Bản đồ đa dạng sinh học chi tiết vùng đảo Cù Lao Chàm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 76)

3.2 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN GÂY SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO GÂY SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM

3.2.1 Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ĐDSH

Cù Lao Chàm được xem là bến đỗ và ngư trường quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh Quảng Nam. Trong thời kỳ gió mùa Đơng Bắc và Tây Nam, các loài cá sống nổi và cá đáy tụ tập tạo nên một số ngư trường chính ngồi khơi phía Bắc và Đơng của quần đảo. Các đối tượng nguồn lợi được khai thác trong khu vực chủ yếu là cá, mực nang, mực lá, tôm, tôm hùm, các loài thuộc lớp chân bụng và trai, sò.

Cá là đối tượng chính trong tổng sản lượng đánh bắt hàng năm. Có khoảng 50 lồi thuộc các họ cá Khế, cá Thu, cá Ngừ, cá Mú, cá Hồng, cá Hè, cá Cơm và cá Nục.

Nghề cá rạn ở Cù Lao Chàm cũng rất đa dạng với nhiều chủng loại được khai thác bởi nhiều loại ngư cụ khác nhau bao gồm lặn ống hơi, lưới vây, lưới cản, mành đèn, lưới rê, câu dàn, bẫy mực.

Khai thác nguồn lợi trên các rạn san hô diễn ra khắp nơi xung quanh đảo. Nhiều lồi cá rạn có giá trị thương mại như cá Mú, cá Hồng, cá Kẽm, cá Hè, cá Mó và cá Bị Da được khai thác nhiều do có nhu cầu lớn. Theo ngư dân địa phương cho biết khai thác cá rạn với mức độ cao tập trung tại khu vực Hòn Tai và vùng biển phía Đơng của Cù Lao Chàm. Các nhóm cá kích thước lớn có giá trị thương mại cao như cá Mú (Serranidae), cá Hè (Lethrinidae) và cá Hồng (Lutjanidae) đang bị khai thác cạn kiệt, số lượng cịn rất ít, kích thước tương đối nhỏ, điều này phản ánh một áp lực đánh bắt lớn đối với nguồn lợi thủy sản của vùng biển Cù Lao Chàm.

Khai thác các loài thân mềm (mực nang, mực lá, mực ống) cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Khai thác mực diễn ra tại hầu hết các địa điểm trong quần đảo, trong đó mực lá là đối tượng được khai thác ở mức độ cao tập trung ở khu vực Hòn Lá, Hòn Mồ, Tây Bắc Cù Lao Chàm và Hòn Tai. Một số lồi tơm, trong đó phổ biến là tôm sú cũng được đánh bắt trong khu vực này. Các lồi tơm hùm (4 lồi tôm hùm) cũng được khai thác chủ yếu ở phía Đơng của Cù Lao Chàm để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Việc thu thập giống tơm hùm bơng (hình 3.10) trên các rạn san

hô tập trung chủ yếu tại Hòn Lá cũng đã bắt đầu trong khu vực trong khoảng 10 năm trở lại đây để cung cấp một lượng lớn tôm hùm giống cho nghề nuôi tôm hùm lồng. Trai tai tượng (có ít nhất 03 lồi) đã được khai thác để bán và tiêu thụ tại địa phương.

Các loài chân bụng và các loài hai mảnh vỏ cũng được đánh bắt tập trung ở Hịn Khơ, Bắc Hịn Lá và phía Đơng Cù Lao Chàm. Trong số đó Bào ngư bầu dục, Bào ngư vành tai được xem là lồi có giá trị thương mại cao. Ốc Tù và, ốc Đụn, Trai ngọc và Ốc Mặt Trăng cũng được khai thác bởi có giá trị cao. Các lồi hải sâm có giá trị thực phẩm cũng được đánh bắt ở các rạn xung quanh quần đảo Cù Lao Chàm (hình 3.11).

Hình 3.10: Khai thác hải sản trong đó có cả tơm hùm bơng ở Khu BTB

Cù Lao Chàm

(Nguồn: Lê Hùng Anh)

Hình 3.11: Khai thác hải sâm ở khu BTB Cù Lao Chàm

(Nguồn: ng Đình Khanh)

Các nguồn lợi khác trên các rạn san hô cũng bị khai thác cạn kiệt và nhiều lồi có giá trị thương mại cao đang trở nên khan hiếm, bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng. Cụ thể qua kết quả khảo sát cho thấy có 02 loài của trai tai tượng và 01 loài của trai ngọc môi vàng đang tiến tới bị đe dọa nghiêm trọng. Ốc tù và hiện nay khơng tìm thấy tại các rạn san hơ, nhưng lồi này trong q khứ từng được các ngư dân địa phương bắt đước thường xuyên. Bào ngư bầu dục (Haliotis Ovina) và tôm hùm (Panulirusspp) vẫn được tìm thấy trên rạn nhưng số lượng của mỗi lồi là rất thấp.

