Vị trí địa lý của KhuBTB Cù Lao Chàm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 41 - 44)

Từ xa xưa, Cù Lao Chàm đã có những tên gọi khác nhau như: Sanfu-Fulaw, Pulociam, Polochiam Pello, Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La… Quần đảo Cù Lao Chàm có một bề dày lịch sử khá phong phú và đa dạng, qua các cuộc khảo cổ tại Bãi Làng và Bãi Ông đã phát hiện ra rất nhiều di tích chứng tỏ đã trên đảo đã có con người sinh sống cách đây hơn 3000 năm và đã chế tạo các công cụ lao động bằng đá rất tinh xảo như: rìu tứ giác ngắn, rìu có vai, lưỡi ghè, bàn mài,… Khơng những thế

Biển Đông

tại nơi đây người ta còn phát hiện ra nhiều dấu vết về sự giao lưu buôn bán với thuyền các nước Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á cách đây hơn 1.000 năm [29].

Cuối thế kỷ 15 vua Lê Thánh Tông đi chinh phạt người Chiêm Thành, các làng Cẩm Phô, Võng Nhi, Thanh Hà đã xuất hiện và không bao lâu tại Cù Lao Chàm đã có cư dân Đại Việt qua lại. Sau khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất Quảng Nam (1558 - 1671), cư dân Đại Việt bắt đầu ồ ạt kéo đến vùng đất này, và việc định cư sinh sống của cư dân Đại Việt ở Hội An và ở Cù Lao Chàm bắt đầu được hình thành và phát triển với tốc độ khá nhanh lập nên làng Tân Hiệp.

Đến thế kỷ 19, dân nhập cư liên tục đến đây định cư với đầy đủ các ngành nghề như: khai thác yến, khai thác gỗ, đánh bắt hải sản, cũng như cung cấp nước, củi cho các thuyền buôn đến dừng tại đây.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đặc biệt trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, để tránh đạn bom, dân tản cư tại các địa phương như: Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc đều đổ dồn về đây. Lập nên Xóm Đình, rồi Xóm Ao và sau đó là Xóm Cấm. Thực sự thì Xóm Cấm đã có cách đây hơn 2000 năm. Từ Xóm Đình về phía Nam là Xóm Giữa, đến Xóm Ngồi rồi đến xóm Mới xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ 20 [29].

Cù Lao Chàm có địa hình đồi núi thấp với thảm thực vật đã được tái tạo xanh tốt quanh năm; có các bãi biển cát trắng sạch mịn, nước biển trong xanh và cách không xa bờ là các hệ sinh thái san hô khá đa dạng, các bãi tắm với các khối đá sót tạo nên nhiều cảnh quan độc đáo làm mê say các khách du lịch.

2.2.2 Đặc điểm địa chất

Cù Lao Chàm là phần kéo dài về phía Đơng Nam của khối đá granit Bạch Mã – Hải Vân- Sơn Trà được gọi là phức hệ Hải Vân (gaT3 hv1) hình thành cách

ngày nay khoảng 230 triệu năm, được lộ ra trên bề mặt trái đát và tạo địa hình núi trên đảo nhờ vận động nâng lên của vỏ Trái đất dọc theo các đứt gẫy kiến tạo phương TB-ĐN. Về mặt thạch học, các khối đá này granit gồm có granit biotit có muscovit, granit 2 mica, granit alaskit, thuộc loại hạt vừa, màu xám trắng, cấu tạo định hướng, kiến trúc nửa tự hình. Chúng được hình thành từ 2 pha hoạt động magma xâm nhập thực thụ và pha đá mạch sau đó. Pha 1 chiếm diện tích chủ yếu của đảo, phổ biến là granit – biotit; pha 2 gồm granit biotit có muscovit, granit alaskit gặp ở sườn TN đảo dưới dạng dải tạo nên các sống núi kéo dài phương TB- ĐN và thường kết thúc là các mũi nhô của đường bờ biển. Pha đá mạch tạo các

mạch đá dày đến vài mét, kéo dài hàng chúc mét gồm granit-aplit, pegmatoit- tuarmalin [6].

