăng cường khả năng quản lý và bảo vệ các vùng chức năng và mang lại một số kết quả nhất định như nhận xét củacộng đồng. Tuy nhiên, đội tuần tra chỉ mới thể hiện chức năng tuần tra, ngăn chặn các vi phạm trong khu vực bảo tồn, chưa kêu gọi được cộng đồng tham gia trong công tác bảo vệ nguồn lợi, chưa thực hiện được chương trình giám sát, quan trắc nguồn lợi tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Ban quản lý Khu BTB cùng với cộng đồng dân cư địa phương đã tham gia tích cực vào hoạt động bảo tồn ĐDSH và phát triển kinh tế, sinh kế thay thế tại địa phương. Thông qua phương thức đồng quản lý, cộng đồng dân cư địa phương đã có những cách tiếp cận mới về quản lý ĐDSH trên cơ sở HST, do đó cơng tác bảo tồn ĐDSH ở đảo Cù Lao Chàm đã có những chuyển biến. Việc áp dụng mơ hình đồng quản lý tại Bãi Hương đã đạt được những kết quả tốt, từng bước khắc phục được những tác động xấu, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học đảo Cù Lao Chàm, bên cạnh đó cịn đáp ứng được nguyện vọng của cộng đồng ngư dân trong việc hướng đến quyền làm chủ và trách nhiệm đối với tài nguyên, nguồn lợi hải sản của chính họ. Họ sẽ được ưu tiên khai thác trên một số vùng bờ mà các phương tiện ở địa phương khác sẽ bị hạn chế khai thác nhưng phải có sự phối hợp bảo vệ ở các vùng ngư trường nhạy cảm với san hô và thảm cỏ biển.

3.2.2.2. Nguồn lực

- Nguồn lực con người: được phản ánh qua trình độ học vấn và sức khỏe.

Theo khảo sát năm 2005, khoảng 1/3 tổng số các chủ hộ gia đình ở Cù Lao Chàm chỉ có trình độ văn hóa cấp 2 và khoảng 40% khơng có học vấn.

Bên cạnh đó, trình độ nghề nghiệp khác như kinh nghiệm và kiến thức về đánh bắt hải sản trong hoạt động sinh kế tại Cù Lao Chàm cũng còn nhiều hạn chế. Nắm bắt được những thuận lợi và hạn chế của nguồn lực con người, ngay từ những ngày đầu, Khu BTB Cù Lao Chàm đã tập trung vào công tác nâng cao nhận thức và

đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng.

Từ năm 2006 đến nay, nguồn lực con người của cộng đồng Cù Lao Chàm được tiếp tục cải thiện và nâng cao thơng qua các chương trình đào tạo và hỗ trợ xây dựng mơ hình trình diễn sinh kế tại địa phương.

- Nguồn lực tài chính: Vào những năm xây dựng Khu BTB Cù Lao Chàm,

khoảng chừng 67% tổng số hộ gia đình đã vay vốn từ chương trình tín chấp tại địa phương, hội đoàn thể, hoặc người thân và bạn bè. Trong thời gian từ 2006 đến 2013, nguồn lực tài chính đối với cộng đồng Cù Lao Chàm đã và đang được cải thiện với nhiều cách tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng chính sách, hỗ trợ sinh kế (Sinh kế cộng đồng trong và xung quanh các Khu BTB) với lãi suất ưu đãi.

Năm 2012, Ngân hàng Nông nghiệp đã đặt trạm giao dịch tại đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ngư dân vay và gửi tiền.

Theo thống kê trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến nay, dân số tại Cù Lao Chàm không thay đổi lớn. Tuy nhiên, thành phần nghề nghiệp đã thay đổi nhiều, nhất là các sinh kế mới ra đời cùng với sự phát triển của du lịch.

- Nguồn lực xã hội: là biểu tượng các mối quan hệ xã hội liên quan trong

phát triển DLST Cù Lao Chàm. Các mơ hình có sự tham gia của cộng đồng là điểm nổi bật của nguồn lực xã hội.

Các nguồn lực xã hội đã trợ giúp và cung cấp tài chính cho hộ gia đình. Ví dụ: Thơng qua Hội nông dân xã Tân Hiệp Dự án bảo vệ cua Đá được tiến hành, thơng qua Đồn Thanh niên Dự án dào tạo thuyết minh viên cho thanh niên được triển khai, thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ các chương trình vốn vay và homestay được thực hiện hiệu quả.

