THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 87 - 89)

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm.

3.1.1. Mục đích.

Chúng ta biết rằng, thực nghiệm sư phạm là khâu cuối cùng nhưng đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy và học, nhằm kiểm tra tính đúng đắn của cơ sở lí luận và thực tiễn, những giả thuyết về việc thiết kế và sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí 12 ban cơ bản. Từ kết quả thực nghiệm là cơ sở để đánh giá tính khả thi của đề tài nhằm áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học mơn Địa lí ở nhà trường phổ thông. Đồng thời, kết quả thực nghiệm sư phạm cũng là cơ sở để giáo viên đánh giá mức độ ghi nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức sau mỗi bài học của học sinh, chứng minh việc thiết kế và sử dụng Sơ đồ tư duy là một phương pháp giảng dạy và học tập mới mang lại hiệu quả cao, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, phát huy tối đa khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.

3.1.2. Nhiệm vụ.

Quá trình thực nghiệm sư phạm nhằm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Chọn đối tượng thực nghiệm và đối chứng.

- Tiến hành thực nghiệm dạy và học sử dụng Sơ đồ tư duy trên lớp để xác định được kết quả của phương pháp trên.

- Thu nhập thông tin để kiểm tra kết quả của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, so sánh đối để minh chứng cho kết quả của việc ứng dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học trên lớp.

- Đánh giá kết quả thực nghiệm, đưa ra kết luận khẳng định việc thiết kế và sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí 12 chương trình cơ bản là một

phương pháp hiệu quả góp phần đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, chủ động.

3.2. Đối tượng thực nghiệm.

Các lớp được chọn thực nghiệm là các lớp học theo chương trình cơ bản của trường và trình độ học sinh ở các lớp tương đối tương đồng nhau, hoàn cảnh gia đình các em khơng có sự khác biệt và ảnh hưởng quá lớn.

3.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm.

Quá trình thực nghiệm phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

- Chương trình, kế hoạch dạy học bộ mơn do Bộ giáo dục - đào tạo quy định. Đảm bảo kiến thức cơ bản của bài giảng theo SGK, đảm bảo đối tượng thực nghiệm, cơ sở, nguyên tắc của việc thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích cực.

- Đảm bảo tính khách quan khoa học về khối lượng kiến thức trong chương trình SGK địa lí lớp 12.

- Đảm bảo tính khoa học, cập nhật, phát huy khả năng tư duy, tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

- Việc tiến hành thực nghiệm với nhiều bài học khác nhau ở nhiều trường khác nhau với các GV khác nhau ở từng trường khác nhau để kết quả thực nghiệm được khách quan và chính xác.

- Việc thực nghiệm phải tôn trọng theo thời khóa biểu và lịch học của nhà trường, không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của các lớp chọn làm thực nghiệm.

3.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm.

Việc thực nghiệm được tiến hành song song ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Đây đều là những lớp có số lượng và trình độ học sinh tương đương nhau. Trong đó, lớp thực nghiệm dạy theo giáo án thiết kế của đề tài, lớp đối chứng vẫn giảng dạy như bình thường.Tiến hành thực nghiệm sử dụng SĐTD vào dạy học ở các lớp thực nghiệm

Đồng thời, sau mỗi tiết dạy của từng bài đều tiến hành kiểm tra nhanh học sinh dưới dạng trắc nghiệm khoảng 10 đến 15 phút những nội dung kiến thức trong bài ở mức độ trung bình.

3.5. Tổ chức thực nghiệm.

3.5.1. Bài thực nghiệm.

Để đảm bào tính khách quan việc chọn bài dạy là khâu quan trọng. Vì trong mỗi bài học nội dung kiến thức khác nhau, địi hỏi phải có sự vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Do thời điểm tổ chức thực nghiệm cũng như chương trình thực tế ở nhà trường phổ thơng, tơi đã chọn chương trình địa lí lớp 12 để thực nghiệm cho đề tài của mình.

Những bài được chọn thực nghiệm:

- Là những bài có nội dung kiến thức có tính khái qt, đơn vị kiến thức thành phần có tính hệ thống, logic cao địi hỏi phải có một phương pháp dạy học khái quát được nội dung bài học.

- Phù hợp với chương trình của các trường phổ thơng và thời gian thực hiện khóa luận.

- Là những bài tiêu biểu cho từng chương, có bài khó, bài dễ. Đặc biệt, các bài được chọn để thực nghiệm là những bài phù hợp với các điều kiện nêu trên có khả năng áp dụng sơ đồ tư duy để đem lại hiệu quả cao nhất.

Để tiến hành thực nghiệm đạt kết quả, quá trình thực nghiệm sẽ được giáo viên tiến hành với ba bài:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)