Sử dụng SĐTD trong kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 69 - 70)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí 12

2.2.5. Sử dụng SĐTD trong kiểm tra, đánh giá

2.2.5.1. Kiểm tra bài cũ với Sơ đồ tư duy.

Thời gian kiểm tra bài cũ lúc đầu giờ khơng có nhiều chỉ khoảng 5 - 7 phút nên u cầu của GV thường khơng q khó, khơng địi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh… để trả lời câu hỏi. GV thường yêu cầu HS tái hiện lại một phần nội dung bài học bằng cách gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi. GV sẽ chấm điểm tùy vào mức độ thuộc bài của HS. Cách làm này vơ tình để nhiều HS rơi vào tình trạng học vẹt, đọc thuộc lịng mà khơng hiểu.

Cần phải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS, yêu cầu đặt ra không chỉ kiểm tra “phần ghi nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu biết”. Cách làm này vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác năng lực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập. Sử dụng SĐTD vừa giúp GV kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của HS đối với bài học cũ. Các bản đồ được GV đưa ra ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu HS điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thơng tin với từ khóa trung tâm.

2.2.5.2. Kiểm tra kết quả sau một quá trình học tập (kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì).

Đối với bộ mơn Địa lí vốn được coi là mơn học xã hội nên từ trước tới giờ chúng ta thường kiểm tra và đánh giá HS bằng những câu hỏi kiến thức lí

thuyết khô khan và các bài tập thực hành để đánh giá với các mức độ: ghi nhớ, hiểu, phân tích, đánh giá và bài tập thực hành là kiểm tra kĩ năng của HS như vẽ biểu đồ, nhận xét bảng số liệu… Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong cách thức ra đề và đánh giá HS của GV, vẫn nặng về mang câu hỏi mang tính chất học thuộc lịng, giáo điều và yêu cầu HS tái hiện kiến thức đã được GV cho ghi chép trước đó, nếu có kiến thức mở rộng thì thường suy nghĩ của HS bị bó hẹp do thời gian cịn hạn chế và thậm chí có em khơng viết kịp trong thời gian 45 phút. Điều này dẫn đến các em cảm thấy quá tải trong các bài kiểm tra và vì thế khi đánh giá HS qua các bài kiểm tra này thường chưa thấy hết được khả năng của các em mà mới chỉ đánh giá phiến diện một phần. Đặc biệt ở chương trình nâng cao là chương trình dành cho HS khá giỏi ở trường chuyên, các lớp chọn ban C thì việc phát hiện và bồi dưỡng khả năng học tập mơn Địa lí là rất cần thiết.

Khi sử dụng SĐTD để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong cả một q trình, GV vừa có thể đánh giá khả năng ghi nhớ kiến thức của HS, vừa thấy được tư duy sáng tạo của các em, khả năng tư duy logic, mức độ hiểu và phân tích các vấn đề địa lí qua cách các em thiết kế SĐTD theo cách hiểu của mình.

GV có thể đặt ra câu hỏi: Hãy Trình bày và giải thích ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta bằng Sơ đồ tư duy?

Để trả lời câu hỏi này địi hỏi HS cần nhớ, hiểu và phân tích kiến thức đã học trong bài 2: “Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ”. Nếu GV yêu cầu HS viết ra bảng thơng thường, có thể các em sẽ mất thời gian và gặp rắc rối trong việc diễn đạt. Nếu bài học có nhiều kiến thức, GV có thể yêu cầu 2 hoặc 3 HS vẽ SĐTD, mỗi em vẽ một nhánh. Trong trường hợp khơng có nhiều thời gian, GV có thể yêu cầu HS vẽ SĐTD ở nhà, khi lên lớp nộp lại cho GV và trình bày ngắn gọn trước GV - HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)