3.2.2.3. Giám sát và đánh giá môi trường định kỳ

- Giám sát chất lượng nước biển ven bờ trong khu bảo tồn: Nước biển ven bờ trong khu BTB được giám sát tại 19 điểm trải đều khắp các vùng rạn san hô. Giám sát sát chất lượng nước biển là hoạt đồng thường niên và được thực hiện theo hai mùa (mùa mưa và mùa khô).

- Giám sát HST rạn san hô và cỏ biển: HST rạn san hô và cỏ biển cùng các cộng đồng sinh vật biển đi kèm như cá rạn, nhuyễn thể, giáp sát,... được giám sát theo định kỳ 3 năm một lần. Lần thứ nhất được đánh giá tổng thể vào mùa khô năm 2004. Lần thứ hai được giám sát đánh giá lại vào mùa khô năm 2008. Việc tiến

hành định kỳ các hoạt động giám sát môi trường và nguồn lợi sẽ giúp cho Khu BTB có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động quản lý và bảo tồn.

- Giám sát các vụ vi phạm: Tuần tra, giám sát các vụ vi phạm: Theo báo cáo của Phịng Tuần tra và Kiểm sốt- BQL Khu BTB Cù Lao Chàm, trong 6 tháng đầu năm 2019 Phòng đã phối hợp với lực lượng Công an xã Tân Hiệp và Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm triển khai 141 lượt tuần tra. Trong đó, tuần tra bằng đường bộ 48 lượt và đường biển là 93 đợt. Kết quả, đã phát hiện được 40 trường hợp vi phạm, giảm gần 10 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018. [46]

Các hoạt động vi phạm trong khai thác thủy sản:

- Khai thác bằng nghề lưới kéo (giã cào): 04 trường hợp; - Lặn trong vùng cấm: 07 trường hợp;

- Khai thác bằng lưới vây: 13 trường hợp; - Khai thác bằng lờ mực: 01 trường hợp. - Khai thác bằng nghề pha xúc: 02 trường hợp; - Mành chụp: 01 trường hợp;

- Chở khách câu cá trong vùng cấm: 03 trường hợp;

- Bn bán tơm hùm nhỏ hơn kích thước quy định: 05 trường hợp; - Khai thác tôm hùm nhỏ hơn kích thước quy định: 03 trường hợp;

Theo như thống kế trên, số lượt vi phạm của người dân địa phương vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Thêm vào đó, các phương tiện bên ngoài như tỉnh Quảng Ngãi, Khánh Hòa đến để khai thác trái phép trong khu BTB Cù Lao Chàm bằng các hình thức hủy diệt như sử dụng thuốc nổ, chích điện, các hoạt động khai thác con giống và sinh vật non, các nghề cào te đã gây chết các thảm cỏ, làm mất nơi cư trú của thủy sinh vật, làm giảm nguồn lợi thủy sản.

- Bộ chỉ thị Khu BTB Cù Lao Chàm: Để theo dõi sự phát triển cũng như tính hiệu quả của Khu BTB Cù Lao Chàm theo các mục tiêu và tầm nhìn đã đặt ra, một bộ chỉ thị ban đầu cần được hình thành trên cơ sở của các nội dung thảo luận với cộng đồng. Các chỉ thị cần được quan tâm đến Khu BTB Cù Lao Chàm là chất lượng nước biển, vùng rạn san hô, thảm cỏ biển, tôm hùm, cua đá, ốc vú nàng, bãi biển, phát triển du lịch, đánh bắt thủy sản, các sinh kế thay thế, hiện trạng vi phạm quy chế. Các chỉ

thị này là đặc trưng cho hiện trạng hoạt động của Khu BTB Cù Lao Chàm.

Như vậy, có thể thấy rằng công tác bảo tồn ĐDSH tại khu BTB Cù Lao Chàm đã có những chuyển biến khá tích cực từ năm 2006 đến nay. Tuy nhiên trước tình hình phát triển rất nóng của hoạt động du lịch – dịch vụ và lượng khách thăm quan trên đảo tăng nhanh (400.000 khách vào năm 2018) thì cơng tác bảo tồn ĐDSH, bảo vệ mơi trường ở đây sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy cần tiếp tục triển khai các mơ hình, biện pháp nhằm thúc đẩy cơng tác bảo vệ ĐDSH cũng như giúp HST biển phục hồi và hướng tới PTBV trong tương lai.

