Đặc điểm địa hình địa mạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 43 - 48)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU BẢOTỒN BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM

2.2.3. Đặc điểm địa hình địa mạo

Vùng đảo Cù Lao Chàm được hình thành bởi 8 đảo lớn nhỏ khác nhau. Đảo Cù Lao Chàm có diện tích lớn nhất. Đảo này phát triển theo hướng Bắc  Nam, kéo dài trong phạm vi khoảng 7,5km2, chỗ rộng nhất 3,3km, nơi hẹp nhất 0,61km.

Địa hình đảo nổi có ba dạng chính sau :

+ Địa hình núi thấp: Được tạo thành bởi nhiều ngọn núi, đỉnh cao nhất là

ngọn núi Hòn Biền (517m) nằm ở trung tâm đảo Cù Lao Chàm. Về hai phía của Hịn Biền địa hình đảo thấp đều. Các đảo nhỏ mỗi đảo là một đỉnh núi, độ cao từ 212m (Hòn Tai) đến 64m (Hịn Mồ).

+ Địa hình thung lũng và bãi biển : Phân bố ở khu vực gần trung tâm đảo Cù

Lao Chàm là một thung lũng nhỏ khoảng 0,2km2 và ở Tây Bắc, Tây Nam là những doi cát kéo dài dạng lưỡi liềm, dạng vũng bao quanh lấy chân đảo Cù Lao Chàm. Chiều rộng các doi cát này từ 2  10m, đôi khi 20  25m. Dân cư của đảo tập trung chủ yếu ở dọc theo các bãi cát này.

- Địa hình vùng biển quanh đảo Cù Lao Chàm thể hiện sự phân dị rõ nét. Phía Đơng Bắc đảo với các sườn núi cao dốc đứng thì đáy biển sâu tới 40-50m và sâu hơn với đường đẳng sâu 20m nằm sát gần bờ đảo. Phía Tây Nam ứng với địa hình thấp thoải của đảo địa hình đáy biển có độ sâu chủ yếu dưới 20m, được tích tụ các vật liệu cát sạn.

- Địa hình đáy biển được chia thành 5 kiểu địa hình sau:

+ Địa hình tích tụ ven đảo có thành phần chủ yếu là cát được hình thành liên quan đến hoạt động của sóng phá hủy bờ và lắng đọng cát hiện tại. Địa hình này phát triển ở phía bờ Đơng và Tây Nam của đảo Cù Lao Chàm

+ Địa hình xâm thực do nước bề mặt và thủy triêu trước Holocen muộn tạo thành các thung lững hẹp có phương TB-ĐN, trong hiện tại đang được san bằng trầm tích bùn cát

+ Địa hình tích tụ sau đảo: tạo ra các gờ ngầm có độ sâu 10m, với đặc điểm phía đơng nam bị thon lại (sau các đảo Hịn Giài và Hòn Mồ)

+ Địa hình xâm thực do tác động của sóng được tạo bởi các vật liệu tịch sạn cát. Địa hình này được ghi nhận tại dấu tích của gờ ngầm nừm giữa các đảo Hịn Giài, Hòn Mồ và Hòn Tai.

+ Địa hình đáy biển khơng ổn định: chịu ảnh hưởng lớn của sóng biển, địa hình này được phủ một lớp trầm tích chủ yếu là cát có quan hệ với nguồn gốc từ lục địa.

Hình 2.4: Bản đồ nền địa hình vùng đảo Cù Lao Chàm

Về mặt địa mạo, có thể chia ra các dạng địa hình trên đảo Cù Lao Chàm như sau [6]:

- Các dạng địa hình bề mặt san bằng : tồn tại một loạt các bề mặt san bằng kiểu pediplen 400-500m (Hòn Biền) tuổi dự kiến Miocen muộn (14 triệu năm); pediplen 300-350m (Hòn Đại) tuổi Pliocen sớm (5 triệu năm); pediplen 160-180m (các yên ngựa ở TB và ĐN đảo) tuổi Pliocen muộn (3 triệu năm); Pedimen 80-120m (sườn Bãi Hương, yên ngựa phía Đơng Bãi Làng) tuổi Pleistocen sớm (1,6 triệu năm).