Ngoài thành tạo đá granit, trên các đảo Cù Lao Chàm còn gặp các thành tạo biến chất có diện phân bố khơng rộng, đó là các đá phiến gneis, phiến biotit, đá phiến thạch anh-felpat –mica (thuộc hệ tầng A Vương hình thành 540-465 triệu năm trước). Các đá biến chất có dạng thể tù có độ bền vững lý hóa kém hơn đá granit nên chúng thường góp phần hình thành cung lõm của đảo.

2.2.3. Đặc điểm địa hình - địa mạo

Vùng đảo Cù Lao Chàm được hình thành bởi 8 đảo lớn nhỏ khác nhau. Đảo Cù Lao Chàm có diện tích lớn nhất. Đảo này phát triển theo hướng Bắc  Nam, kéo dài trong phạm vi khoảng 7,5km2, chỗ rộng nhất 3,3km, nơi hẹp nhất 0,61km.

Địa hình đảo nổi có ba dạng chính sau :

+ Địa hình núi thấp: Được tạo thành bởi nhiều ngọn núi, đỉnh cao nhất là

ngọn núi Hòn Biền (517m) nằm ở trung tâm đảo Cù Lao Chàm. Về hai phía của Hịn Biền địa hình đảo thấp đều. Các đảo nhỏ mỗi đảo là một đỉnh núi, độ cao từ 212m (Hòn Tai) đến 64m (Hịn Mồ).

+ Địa hình thung lũng và bãi biển : Phân bố ở khu vực gần trung tâm đảo Cù

Lao Chàm là một thung lũng nhỏ khoảng 0,2km2 và ở Tây Bắc, Tây Nam là những doi cát kéo dài dạng lưỡi liềm, dạng vũng bao quanh lấy chân đảo Cù Lao Chàm. Chiều rộng các doi cát này từ 2  10m, đôi khi 20  25m. Dân cư của đảo tập trung chủ yếu ở dọc theo các bãi cát này.

- Địa hình vùng biển quanh đảo Cù Lao Chàm thể hiện sự phân dị rõ nét. Phía Đơng Bắc đảo với các sườn núi cao dốc đứng thì đáy biển sâu tới 40-50m và sâu hơn với đường đẳng sâu 20m nằm sát gần bờ đảo. Phía Tây Nam ứng với địa hình thấp thoải của đảo địa hình đáy biển có độ sâu chủ yếu dưới 20m, được tích tụ các vật liệu cát sạn.

- Địa hình đáy biển được chia thành 5 kiểu địa hình sau:

+ Địa hình tích tụ ven đảo có thành phần chủ yếu là cát được hình thành liên quan đến hoạt động của sóng phá hủy bờ và lắng đọng cát hiện tại. Địa hình này phát triển ở phía bờ Đơng và Tây Nam của đảo Cù Lao Chàm

+ Địa hình xâm thực do nước bề mặt và thủy triêu trước Holocen muộn tạo thành các thung lững hẹp có phương TB-ĐN, trong hiện tại đang được san bằng trầm tích bùn cát

+ Địa hình tích tụ sau đảo: tạo ra các gờ ngầm có độ sâu 10m, với đặc điểm phía đơng nam bị thon lại (sau các đảo Hịn Giài và Hòn Mồ)

+ Địa hình xâm thực do tác động của sóng được tạo bởi các vật liệu tịch sạn cát. Địa hình này được ghi nhận tại dấu tích của gờ ngầm nừm giữa các đảo Hịn Giài, Hòn Mồ và Hòn Tai.

+ Địa hình đáy biển khơng ổn định: chịu ảnh hưởng lớn của sóng biển, địa hình này được phủ một lớp trầm tích chủ yếu là cát có quan hệ với nguồn gốc từ lục địa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 41 - 44)