7. Cấu trúc luận văn
2.2. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí 12
2.2.6. Học sinh tự lập Sơ đồ tư duy trong quá trình học tập
Đây là hình thức cao nhất và là mục đích cuối cùng của việc thiết kế và sử dụng SĐTD Địa lí 12 - ban cơ bản, là sự thể hiện rõ nhất của việc dạy và học tích cực theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
Tuy nhiên, mức độ này chỉ thực sự mang lại hiệu quả cao khi đa số học sinh trong lớp học tập tích cực, chủ động, sáng tạo khai thác kiến thức và tìm tịi thêm các tài liệu tham khảo, bản đồ, biểu đồ. Hơn nữa, giáo viên cần có kiến thức chuyên môn và năng lực sử dụng thành thạo Sơ đồ tư duy, có khả năng tổ
chức và hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động. Các cơ sở vật chất, đồ dùng học tập cũng cần được trang bị đầy đủ.
Ở mức độ này, giáo viên có thể áp dụng với bất kì bài học nào, đặc biệt các bài hệ thống, ôn tập kiến thức. GV để HS tự lập SĐTD theo cách hiểu của mình, các bạn trong lớp có thể đóng góp ý kiến, bổ sung, sửa chữa, GV đóng vai trị quan trọng tài tham vấn cho HS chứ khơng bắt ép các em theo khuôn mẫu nhất định GV đặt ra.
Như vậy, có thể thấy sử dụng SĐTD là một gợi ý cho cách trình bày mới. GV thay vì gạch đầu dịng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng SĐTD để thể hiện được một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách trực quan. Toàn bộ nội dung cần truyền đạt đến HS được thâu tóm trên bản đồ mà khơng bị sót ý. HS thay vì cắm cúi ghi chép thì chọn lọc các thơng tin quan trọng, sơ đồ hóa chúng bằng các mối quan hệ và thể hiện lại theo cách hiểu của mình. Với cách học này cả GV và HS đều phải tham gia vào q trình dạy học tích cực hơn. GV vừa giảng bài vừa thể hiện trên SĐTD hoặc vừa tổ chức cho HS khai thác kiến thức vừa hồn thành SĐTD. HS được nghe giảng, nhìn bản đồ trả lời câu hỏi, đọc SGK, ghi chép… sự tập trung chú ý được phát huy, cường độ học tập theo đó cũng được đẩy nhanh, HS học tập tích cực hơn.