KhuBTB Cù Lao Chàm – Vùng lõi của Khu DTSQTG Cù Lao Chàm –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 37 - 40)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA KHUBTB CÙ LAO CHÀM

2.1.3 KhuBTB Cù Lao Chàm – Vùng lõi của Khu DTSQTG Cù Lao Chàm –

Hội An (từ năm 2009 đến nay)

Ngày 26/5/2009, tại phiên hợp thứ 21, Ủy ban điều phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển thế giới của UNESCO, tổ chức tại đảo Jeju – Hàn Quốc, đã công nhận Cù Lao Chàm – Hội An là khu DTSQTG. Tổng diện tích tự nhiên của Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An là 33.146 ha; trong đó được chia thành 3 vùng:

BTB Cù Lao Chàm, với đặt trưng các HST rừng thường xanh trên đảo, rạn san hô, thảm cỏ biển. Thực hiện nhằm mục đích bảo tồn lâu dài, đa dạng loài, các cảnh quan, HST.

- Vùng đệm (vùng cửa sơng Thu Bồn): Diện tích 8.455 ha (trong đó, diện tích đất liền là 2.410 ha, biển là 6.045 ha). Vùng này được đặc trưng bởi HST chính là rừng dừa nước (Cẩm Thanh), HST cửa sông; được thiết lập để tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí nhưng không ảnh hưởng đến Vùng lõi. - Vùng chuyển tiếp: Diện tích 22.220 ha, trong đó diện tích biển là 11.951 ha, , diện tích đất liền là 3.523 ha( bao gồm các khu vực chính là Khu phố cổ Hội An, làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà)

Ba chức năng bao gồm bảo vệ, phát triển và hỗ trợ sẽ được thực hiện ở các vùng này dựa trên các quy định hiện tại và sự tham gia của cộng đồng. Mỗi vùng chức năng của Khu DTSQ có vai trị khác nhau, mức độ, tính chất tương tác giữa thiên nhiên và con người khác nhau tuy nhiên giữa các vùng đều có mối liên hệ mật thiết, gắn kết chặt chẽ về mặt sinh thái và con người.

Đến năm 2015, UBND Thành phố Hội An ký Quyết định số 04/2015/QĐ- UBND ban hành Quy chế Quản lý Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An, Quy chế có hiệu lực từ ngày 20/6/2015.

Quy chế quản lý Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An gồm 6 chương, 23 điều quy định mục tiêu, nguyên tắc, cơ chế và phương thức quản lý Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An [40].

Mục tiêu quản lý Việc quản lý KDTSQ nhằm mục tiêu chung là giữ gìn hệ sinh thái đang có, từng bước phục hồi HST đã mất, bảo tồn được ĐDSH, PTBV và phát huy tốt giá trị của Khu DTSQ cả về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học. Mục tiêu cụ thể là bảo đảm 07 tiêu chí của Khu DTSQ mà UNESCO đã công nhận gồm:

- Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái trong Khu DTSQ. - Bảo tồn tính đa dạng sinh học trong Khu DTSQ.

- Bảo đảm sự bền vững trong khai thác và trong các mơ hình trình diễn. - Đảm bảo kích thước để thực hiện được 03 chức năng của một Khu DTSQ. - Đảm bảo sự phân vùng chức năng rõ ràng gồm vùng lõi - vùng đệm và

vùng chuyển tiếp.

- Bảo đảm sự quản lý tổng hợp.

- Đảm bảo các hoạt động hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học, đào tạo, giám sát, quan trắc, giáo dục,...

Trong Qui chế xác định phạm vi Khu DTSQ bao gồm tồn bộ diện tích phần đất liền của Thành phố Hội An và phần biển được xác định từ các điểm giới hạn phân vùng Khu BTB Cù Lao Chàm nối với các điểm ranh giới trong đất liền của Hội An, với tổng diện tích 45.297 ha. Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An được phân thành 3 vùng chức năng như sau (hình 2.2):

- Vùng lõi: Gồm toàn bộ những đảo nổi và các vùng chức năng (vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phục hồi sinh thái, vùng phát triển, vùng khai thác hợp lý) trong phạm vi Khu BTB Cù Lao Chàm. Vùng lõi có diện tích 11.560 ha, là nơi thực hiện chủ yếu chức năng bảo tồn của Khu DTSQ thông qua hoạt động của Khu BTB và lực lượng bảo tồn rừng đặc dụng Cù Lao Chàm.

Nguồn: UBND Tỉnh Quảng Nam, 2015

Hình 2.2: Phân vùng Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An năm 2015

(Theo Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND tỉnh Quảng Nam)

- Vùng đệm: Gồm phần biển bao xung quanh vùng lõi cùng với tồn bộ diện tích hệ thống sơng, kênh rạch, ao hồ tự nhiên, vùng đất ngập nước tự nhiên, bãi biển thuộc Thành phố Hội An với diện tích 32.220 ha. Nơi đây tập trung các HST quan trọng và có tương tác mật thiết với vùng lõi. Các HST, sinh cảnh quan trọng trong vùng đệm bao gồm: Biển, sông, đất ngập nước, rừng ngập mặn, bãi triều, bãi biển, doi cát, cửa sơng,... Vùng đệm có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng nước trước khi ra biển và liên kết sinh thái giữa lục địa - đại đương.

- Vùng chuyển tiếp: Là phần diện tích tự nhiên cịn lại của Hội An với diện tích 1.517 ha, trong đó, nổi bật là Khu Phố cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới, các làng nghề truyền thống đặc trưng thể hiện sự giao thoa, tương tác giữa con người và thiên nhiên.

Như vậy có thể khẳng định rằng Khu BTB Cù Lao Chàm có vị trí quan trọng của Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. Đó là mối quan hệ giữa bảo tồn thiên nhiên, môi trường biển của Cù Lao Chàm, vùng Cửa Đại với bảo tồn văn hóa của khu phố cổ Hội An và mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người sinh sống tại khu vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 37 - 40)