QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 31 - 34)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1. Quan điểm nghiên cứu

1.4.1.1 Quan điểm hệ thống và tổng hợp

Tiếp cận hệ thống và tổng hợp là quan điểm xuyên suốt trong các nội dung nghiên cứu của đề tài. Tài nguyên ĐDSH ở Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An nói chung và ở Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm nói riêng được hình thành dưới sự tác động của các điều kiện tự nhiên (địa chất, địa hình - địa mạo, khí hậu - thời tiết, chế độ thủy hải văn, tương tác sơng - biển,...). Vì vậy, cần nhìn nhận các dạng TNTN, các HST, tài nguyên ĐDSH như một thể tổng hợp tự nhiên hoàn chỉnh trong mối liên hệ tác động qua lại với các hoạt động của con người (văn hóa, phong tục, tập qn, chính sách, hoạt động khai thác tài nguyên, các hoạt động kinh tế khác,...).. Quan điểm này chỉ ra rằng, khu vực nghiên cứu là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống phát triển KT-XH của Thành phố Hội An và tỉnh Quảng Nam. Vì vậy, tác giả đã xem xét đảo Cù Lao Chàm (thuộc vùng lõi của khu DTSQ) là một hệ thống mà trong đó bao gồm rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ tác động lẫn nhau trong quá trình hình thành và phát triển. Thơng qua mơ hình phát triển bền vững, tác giả xem xét một cách có hiệu quả các giải pháp để bảo tồn các yếu tố tài nguyên, trong đó có tài nguyên ĐDSH nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, sinh kế cho người dân địa phương và cũng nhờ sự phát triển kinh tế đó để đảm bảo cho việc bảo tồn các tài nguyên ĐDSH đạt hiệu quả nhất.

1.4.1.2. Quan điểm phát triển bền vững

Quan điểm này chi phối việc đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên ĐDSH ở Khu BTB Cù Lao Chàm. PTBV trước hết là một quá trình phát triển, trong đó quan hệ giữa kinh tế - xã hội - môi trường luôn được điều chỉnh tối ưu, mối quan hệ theo thời gian về nhu cầu và lợi ích giữa các thế hệ được giải quyết hài hịa. Thực tế, PTBV khơng dễ dàng đạt được, vì yếu tố phát triển ln thay đổi, thậm chí thay đổi rất nhanh so với khả năng điều chỉnh. Vì vậy, PTBV chỉ là mục tiêu mong đợi trong quá trình phát triển KT-XH và khai thác TNTN, nhưng lại là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của lồi người, của các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ và các địa phương; vì nhu cầu sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng, vượt quá khả năng chịu tải và khả năng tái tạo TNTN. Trong thời gian qua, điều kiện tự nhiên, tài nguyên ĐDSH, các HST ở Khu BTB Cù Lao Chàm đã bị tác động và suy thoái. Đồng thời, tồn tại những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng TNTN và BVMT; nhận thức của người dân về bảo tồn ĐDSH còn hạn chế; thiếu các thông tin dữ liệu về TNTN; ĐDSH và các HST, thiếu vốn đầu tư cho các hoạt động quản lý, bảo tồn và phát triển TNTN, ĐDSH... Vì vậy, tiếp cận PTBV được xác định là một trong những quan điểm nghiên cứu chính của đề tài.

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu

1.4.2.1. Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu

Nghiên cứu đã kế thừa các số liệu, tài liệu, dữ liệu và các kết quả nghiên cứu về hiện trạng ĐDSH, các dạng TNTN,... tại Khu BTB Cù Lao Chàm. Phương pháp này nhằm phân tích hệ thống các nguồn tài liệu, tư liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu. Vận dụng phương pháp này nhằm đảm bảo tính kế thừa, sử dụng các thông tin, số liệu đã được kiểm nghiệm, cơng nhận và cơng bố chính thức nhằm tiết kiệm được cơng sức và thời gian nghiên cứu, đồng thời dùng để đối chiếu, so sánh với thực tế và kết quả nghiên cứu.

1.4.2.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Phương pháp này nhằm mục đích thu thập bổ sung thông tin, số liệu hiện trạng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên ĐDSH; thu thập ý kiến các nhà quản lý và nhân dân địa phương trong khu vực nghiên cứu, so sánh giữa tài liệu trong phòng với thực địa,... Học viên đã tham gia đi khảo sát thực địa trong 2 đợt năm 2017 và 2018 tại KBT biển Cù Lao Chàm; thu thập tài liệu, phỏng vấn người

dân; tham dự hội thảo, hội nghị cùng các nhà khoa học, nhà quản lý và ban quản lý các cấp chính quyền địa phương của Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

1.4.2.3 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Từ các nguồn tài liệu thứ cấp thu thập được qua các cuộc điều tra khảo sát như niên giám thống kê, các số liệu về kinh tế...học viên sử dụng phương pháp thống kê và xử lý số liệu, tài liệu để tổng hợp nên các con số tổng quát liên quan đến các vấn đề mà luận văn hướng đến, đưa ra được các số liệu trên các bảng biểu về hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các tài nguyên ĐDSH trong vùng nghiên cứu.

1.4.2.4 Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng địa phương

Phương pháp này được sử dụng để các thành viên trong cộng đồng dân cư địa phương tự đánh giá được những cơ hội, thách thức, các mối nguy cơ đối với hoạt động bảo tồn tài nguyên ĐDSH trong khu vực. Học viên đã áp dụng phương pháp này để phỏng vấn, đánh giá dựa trên các câu hỏi có sẵn nhằm làm rõ các nội dung:

- Điều kiện kinh tế - xã hội của người dân địa phương, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, tài nguyên ĐDSH của khu vực nghiên cứu

- Hiện trạng các hoạt động du lịch, dịch vụ, hoạt động sinh kế của người dân - Nhận thức của người dân sống trong vùng lõi của khu DTSQ, các vấn đề về khai thác, sử dụng tài nguyên ĐDSH.

- Những lợi ích mà khu BTB đem lại, những thế mạnh và hẹn chế của người dân địa phương trong công tác bảo tồn tài nguyên ĐDSH.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM

2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA KHU BTB CÙ LAO CHÀM 2.1.1.Xây dựng, thực hiện Dự án Khu BTB Cù Lao Chàm (2003 – 2006)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)