Rùa biển trên các các bãi cát nhỏ ven đảo Cù Lao Chàm như Bãi Bấc, Bãi Ơng, Bãi Làng, Bãi Chồng, Bãi Bìm, Bãi Hương (có chiều dài khơng q 1km) là những sinh cảnh quan trọng. Hầu hết các bãi cát này đều có thảm cỏ biển phân bố và theo các ngư dân địa phương, trong quá khứ các bãi này là nơi làm tổ đẻ trứng của rùa biển. Tuy nhiên trong khoảng 15 năm trở lại đây khơng tìm thấy rùa biển tại các bãi này và điều này theo nhận định là do khai thác quá mức và sự xáo trộn môi trường sống.

Qua kết quả điều tra cũng cho thấy mặc dù số lượng sao gai biển hiện diện trên rạn san hô Cù Lao Chàm không nhiều nhưng chúng có thể gây tổn hại nghiệm trọng tới quần xã san hơ thơng qua q trình di chuyển của các cá thể trưởng thành và sự phát tán ấu trùng trơi nổi. Điều này có thể gây ra sự hủy hoại nghiêm trọng cho các rạn san hô ở quần đảo Cù Lao Chàm.

- Cua đá Cù Lao Chàm là một trong những đặc sản của địa phương. Cua đá gặp ở Cù Lao Chàm, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Lá, Hịn Mồ, Hịn Ơng; trong đó đảo Cù Lao Chàm là nơi cua đá tập trung nhiều nhất. Cua đá cư trú ở hang nền đất và hang nền đá. Mùa sinh sản từ tháng 6 đến tháng 9, còn từ tháng 10 đến tháng 12 là thời gian cua lột xác. Trước đây người ta chỉ khai thác cua đá từ tháng 2 đến tháng 5, song do nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch quá lớn, cua đá đã bị khai thác quanh năm (cả vào mùa sinh sản và mùa lột xác), khiến sản lượng đã bị suy giảm nghiêm trọng, kích thước cua khai thác ngày càng nhỏ so với trước đây (hình 3.12)

Hình 3.12: Khai thác cua đá đảo Cù Lao Chàm

(Nguồn: ng Đình Khanh)

Hình 3.13: Khai thác sản phẩm lá, cây rừng bán cho du khách

(Nguồn: ng Đình Khanh)

- Khai thác cây rừng làm thuốc và rau rừng tại Cù Lao Chàm cung cấp cho đời sống người dân địa phương, và chế biến thành hàng hóa bán cho khách du lịch cũng có nguy cơ cạn kiệt, đặc biệt trong bối cảnh số lượng khách du lịch ra đảo gia tăng theo thời gian (hình 3.13).

3.2.2 Cơng tác quản lý bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học

3.2.2.1. Các khung pháp lý trong công tác bảo tồn

Trước khi thành lập Khu BTB Cù Lao Chàm, nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi là sự phối kết hợp trong quản lý nguồn lợi TNTN chưa đủ mạnh. Các lực lượng chức năng như công an xã, biên phòng, kiểm ngư, dân quân xã chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ nhau trong cơng tác tuần tra, kiểm sốt, quản lý và bảo vệ và chưa thuyết phục được cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.

Năm 2006 là năm bản lề chuyển biến mạnh mẽ trong bảo tồn biển tại Cù Lao Chàm khi Quy hoạch phân vùng chức năng để bảo vệ, khai thác hợp lý được UBND