- Các dạng địa hình sườn dốc: đó là các sườn bóc mịn trên đá granit dốc, sườn bóc mịn đổ lở dốc trên 450 phân bố chủ yếu ở phía Đơng của đảo; các bề mặt sườn tích –lũ tích phân bố chủ yếu ở chân các sườn núi phía TN và nam đảo.

- Các thềm biển phản ánh tác động tương hỗ giữa biển và đảo và dao động mức nước biển trong mối liên quan với các chuyển động tân kiến tạo. Đó là các thềm biển mài mòn cao 40-60m tuổi Pleistocen giữa (300-400 nghìn năm) ở phía Đơng Bãi Làng, Bãi Xếp; thềm mài mịn cao 20-30m (bắc Bãi Làng) tuổi Pleistocen muộn (125 ngàn năm); thềm mài mịn - tích tụ cao 10-15m (Đồng Chùa) tuổi Pleistocen muộn (50-30 nghìn năm); thềm tích tụ cát biển cao 4-6m ( Bãi Ơng, Bãi Làng, Bãi Chồng, Bãi Hương) tuổi Holocen giữa (5-6 nghìn năm).

Tài nguyên địa mạo: Thiên nhiên ban tặng cho Cù Lao Chàm nhiều giá trị tài

nguyên địa hình độc đáo đó là:

- Các vách đá kỳ vĩ, khối đá đa dạng về hình thể: dưới tác động của q trình xâm thực , bóc mịn, mài mịn do nước, sóng biển đã tạo nên nhiều khối đá granit có bình thù khác nhau, đó là: các sườn núi đá, vách đá dốc đứng cao đến 100m kéo dài hàng trăm mét, những khối đá đổ ở chân vách, các mặt clif và bench, các mỏn sót tạo nên các cảnh quan đá chồng, các hình thù đa dạng là các điểm tham quan, nghỉ chân chụp hình và du lịch sinh thái, thưởng ngọan phong cảnh ( Hình 2.5).

Hình 2. 5: Hịn chồng (ảnh trái) hang Yến (ảnh phải)

(Nguồn: dulichculaocham)

- Các bãi biển thoải với nền cát mịn sạch, nằm xen giữa các mỏn đá nhô ra biển với các nét chạm trổ độc đáo: Ở ven bờ phía TN và Nam đảo Cù Lao Chàm phân bố 7 bãi biển đó là các Bãi Bắc, Bãi Ơng, Bãi Làng, Bãi Xếp, Bãi Chồng, Bãi Bìm, Bãi Hương (Hình 2.6). Các bãi được hình thành do q trình tích tụ lấp góc bởi hoạt động của sóng nên thường có kích thước khơng lớn. Chiều rộng các bãi phổ biến từ 20-50m, dài 100-700m cấu tạo từ cát hạt trung có đường kinh Md trng

bình 0,2-0,5mm, với thành phần vật liệu chủ yếu là cát thạch anh ( chiếm 90%) và các vật liệu vụn san hô, mảnh vụn xác sinh vật. Đây là các bãi tắm lý tưởng của đảo Cù Lao Chàm.

- Hang yến: q trình bóc mịn, mài mịn của biển kết hợp với hoạt động đổ lở dọc theo các khe nứt tại các khối đá granit ven đảo đã tạo nên các hang yến – một dạng địa hình độc đáo và có giá trị. Các hang yến được hình thành từ các khe nứt kiến tạo chủ yếu có phương ĐB-TN, TB-ĐN, cắm gần thẳng đứng, hoặc nghiêng 60-700, địa hình hiểm trở và Yến làm tổ chủ yếu ở bờ phía Đơng của đảo, nơi có đường bờ định hướng B-N và phát triển nhiều khe nứt lớn. Quần đảo Cù Lao Chàm bắt gặp chim yến làm tổ ở sườn phía Đơng các đảo Cù Lao Chàm, Hòn Tai, Hịn Khơ Mẹ và Khơ Con nơi có sóng gió mạnh.

Hình 2.6: Một số bãi biển ở Cù Lao Chàm: Bãi Bắc (ảnh trái), Bãi Ông ( ảnh giữa), Bãi Xếp ( ảnh phải)

( Nguồn: ng Đình Khanh) 2.2.4. Điều kiện khí hậu

Chế độ khí hậu khu vực Cù Lao Chàm mang nét chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu khác biệt là miền Bắc và miền Nam nên thể hiện rõ 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. [14]

Mùa khô kéo dài 8 tháng (từ tháng 1 đến tháng 8) chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khơ nóng ảnh hưởng, cao điểm nhất là tháng 7, 8. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Vào mùa mưa trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa Đơng Bắc xâm nhập sâu xuống phía Nam thường kết hợp với nhiễu động nhiệt đới hoạt động trên biển như bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới nên thường gây mưa to trên diện rộng.

