Hệ sinh thái vùng triều, bờ đá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 69 - 70)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.1 ĐA DẠNG SINH HỌC KHU BẢOTỒN BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM

3.1.2 Hệ sinh thái vùng triều, bờ đá

Hầu hết các hệ sinh thái vùng triều, vùng nước quanh các đảo là các hệ sinh thái có mức đa dạng sinh học phong phú với các nhóm giáp xác, thân mềm, da gai, vích, đồi mồi, bị biển.... rất phát triển, đa dạng về thành phần loài cũng như phong phú về số lượng.

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay và qua hai đợt khảo sát vào tháng 05/2017 và tháng 01/ 2018 tại Cù Lao Chàm [1], đã ghi nhận 239 loài động vật quanh đảo Cù Lao Chàm thuộc 3 ngành (Thân mềm, Da gai và giáp xác), 12 lớp, 33 bộ, 102 họ, 192 giống. Trong đó, ngành thân mềm chiếm ưu thế với 211 lồi, tiếp đến là chân khớp có 23 lồi, da gai có 5 lồi. Tuy nhiên theo kết quả của Ban Quản lý Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An [5], Khu vực Cù Lao Chàm có 276 lồi; trong đó có 156 lồi thân mềm, 71 lồi giun, 24 loài giáp xác và 22 loài da gai. Theo nhận định, số lượng loài động vật ở đây chắc chắn sẽ nhiều hơn nếu một số nhóm được tập trung nghiên cứu nhiều hơn như lớp giun nhiều tơ và ngành da gai.

Trên suối nước ngọt tại đảo Cù Lao Chàm, cũng đã ghi nhận được 4 lồi tơm (Caridina gracilipes, Caridina sp.2, Macrobrachium hainanense, Macrobrachium lar) và 1 loài cua (Balssipotamon ungulatum). Đặc biệt, lồi tơm Macrobrachium

lar là loài mới được ghi nhận cho Việt Nam (hình 3.5) . Đây là dẫn liệu đầu tiên về

thành phần lồi tơm nước ngọt trên đảo Cù Lao Chàm.

Hình 3. 5: Lồi tơm càng Macrobrachium lar, ghi nhận mới cho Việt Nam, thu được trên suối nước ngọt ở đảo Cù Lao Chàm năm 2018 (ảnh trái) và

Loài cua đá (Gecarcoidea lalandii) thu được trên đảo hòn Tai (ảnh phải) (Nguồn: Lê Hùng Anh)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 69 - 70)