3.2.3 Các dạng tài nguyên đa dạng sinh học có nguy cơ suy thối

3.2.3.1.Tơm hùm

Tơm hùm là loại động vật rất có giá trị ở Cù Lao Chàm. Hầu hết tôm hùm sinh sống trong môi trường tự nhiên. Theo khảo sát của các nhà khoa học (Võ Sĩ Tuấn và cộng sự, 2006)[45], vùng biển Cù Lao Chàm có 4 lồi tơm hùm. Tuy nhiên

theo nhận định của các ngư dân địa phương ở Cù Lao Chàm có các loại như : tơm hùm mốc, tôm hùm tre, tôm hùm da, tôm hùm bông, tôm hùm mũ ni, tôm hùm đỏ, tôm hùm xanh và tôm hùm xô. Tơm hùm mốc thường tìm thấy ở độ sâu 10-60m, với trọng lượng dao động từ 100g -2,0kg, nhưng phần lớn có trọng lượng 500g. Tơm hùm đá thường thấy ở độ sâu 1-15m, với trọng lượng dao động 100g-2,0kg, trung bình 500g. Tơm hùm da thường thấy ở độ sâu 1-15m; tôm hùm bông ở độ sâu 10-60m, tôm hùm mũ ni ở độ sâu 1-50m. Tơm hùm đỏ được bắt có trọng lương dao động 100-500g, trung bình 100-200g. Tơm hùm xanh có trọng lượng 100g-1,0kg, trung bình 200-300g. Tơm hùm xơ tìm thấy có trọng lượng dao động từ 100g-3,0kg, trong bình 700g.

Khu vực sinh sống của tôm hùm ở các rạn san hô và thảm thực vật dưới biển ở độ sâu từ 1-60m nước. Chúng được tìm thấy xung quanh các hòn đảo như: Hòn Lá, Hịn Khơ, Hịn Dài, Cù Lao Chàm, Hịn Tai, Hòn Mồ. Ngư dân thường đánh bắt tơm hùm có trọng lượng từ 100g trở lên, một số thợ lặn chỉ tập trung đánh bắt tôm hùm từ 500g trở lên. Tôm hùm được coi là trưởng thành khi chúng nặng từ 100g trở lên và trứng được tìm thấy quanh năm nhưng giai đoạn để trứng từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.

Loại tôm hùm đánh bắt được nhiều nhất là tôm hùm xô, tôm hùm đỏ, tôm hùm đá, tôm hùm mốc (hình 3.11). Trọng lượng tơm hùm khai thác được bình qn 1-2kg/con; ở Cù Lao Chàm tôm hùm lớn nhất ngư dân đã bắt được nặng 4,0kg.

Thời gian đánh bắt tôm hùm từ tháng 2 đến tháng 11, trong đó thời gian đánh bắt nhiều nhất từ tháng 2 đến tháng 4 và tháng 11; thời gian đánh bắt ít hơn từ tháng 6 đến tháng 9.

Hình 3.14: Tơm hùm vùng biển Cù Lao Chàm ( Nguồn: Chu Mạnh Trinh)

Theo kết quả điều tra của học viên vào đợt khảo sát năm 2017 cho thấy hiện nay số người khai thác tôm hùm tại các khu vực Bãi Làng, Bãi Ơng, thơn Cấm là 37 người, ở Bãi Hương là 16 người. Tuy nhiên số người thường xuyên lặn bắt tôm hùm tại Cù Lao Chàm là 8 người, tôm hùm thường bị khai thác bởi nghề lặn, soi, lưới 3 lớp. Phỏng vấn nhanh người dân trên đảo Cù Lao Chàm cho thấy hiện nay tôm hùm được thấy rất ít hoặc tìm thấy với kích thước tương đối nhỏ do các đối tượng tiêu thụ tôm hùm ở Cù Lao Chàm là khách bn, khách du lịch có nhu cầu rất lớn.

