Các điều kiện áp dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 80 - 83)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Các điều kiện áp dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí

2.3.1. Đối với giáo viên.

Thứ nhất, người giáo viên cần thay đổi trong nhận thức.

- Trước đây, người giáo viên thường áp dụng phương pháp dạy truyền thống như đọc, hiểu, phân tích những kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa bộ mơn nói chung và mơn địa lí nói riêng. Học sinh trở thành đối tượng thụ động tiếp nhận kiến thức, khơng phát huy được tính tích cực, sáng tạo.

- Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông và sự thay đổi trong tư duy dạy học, trong các nhà trường phổ thông, đa số các giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng phương pháp dạy

học tích cực (trong đó có phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy). Việc thay đổi nội dung cũng như cấu trúc sách giáo khoa như hiện nay thì rõ ràng chỉ có đổi mới phương pháp dạy học mới có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học các mơn nói chung và dạy học Địa lí nói riêng.

- Tuy nhiên, để thay đổi nhận thức không phải là chuyện dễ dàng. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự thay đổi trong nhận thức của giáo viên đó là việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học phổ thông hàng năm phục vụ cho cải cách giáo dục địa lí do Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục tiến hành trong những năm qua.

Thứ 2, bên cạnh việc thay đổi nhận thức của người giáo viên thì cần phải khẳng định lại vai trò của người thầy trong việc tổ chức dạy học

- GV là người thiết kế, dẫn dắt, lựa chọn các hoạt động học tập tự giác, chủ động của HS. Người thầy cần thực hiện tốt hơn nữa vai trị của mình thơng qua các chức năng sau:

Thiết kế: Quá trình dạy học cần lập kế hoạch về mục đích, nội dung,

phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học. Để chương trình dạy học diễn ra như ý thì người giáo viên cần phải thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với mục đích, nội dung của bài học.

Điều khiển: GV điều khiển quá trình học tập của HS trên cơ sở thực hiện

tốt một hệ thống các nhánh chi thức của nội dung bài học.

Thể chế hóa: GV xác nhận, định vị kiến thức mới trong hệ thống kiến

thức đã có, đồng nhất hóa kiến thức riêng lẻ của HS thành tri thức khoa học xã hội, hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ.

- Vai trò của GV trong việc áp dụng phương pháp: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc dạy học địa lí lớp 12”:

+ Trước tiên GV phải thu thập thông tin liên quan đến bài học và lập sơ đồ tư duy cho nội dung kiến thức bài học.

Tiếp theo, GV cần thu thập thơng tin về người học: GV tìm hiểu về khả năng và nhu cầu của người học nhiều cách khác nhau. Từ đó GV có thể phán đốn được phần nào người học đã có kiến thức và kĩ năng gì liên quan đến bài học

2.3.2. Đối với học sinh.

Để phương pháp sử dụng SĐTD trong dạy học địa lí có hiệu quả thì một mình sự nỗ lực của GV thơi chưa đủ. Mà bên cạnh đó cần phải có sự cố gắng của HS. Do vậy yêu cầu đặt ra với người học là:

Người học phải trở thành chủ thể của hành động, tích cực, tự giác, chủ động đón nhận tri thức mới. Người học phải thực sự hoạt động để không chỉ tiếp thu tri thức, kĩ năng của bộ môn mà quan trọng hơn hết là tiếp thu được cách học.

Tạo ra và duy trì ở HS những động lực học tập mạnh mẽ. Đó là động cơ, hưng thú, niềm lạc quan trong quá trình học tập.

2.3.3. Các điều kiện khác.

2.3.3.1. Yêu cầu về phương pháp dạy học.

Để việc dạy và học địa lí nói chung cũng như áp dụng thành cơng, có hiệu quả PPDH “ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí” thì việc đổi mới PPDH là điều tất yếu. Với việc chuyển từ PPDH truyền thống sang PPDH hiện đại, SĐTD được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả hơn. Trong quá trình dạy học, GV cần biết khai thác và phối kết hợp hiệu quả giữa các PPDH để giờ học trở nên sinh động, đỡ nhàm chán và đặc biệt là thể hiện được ý đồ của người dạy thông qua hệ thống các nhánh tri thức.

Bên cạnh đó, GV cần sử dụng các phương tiện dạy học để hỗ trợ như: băng hình, máy chiếu,…

2.3.3.2. Yêu cầu về cơ sở vật chất.

Ngoài các yêu cầu trên, trong một giờ dạy Địa lí nói chung cịn phải kể đến các yêu cầu khác về cơ sở vật chất chi phối hoạt động dạy học. Cơ sở vật chất tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành hoạt dộng dạy học và ngược lại. Vì vậy, để sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí, cần có những u cầu sau về cơ sở vật chất:

- Thứ nhất là kích thước phịng học: Không quá trật cũng khơng q rộng, phịng học phải có kích thước chuẩn giúp GV có thể quan sát được cả lớp học. Nếu phịng học q rộng thì sẽ làm HS mất tập trung. Cịn phịng học q chật thì hiệu quả học tập, nghe nhìn của HS sẽ bị giảm sút.

- Thứ hai là yêu cầu về các phương tiện dạy học: Các phương tiện dạy học cần phong phú, đạt tiêu chuẩn để phục vụ hoạt động dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)