Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ĐDSH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 76 - 79)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN GÂY

3.2.1 Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ĐDSH

Cù Lao Chàm được xem là bến đỗ và ngư trường quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh Quảng Nam. Trong thời kỳ gió mùa Đơng Bắc và Tây Nam, các loài cá sống nổi và cá đáy tụ tập tạo nên một số ngư trường chính ngồi khơi phía Bắc và Đơng của quần đảo. Các đối tượng nguồn lợi được khai thác trong khu vực chủ yếu là cá, mực nang, mực lá, tôm, tôm hùm, các loài thuộc lớp chân bụng và trai, sò.

Cá là đối tượng chính trong tổng sản lượng đánh bắt hàng năm. Có khoảng 50 loài thuộc các họ cá Khế, cá Thu, cá Ngừ, cá Mú, cá Hồng, cá Hè, cá Cơm và cá Nục.

Nghề cá rạn ở Cù Lao Chàm cũng rất đa dạng với nhiều chủng loại được khai thác bởi nhiều loại ngư cụ khác nhau bao gồm lặn ống hơi, lưới vây, lưới cản, mành đèn, lưới rê, câu dàn, bẫy mực.

Khai thác nguồn lợi trên các rạn san hô diễn ra khắp nơi xung quanh đảo. Nhiều lồi cá rạn có giá trị thương mại như cá Mú, cá Hồng, cá Kẽm, cá Hè, cá Mó và cá Bị Da được khai thác nhiều do có nhu cầu lớn. Theo ngư dân địa phương cho biết khai thác cá rạn với mức độ cao tập trung tại khu vực Hòn Tai và vùng biển phía Đơng của Cù Lao Chàm. Các nhóm cá kích thước lớn có giá trị thương mại cao như cá Mú (Serranidae), cá Hè (Lethrinidae) và cá Hồng (Lutjanidae) đang bị khai thác cạn kiệt, số lượng cịn rất ít, kích thước tương đối nhỏ, điều này phản ánh một áp lực đánh bắt lớn đối với nguồn lợi thủy sản của vùng biển Cù Lao Chàm.

Khai thác các loài thân mềm (mực nang, mực lá, mực ống) cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Khai thác mực diễn ra tại hầu hết các địa điểm trong quần đảo, trong đó mực lá là đối tượng được khai thác ở mức độ cao tập trung ở khu vực Hòn Lá, Hòn Mồ, Tây Bắc Cù Lao Chàm và Hòn Tai. Một số lồi tơm, trong đó phổ biến là tôm sú cũng được đánh bắt trong khu vực này. Các lồi tơm hùm (4 lồi tôm hùm) cũng được khai thác chủ yếu ở phía Đơng của Cù Lao Chàm để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Việc thu thập giống tơm hùm bơng (hình 3.10) trên các rạn san

hô tập trung chủ yếu tại Hòn Lá cũng đã bắt đầu trong khu vực trong khoảng 10 năm trở lại đây để cung cấp một lượng lớn tôm hùm giống cho nghề ni tơm hùm lồng. Trai tai tượng (có ít nhất 03 loài) đã được khai thác để bán và tiêu thụ tại địa phương.

Các loài chân bụng và các loài hai mảnh vỏ cũng được đánh bắt tập trung ở Hịn Khơ, Bắc Hịn Lá và phía Đơng Cù Lao Chàm. Trong số đó Bào ngư bầu dục, Bào ngư vành tai được xem là lồi có giá trị thương mại cao. Ốc Tù và, ốc Đụn, Trai ngọc và Ốc Mặt Trăng cũng được khai thác bởi có giá trị cao. Các lồi hải sâm có giá trị thực phẩm cũng được đánh bắt ở các rạn xung quanh quần đảo Cù Lao Chàm (hình 3.11).

Hình 3.10: Khai thác hải sản trong đó có cả tơm hùm bơng ở Khu BTB

Cù Lao Chàm

(Nguồn: Lê Hùng Anh)

Hình 3.11: Khai thác hải sâm ở khu BTB Cù Lao Chàm

(Nguồn: ng Đình Khanh)

Các nguồn lợi khác trên các rạn san hô cũng bị khai thác cạn kiệt và nhiều lồi có giá trị thương mại cao đang trở nên khan hiếm, bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng. Cụ thể qua kết quả khảo sát cho thấy có 02 lồi của trai tai tượng và 01 loài của trai ngọc môi vàng đang tiến tới bị đe dọa nghiêm trọng. Ốc tù và hiện nay khơng tìm thấy tại các rạn san hơ, nhưng lồi này trong q khứ từng được các ngư dân địa phương bắt đước thường xuyên. Bào ngư bầu dục (Haliotis Ovina) và tơm hùm (Panulirusspp) vẫn được tìm thấy trên rạn nhưng số lượng của mỗi lồi là rất thấp.

Rùa biển trên các các bãi cát nhỏ ven đảo Cù Lao Chàm như Bãi Bấc, Bãi Ơng, Bãi Làng, Bãi Chồng, Bãi Bìm, Bãi Hương (có chiều dài khơng q 1km) là những sinh cảnh quan trọng. Hầu hết các bãi cát này đều có thảm cỏ biển phân bố và theo các ngư dân địa phương, trong quá khứ các bãi này là nơi làm tổ đẻ trứng của rùa biển. Tuy nhiên trong khoảng 15 năm trở lại đây khơng tìm thấy rùa biển tại các bãi này và điều này theo nhận định là do khai thác quá mức và sự xáo trộn môi trường sống.

Qua kết quả điều tra cũng cho thấy mặc dù số lượng sao gai biển hiện diện trên rạn san hô Cù Lao Chàm không nhiều nhưng chúng có thể gây tổn hại nghiệm trọng tới quần xã san hơ thơng qua q trình di chuyển của các cá thể trưởng thành và sự phát tán ấu trùng trơi nổi. Điều này có thể gây ra sự hủy hoại nghiêm trọng cho các rạn san hô ở quần đảo Cù Lao Chàm.

- Cua đá Cù Lao Chàm là một trong những đặc sản của địa phương. Cua đá gặp ở Cù Lao Chàm, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Lá, Hịn Mồ, Hịn Ơng; trong đó đảo Cù Lao Chàm là nơi cua đá tập trung nhiều nhất. Cua đá cư trú ở hang nền đất và hang nền đá. Mùa sinh sản từ tháng 6 đến tháng 9, còn từ tháng 10 đến tháng 12 là thời gian cua lột xác. Trước đây người ta chỉ khai thác cua đá từ tháng 2 đến tháng 5, song do nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch quá lớn, cua đá đã bị khai thác quanh năm (cả vào mùa sinh sản và mùa lột xác), khiến sản lượng đã bị suy giảm nghiêm trọng, kích thước cua khai thác ngày càng nhỏ so với trước đây (hình 3.12)

Hình 3.12: Khai thác cua đá đảo Cù Lao Chàm

(Nguồn: ng Đình Khanh)

Hình 3.13: Khai thác sản phẩm lá, cây rừng bán cho du khách

(Nguồn: ng Đình Khanh)

- Khai thác cây rừng làm thuốc và rau rừng tại Cù Lao Chàm cung cấp cho đời sống người dân địa phương, và chế biến thành hàng hóa bán cho khách du lịch cũng có nguy cơ cạn kiệt, đặc biệt trong bối cảnh số lượng khách du lịch ra đảo gia tăng theo thời gian (hình 3.13).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm (Trang 76 - 79)