Bên cạnh đó số lượng tơm hùm hiện ít đi do có nhiều người dân ở địa phương và ở các nơi khác đến lặn, soi, đánh lưới, dùng hóa chất để bắt, thậm chí cịn khai thác cả trong mùa cấm (hàng năm sản lượng tôm hùm được khai thác ở đảo Cù Lao Chàm đạt khoảng 14,9 tấn, trong đó có khoảng 23% tổng khối lượng tôm hùm là do ngư dân ở các địa phương khác như Quảng Ngãi, Bình Định…đến khai thác).

3.2.3.2 Ốc vú nàng

Ốc vú nàng ( Collisella striata) có một chấm trên vỏ và có đường viền xà cừ bên trong. Chúng bám trên đá ở vùng triều ở độ sâu 1-6m, phân bố nhiều ở các đảo Hòn tai, Cù Lao Chàm, Hòn Dài, Hòn Mồ và Hàn Lá. Ốc vú nàng có 2 loại kích cỡ,

loại lớn có đường kính từ 5-6cm, loại nhỏ có đường kính 1-2cm. Về trọng lượng trung bình khoảng 20g/con ốc vú nàng. Mùa vụ sinh sản của ốc vú nàng từ tháng 5 đến tháng 8.

Hiện nay tại Cù Lao Chàm có khoảng 38 người khai thác ốc vú nàng, tập trung ở các thơn Bãi Ơng, Bãi Làng, thôn Cấm. Theo người dân địa phương, ở Cù Lao Chàm có 02 loại ốc vú nàng, đó là ốc vú nàng hang và ốc vú nàng vú; trong đó ốc vú nàng vú được khai thác nhiều nhất. Ốc vú nàng được khai thác ở mọi kích thước, nhiều nhất là loại từ 5-6cm và ốc vú nàng lớn nhất đã được khai thác có đường kính 10cm. Ốc vú nàng được khai thác từ tháng 2 đến tháng 8, thời gian khai thác nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 6. Sản lượng khai thác bình quân từ 1,5- 3,0kg/người/ngày [25].

Ốc vú nàng thường được tiêu thụ bởi quán ăn phục vụ khách du lịch, người dân địa phương. Hiện nay số lượng ốc vú nàng khai thác ngày càng ít đi và kích thước khai thác cũng bé đi. Nguyên nhân do bị khai thác quá nhiều , kể cả các con nhỏ và kể cả trong mùa sinh sản; do ô nhiễm môi trường (các vết dầu loang từ tàu, thuyền bám vào đá khiến ốc chết)

3.2.3.3. Cua đá

Cua đá (Gecarcoidea lalandii) là một trong những động vật biển quan trọng gắn liền với cuộc sống của người dân Cù Lao Chàm từ rất lâu và đóng góp vào sinh kế của người dân Cù Lao Chàm. Trước đây người dân địa phương thỉnh thoảng bắt cua đá làm thức ăn trong gia đình hoặc làm quà biếu trong đất liền. Ngày nay cua đá đã trở thành một sản phẩm du lịch nổi tiếng, chính vì thế đang gặp nhiều nguy cơ cạn kiệt.

Cua đá Cù Lao Chàm tuy là động vật biển nhưng lại sống trong các hang đá ở trên rừng. Khi trưởng thành cua đá len lỏi theo các dịng suối tìm về bờ đá ven biển đẻ trứng, trứng nở thành con, các cua con lại len theo ven suối lên rừng. Hàng năm cua đá cái mang trứng và sinh sản từ tháng 5 đến tháng 8.

Cua đá được khai thác tập trung vào tháng 7 và 8. Bắt cua đá hiện nay đang là sinh kế của người dân, với số lượng người bắt cua đá lên tới con số 37 người, trong đó số người thường xuyên bắt cua đá là 12 người. Số lượng cua đá bắt hàng đêm dao động 10-30con/ người. Kích thước bình qn cua đá bắt được từ 9-10cm ( tính theo chiều dài mai cua), trong đó con lớn nhất từng khai thác được có kích

thước 17cm. Trước đây vào tháng 5 và 6 cua mang trứng người dân không bắt. Hiện nay do nhu cầu tiêu thụ quá lớn (chủ yếu do lượng khách du lịch tăng cao), cua đá bị khai thác quanh năm, trong đó tập trung nhiều từ tháng 4 đến tháng 8. Số người đi bắt cua đá cũng tăng lên, một số người lên tận hang để bắt cua đá, khiến sản lượng cua đá giảm tới 80% so với trước đây. Theo số liệu thống kê 2005, 70% cua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 79)