Tuy nhiên, do mới được thành lập và chưa có một khung pháp lý, cũng như một mơ hình mẫu về quản lý Khu BTB đã được thể chế hoá ở Việt Nam, nên quản lý Khu BTB cũng như công tác bảo tồn ĐDSH cịn gặp nhiều khó khăn. Nguồn tài chính khơng đủ và bền vững cho hoạt động bảo tồn biển cũng là một điểm yếu trong việc triển khai thực thi công tác quản lý bảo tồn biển ở Cù Lao Chàm. Sự quản lý chồng chéo ở Khu BTB Cù Lao Chàm cũng là một điểm yếu có thể gây khó khăn cho cơng tác quản lý bảo tồn biển ở đây. Các phân vùng bảo vệ nghiêm ngặt nằm rải rác cách xa nhau trong Khu BTB Cù Lao Chàm cũng gây khó khăn và tốn kém cho công tác quản lý. Đội tuần tra bảo tồn biển được thành lập đã tăng cường khả năng quản lý và bảo vệ các vùng chức năng và mang lại một số kết quả nhất định như nhận xét củacộng đồng. Tuy nhiên, đội tuần tra chỉ mới thể hiện chức năng tuần tra, ngăn chặn các vi phạm trong khu vực bảo tồn, chưa kêu gọi được cộng đồng tham gia trong công tác bảo vệ nguồn lợi, chưa thực hiện được chương trình giám sát, quan trắc nguồn lợi tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Ban quản lý Khu BTB cùng với cộng đồng dân cư địa phương đã tham gia tích cực vào hoạt động bảo tồn ĐDSH và phát triển kinh tế, sinh kế thay thế tại địa phương. Thông qua phương thức đồng quản lý, cộng đồng dân cư địa phương đã có những cách tiếp cận mới về quản lý ĐDSH trên cơ sở HST, do đó cơng tác bảo tồn ĐDSH ở đảo Cù Lao Chàm đã có những chuyển biến. Việc áp dụng mơ hình đồng quản lý tại Bãi Hương đã đạt được những kết quả tốt, từng bước khắc phục được những tác động xấu, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học đảo Cù Lao Chàm, bên cạnh đó cịn đáp ứng được nguyện vọng của cộng đồng ngư dân trong việc hướng đến quyền làm chủ và trách nhiệm đối với tài nguyên, nguồn lợi hải sản của chính họ. Họ sẽ được ưu tiên khai thác trên một số vùng bờ mà các phương tiện ở địa phương khác sẽ bị hạn chế khai thác nhưng phải có sự phối hợp bảo vệ ở các vùng ngư trường nhạy cảm với san hô và thảm cỏ biển.

3.2.2.2. Nguồn lực

- Nguồn lực con người: được phản ánh qua trình độ học vấn và sức khỏe.

Theo khảo sát năm 2005, khoảng 1/3 tổng số các chủ hộ gia đình ở Cù Lao Chàm chỉ có trình độ văn hóa cấp 2 và khoảng 40% khơng có học vấn.

Bên cạnh đó, trình độ nghề nghiệp khác như kinh nghiệm và kiến thức về đánh bắt hải sản trong hoạt động sinh kế tại Cù Lao Chàm cũng còn nhiều hạn chế. Nắm bắt được những thuận lợi và hạn chế của nguồn lực con người, ngay từ những ngày đầu, Khu BTB Cù Lao Chàm đã tập trung vào công tác nâng cao nhận thức và

đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng.

Từ năm 2006 đến nay, nguồn lực con người của cộng đồng Cù Lao Chàm được tiếp tục cải thiện và nâng cao thơng qua các chương trình đào tạo và hỗ trợ xây dựng mơ hình trình diễn sinh kế tại địa phương.

- Nguồn lực tài chính: Vào những năm xây dựng Khu BTB Cù Lao Chàm,

khoảng chừng 67% tổng số hộ gia đình đã vay vốn từ chương trình tín chấp tại địa phương, hội đoàn thể, hoặc người thân và bạn bè. Trong thời gian từ 2006 đến 2013, nguồn lực tài chính đối với cộng đồng Cù Lao Chàm đã và đang được cải thiện với nhiều cách tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng chính sách, hỗ trợ sinh kế (Sinh kế cộng đồng trong và xung quanh các Khu BTB) với lãi suất ưu đãi.

Năm 2012, Ngân hàng Nông nghiệp đã đặt trạm giao dịch tại đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ngư dân vay và gửi tiền.

Theo thống kê trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến nay, dân số tại Cù Lao Chàm không thay đổi lớn. Tuy nhiên, thành phần nghề nghiệp đã thay đổi nhiều, nhất là các sinh kế mới ra đời cùng với sự phát triển của du lịch.

- Nguồn lực xã hội: là biểu tượng các mối quan hệ xã hội liên quan trong

phát triển DLST Cù Lao Chàm. Các mơ hình có sự tham gia của cộng đồng là điểm nổi bật của nguồn lực xã hội.

Các nguồn lực xã hội đã trợ giúp và cung cấp tài chính cho hộ gia đình. Ví dụ: Thơng qua Hội nông dân xã Tân Hiệp Dự án bảo vệ cua Đá được tiến hành, thơng qua Đồn Thanh niên Dự án dào tạo thuyết minh viên cho thanh niên được triển khai, thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ các chương trình vốn vay và homestay được thực hiện hiệu quả.

3.2.2.3. Giám sát và đánh giá môi trường định kỳ

- Giám sát chất lượng nước biển ven bờ trong khu bảo tồn: Nước biển ven bờ trong khu BTB được giám sát tại 19 điểm trải đều khắp các vùng rạn san hô. Giám sát sát chất lượng nước biển là hoạt đồng thường niên và được thực hiện theo hai mùa (mùa mưa và mùa khô).

