Đặc điểm thủy, hải văn, nước dưới đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 48 - 50)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU BẢOTỒN BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM

2.2.5 Đặc điểm thủy, hải văn, nước dưới đất

Thủy văn : Trên đảo Cù Lao Chàm có 4 con suối nhỏ là những dòng chảy

tạm thời, bị cạn kiệt gần như hoàn toàn vào khoảng giữa đến cuối mùa khô (khoảng từ tháng 5, 6 đến đầu tháng 9).

- Suối Tình dài khoảng 750m và Suối Bìm dài khoảng 900m đều bắt nguồn từ núi Hịn Biền, chảy về phía Tây của đảo. Hai suối nhỏ này là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho người dân trên đảo khu vực Bãi Làng, Thôn Cấm và Bãi Ông. Mùa mưa, lưu lượng nước khoảng 250l/s cịn vào mưa khơ có lưu lượng khoảng 6l/s.. Ngoài ra, đây cũng là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho 2 khu du lịch sinh thái: Bãi Chồng và Bãi Bìm. Các suối này cũng chỉ đến giữa tháng 6 là bị cạn kiệt hồn tồn, chỉ cịn lại những vũng nước đọng dọc theo dòng chảy và bãi lầy ở nơi cửa suối.

- Suối Ông Thơ bắt nguồn từ núi Hòn Biền đổ xuống bãi Đá Chồng, dài khoảng 1,2km. Đây là con suối lớn thứ hai trên đảo và là nguồn cung cấp nước mặt chính cho Đồn Biên phịng 276 và các đơn vị qn đội đóng qn gần suối trong suốt mùa mưa và nửa đầu của mùa khô. Vào mùa mưa, lưu lượng nước đạt 120l/s cịn mùa khơ khoảng 10l/s. Suối bị cạn kiệt hồn toàn vào khoảng đầu tháng 3 đến giữa tháng 6 hàng năm.

- Suối Bãi Hương bắt nguồn từ Hòn Giu đổ xuống Bãi Hương, dài khoảng 1900m. Đây là nguồn cung cấp nước mặt cho cư dân trên đảo khu vực Bãi Hương . Suối bị cạn kiệt hoàn toàn vào khoảng đầu tháng 6. Người dân ở Bãi Hương phải dùng ghe thuyền để chuyên chở nước ngọt từ Bãi Làng, đôi khi từ đất liền để sử dụng trong những ngày suối Bãi Hương hoàn toàn kiệt nước.

- Trong các suối nhỏ trên thì suối Bìm là có dịng chảy lớn hơn cả, kế đến là suối Tình. Phần thượng lưu của suối Bìm người ta đã tiến hành xây con đập chắn nước kích thước lớn tạo thành hồ Bìm nằm ở độ cao 160m, có dung tích chứa 85.000m3 nước, cung cấp nước sinh hoạt cho 2 thơn Bãi Ơng và Bãi Làng. Hệ thống ống nước được dẫn từ hồ về các bể chứa ở khu vực Trạm Y tế xã và Bãi Ông. Sau đó, theo một hệ thống đường ống khác chảy về từng hộ gia đình của hai thơn Bãi Làng và Bãi Ông .

Lưu lượng khai thác được từ các nguồn nước mặt phục vụ cho sinh hoạt của cư dân trên đảo có thể tính tốn sơ bộ theo quy chuẩn của chính phủ trong chương trình “Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” là 60l/ngày /người. Như vậy, chưa kể các lực lượng vũ trang, lượng nước sử dụng trên đảo tính theo tổng số dân là 175,8m3/ngày.

Hải văn:

- Sóng: do gió tạo ra và thay đổi theo hai mùa khác nhau. Vào mùa đông, sóng hình thành từ phía Đơng Bắc và phía Đơng. Độ cao của sóng trước ln lớn hơn sóng sau. Trong các tháng mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) sóng hướng Đơng-Bắc thịnh hành. Về cuối mùa đơng, tần suất sóng hướng Đơng-Bắc giảm và chuyển dần sang hướng Đông. Vào các tháng mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) sóng hướng Tây-Nam chiếm ưu thế, về cuối mùa hè sóng chuyển dần sang hướng Nam. Sóng có độ cao trung bình từ 1-3m và có thể đạt độ cao 6m trong 3 tháng (tháng XI, XII và tháng I) [31].