Bức xạ: Số giờ nắng trung bình trong năm là 2157 giờ. Số giờ chiếu nắng

giờ chiếu nắng ít nhất vào tháng 11 và tháng 1. Trung bình số giờ nắng trong năm từ 69-165 giờ/tháng.

Nhiệt độ: khu vực nghiên cứu nằm trong đới khí hậu gió mùa nên có nền

nhiệt khá cao, mùa đơng ít lạnh. Nhiệt độ phụ thuộc nhiều vào khí hậu nhiệt đới gió mùa (gió mùa đơng bắc, gió mùa tây nam, gió mùa đơng – đơng nam) và chế độ mưa. Mùa khô từ khoảng tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau, nhiệt độ trung bình năm là 25,60

C.; nhiệt độ cao nhất: 39,80C; nhiệt độ thấp nhất: 22,80C., biên độ nhiệt năm khoảng 6-70C.

Mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm là 2504,57mm. Lượng mưa cao nhất

vào tháng 10,11, trung bình 550-1000mm/tháng, thấp nhất vào các tháng 1,2 với lượng mưa chỉ 23-40mm/tháng.

Chế độ mưa mang những đặc điểm cơ bản của vùng đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ. Mùa mưa diễn ra từ tháng 9-12, trong đó tháng 10 có lượng mưa lớn nhất. Mùa khơ từ tháng 1 đến tháng 8, trong đó tháng 3 có lượng mưa nhỏ nhất. Lượng mưa mùa mưa chiếm 75% tổng lượng mưa năm, mùa khô chỉ chiếm 25% tổng lượng mưa năm.

Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm tương đối khơng khí trung bình năm là 83%. Vào

mùa khô khoảng 75% và mùa mưa 85%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 12, trung bình đạt 88-89%; tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 7, giá trị trung bình khoảng 76 - 77%.

Bốc hơi: Trung bình lượng bốc hơi năm đạt 1000-1150mm. Tổng lượng bốc

hơi các tháng mùa khô lớn hơn mùa mưa, với lượng bốc hơi 720-810mm ( chiếm 73-76% tổng lượng bốc hơi cả năm). Tháng có lượng bốc hơi cao nhất là tháng 7, tháng có lượng bốc hơi thấp nhất là tháng 12.

Chế độ gió: Chế độ gió có hai mùa rõ rệt: Gió mùa đơng từ tháng 11 đến

tháng 2 năm sau với tốc độ gió 20m/s, sau đó là gió mùa hè với tốc độ gió 40m/s. Hướng gió thịnh hành mùa hè: Đơng. Hướng gió thịnh hành mùa Đơng: Bắc và Tây Bắc. Tốc độ gió trung bình: 3,3 m/s. Đảo Cù Lao Chàm có địa hình cao chắn hướng Đông Bắc và Bắc là sườn vách đá dựng đứng nên đã hạn chế được sự tác động của gió mùa Đơng BBắc đến sự phát triển của hệ sinh vật trên đảo trong khi các hoạt động kinh tế của người dân trên đảo chủ yếu tập trung ở sườn thoải phía Nam và Tây Nam.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan: Khu vực cũng xuất hiện các loại thời tiết

9,10,11 với tần suất 7-15 ngày trong tháng. Trong cơn bão kèm theo mưa lớn và gió giật mạnh gây ra lũ lụt và sạt lở đất toàn khu vực.

Từ các kết quả về điều kiện khí hâu, khu BTB Cù Lao Chàm có số giờ nắng khá cao, nhiệt độ thích hợp cho con người phát triển kinh tế, xã hội và hoạt động du lịch, đồng thời thích hợp cho sự phát triển của hệ thống sinh vật, đây thực sự là thế mạnh cho hoạt động phát triền du lịch như tắm biển, nghỉ mát, tham quan trên đảo Cù Lao Chàm khi nền nhiệt trung bình đạt khoảng 260C và kéo dài trong suốt 8 tháng (từ tháng 1 đến tháng 8).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 43 - 48)