- Giám sát HST rạn san hô và cỏ biển: HST rạn san hô và cỏ biển cùng các cộng đồng sinh vật biển đi kèm như cá rạn, nhuyễn thể, giáp sát,... được giám sát theo định kỳ 3 năm một lần. Lần thứ nhất được đánh giá tổng thể vào mùa khô năm 2004. Lần thứ hai được giám sát đánh giá lại vào mùa khô năm 2008. Việc tiến

hành định kỳ các hoạt động giám sát môi trường và nguồn lợi sẽ giúp cho Khu BTB có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động quản lý và bảo tồn.

- Giám sát các vụ vi phạm: Tuần tra, giám sát các vụ vi phạm: Theo báo cáo của Phịng Tuần tra và Kiểm sốt- BQL Khu BTB Cù Lao Chàm, trong 6 tháng đầu năm 2019 Phòng đã phối hợp với lực lượng Công an xã Tân Hiệp và Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm triển khai 141 lượt tuần tra. Trong đó, tuần tra bằng đường bộ 48 lượt và đường biển là 93 đợt. Kết quả, đã phát hiện được 40 trường hợp vi phạm, giảm gần 10 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018. [46]

Các hoạt động vi phạm trong khai thác thủy sản:

- Khai thác bằng nghề lưới kéo (giã cào): 04 trường hợp; - Lặn trong vùng cấm: 07 trường hợp;

- Khai thác bằng lưới vây: 13 trường hợp; - Khai thác bằng lờ mực: 01 trường hợp. - Khai thác bằng nghề pha xúc: 02 trường hợp; - Mành chụp: 01 trường hợp;

- Chở khách câu cá trong vùng cấm: 03 trường hợp;

- Bn bán tơm hùm nhỏ hơn kích thước quy định: 05 trường hợp; - Khai thác tôm hùm nhỏ hơn kích thước quy định: 03 trường hợp;

Theo như thống kế trên, số lượt vi phạm của người dân địa phương vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Thêm vào đó, các phương tiện bên ngoài như tỉnh Quảng Ngãi, Khánh Hòa đến để khai thác trái phép trong khu BTB Cù Lao Chàm bằng các hình thức hủy diệt như sử dụng thuốc nổ, chích điện, các hoạt động khai thác con giống và sinh vật non, các nghề cào te đã gây chết các thảm cỏ, làm mất nơi cư trú của thủy sinh vật, làm giảm nguồn lợi thủy sản.

- Bộ chỉ thị Khu BTB Cù Lao Chàm: Để theo dõi sự phát triển cũng như tính hiệu quả của Khu BTB Cù Lao Chàm theo các mục tiêu và tầm nhìn đã đặt ra, một bộ chỉ thị ban đầu cần được hình thành trên cơ sở của các nội dung thảo luận với cộng đồng. Các chỉ thị cần được quan tâm đến Khu BTB Cù Lao Chàm là chất lượng nước biển, vùng rạn san hô, thảm cỏ biển, tôm hùm, cua đá, ốc vú nàng, bãi biển, phát triển du lịch, đánh bắt thủy sản, các sinh kế thay thế, hiện trạng vi phạm quy chế. Các chỉ

thị này là đặc trưng cho hiện trạng hoạt động của Khu BTB Cù Lao Chàm.

Như vậy, có thể thấy rằng công tác bảo tồn ĐDSH tại khu BTB Cù Lao Chàm đã có những chuyển biến khá tích cực từ năm 2006 đến nay. Tuy nhiên trước tình hình phát triển rất nóng của hoạt động du lịch – dịch vụ và lượng khách thăm quan trên đảo tăng nhanh (400.000 khách vào năm 2018) thì cơng tác bảo tồn ĐDSH, bảo vệ mơi trường ở đây sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy cần tiếp tục triển khai các mơ hình, biện pháp nhằm thúc đẩy cơng tác bảo vệ ĐDSH cũng như giúp HST biển phục hồi và hướng tới PTBV trong tương lai.

3.2.3 Các dạng tài nguyên đa dạng sinh học có nguy cơ suy thối

3.2.3.1.Tơm hùm

Tơm hùm là loại động vật rất có giá trị ở Cù Lao Chàm. Hầu hết tôm hùm sinh sống trong môi trường tự nhiên. Theo khảo sát của các nhà khoa học (Võ Sĩ Tuấn và cộng sự, 2006)[45], vùng biển Cù Lao Chàm có 4 lồi tơm hùm. Tuy nhiên

theo nhận định của các ngư dân địa phương ở Cù Lao Chàm có các loại như : tơm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)