- Dòng chảy: Dòng chảy gió có hướng gần như song song với đường bờ. Vào những tháng mùa đơng, dịng chảy có hướng Đơng Nam, cường độ lớn nhất vào tháng XI, XII và tháng I. Vào các tháng mùa hè, từ tháng IV trở đi, dịng chảy có hướng Bắc, Tây-Bắc, đạt cường độ lớn nhất vào tháng VII, sau đó giảm dần và lặp lại chế độ dịng chảy mùa đơng.

- Dao động mực nước biển: Đảo Cù Lao Chàm có chế độ bán nhật triều không đều với mực nước trung bình trong tháng thể hiện tính chất dao động mùa rõ rệt. Trong các tháng mùa đơng, mực nước trung bình tháng cao hơn mực nước trung bình các tháng mùa hè khoảng 42cm [31].

Tài nguyên nước ngầm trên đảo Cù Lao Chàm:

Tài nguyên nước ngầm được đánh giá thơng qua cơng trình điều tra địa chất thủy văn, địa chất cơng trình và tìm kiếm nguồn nước đảo Cù Lao Chàm [21]. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên đảo có 2 tầng chứa nước chính đó là:

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích khơng phân chia tuổi Đệ tứ (Q) thuộc bậc địa hình có độ cao tuyệt đối 7-15m so với mực nước biển kéo dài theo phương Bắc- Nam khoảng 400-600m, rộng 100-300m tại thung lũng trước núi dạng lịng chảo và phần rìa chân phía Tây Nam đảo ở các khu vực phía Bắc Bãi Ơng, Bãi Làng, Bãi Bìm, Bãi Hương với diện tích trung bình mỗi khu khoảng 0,32km2. Chiều dày tầng chứa nước từ 2,8-4,5m, chất lượng nước tốt đáp ứng sinh hoạt. Động thái nước ngầm trong tầng thay đổi theo mùa, đặc biệt trong mùa mưa (tháng 9-10) mực nước dâng cao, mùa khô mực nước bị hạ thấp. Tầng chứa nước lỗ hổng này khả năng chứa nước nghèo, song có thể bố trí các cơng trình khai thác đơn lẻ đáp ứng lưu lượng 200-250m3/ ngày cho dân sinh và quốc phòng.

- Tầng chứa nước khe nứt: phân bố trong vỏ phong hóa và khe nứt các đá granit phức hệ Hải Vân, chiếm hầu hết diện tích đảo Cù Lao Chàm. Chiều dày lớn nhất của tầng đạt 25,9 - 31,2 m. Nước dưới đất trong khe nứt thuộc loại khơng áp, nước thuộc loại hình hóa học clorua bicarbonat natri. Nguồn cung cấp cho đới này là nước mưa thấm trực tiếp trên mặt; miền thốt nước là mương xói, khe rãnh và mặt địa hình thấp ven biển. Nước khe nứt là nguồn cung cấp chủ yếu cho các dòng chảy tạm thời trên đảo trong suốt cả mùa mưa và đầu mùa khô. Nước được thu gom từ các đập chắn và hồ chứa nhỏ phục vụ cho sinh hoạt của người dân và bộ đội trên đảo. Trữ lượng khai thác nước trong tầng khoảng 350m3/ngày.

Có thể thấy tài nguyên nước ngầm trên đảo Cù Lao Chàm có trữ lượng khơng lớn, chỉ cho phép khai thác khoảng 500m3/ngày (ở cả hai tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Đệ tứ và tầng chứa nước khe nứt). Với khối lượng cho phép khai thác này chỉ đáp ứng nhu cầu dùng nước cho khoảng 4000 - 5000 người/ngày. Do vậy cần tính tốn lượng khách ra đảo phù hợp (1000- 1500 người/ngày) và giữ gìn thảm rừng trên đảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)