Một số lư uý khi áp dụng phương pháp Sơ đồ tư duy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 83 - 84)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Một số lư uý khi áp dụng phương pháp Sơ đồ tư duy

2.4.1. Tránh tính hình thức trong việc lập và sử dụng sơ đồ tư duy.

Tính hình thức là coi trọng hình thức hơn nội dung trong mọi hoạt động, là cách biểu hiện hình thức khơng tương xứng hoặc khơng phản ánh đúng nội dung của sự vật, hiện tượng. Tính hình thức trong dạy học Địa lí bằng SĐTD được thể hiện:

- Đối với GV: Trong khâu lập SĐTD, SĐTD được lập ra không đảm bảo những yêu cầu sau: tính khoa học, tính logic, tính thẩm mĩ hoặc thậm chí thiếu tính chính xác. Trên lớp, GV sử dụng SĐTD như một phương tiện trực quan chứ không phải là một nguồn tri thức.

- Đối với HS: Tính hình thức trong dạy học địa lí bằng SĐTD biểu hiện ở mức độ:

+ Một là: HS ghi nhớ một cách máy móc, chỉ thấy quan hệ bên ngồi mà không hiểu bản chất của kiến thức.

+ Hai là: HS khơng thấy được tính hệ thống của kiến thức, khơng thiết lập được mối quan hệ giữa các kiến thức đã học và kiến thức mới.

+ Ba là: HS không thấy được ý nghĩa của kiến thức trong thực tiễn, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế còn kém. Trong việc lập SĐTD, HS chỉ làm lấy lệ, mang tính đối phó.

Để khắc phục những điều này, GV cần làm tốt khâu lập SĐTD. Đặc biệt, khi sử dụng SĐTD cần tăng cường đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, hướng dẫn và kiểm tra chặt chẽ việc tự lập SĐTD học tập của HS.

2.4.2. Tránh lạm dụng Sơ đồ tư duy.

SĐTD là một phương tiện dạy học trực quan như mơ hình mẫu vật được sử dụng nhằm xác định mối quan hệ của các đối tượng được nghiên cứu trong một hệ thống nhất định, qua đó nâng cao chất lượng học tập. Vì vậy, khơng nên lạm dụng SĐTD để thay thế các phương tiện dạy học trực quan khác.

Mỗi bài học sẽ có đặc điểm kiến thức và cách trình bày riêng. Vì vậy, tránh áp dụng SĐTD vào tất cả các bài học, nếu lạm dụng SĐTD quá nhiều sẽ khiến tiết học trở nên khơ khan, nhàm chán, căng thẳng. Do đó, cần kết hợp SĐTD với các phương tiện trực quan khác như tranh ảnh, bản đồ,…và các phương pháp dạy học khác như phương pháp bản đồ, phương pháp kể chuyện địa lí,… một cách hài hịa.Đặc biệt, phương pháp sử dụng SĐTD sẽ đạt hiệu quả cao nếu kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)