Thực trạng việc dạy học Địa lí lớp 12 hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 42 - 46)

7. Cấu trúc luận văn

1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn

1.1.4. Thực trạng việc dạy học Địa lí lớp 12 hiện nay

1.1.4.1. Thực trạng dạy học Địa lí lớp 12.

- Một số giao viên Địa lí chưa xác định tầm quan trọng của phương thức và cách thức đổi mới phương pháp dạy học Địa lí: hiểu về cơ sở lí luận, thực tiễn của đổi mới.

- Đa số GV vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, nặng về thơng báo, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát triển tư duy HS, HS tiếp thu kiến thức một cách bị động.

- Hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, dạy theo lớp là chủ yếu, các hình thức dạy học cá nhân, nhóm, ngồi giờ chưa được thực hiện đồng bộ, hoặc thực hiện chưa hiệu quả.

- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học, các phương tiện dạy học còn thiếu và chưa đồng bộ. Đặc biệt là việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học chưa nhiều, vì nhiều lí do khác nhau, từ cơ sở vật chất, máy móc đến khả năng sử dụng của GV. Bên cạnh đó cịn có ngun nhân chủ quan của mỗi GV, bởi để sử dụng thiết bị công nghệ thông tin vào một tiết dạy đòi hỏi phải đầu tư nhiều cơng sức, có nhiều thời gian tìm hiểu tài liệu, thiết kế bài dạy phù hợp. Tuy nhiên, cần phải có sự lựa chọn nội dung thật thích hợp để sử dụng cơng nghệ thông tin vào giờ dạy nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

- Hầu hết mọi học sinh vẫn có suy nghĩ coi mơn Địa lí là mơn học phụ, mang tính chất học thuộc lịng là chính, chưa chú trọng đầu tư thời gian và công sức cho môn học. Hơn nữa những năm gần đây tỉ lệ HS dự thi khối C vào các trường đại học, cao đẳng giảm sút nghiêm trọng. Điều đó cho thấy cả phụ huynh và HS đều không đầu tư cho môn học này. Hậu quả là chất lượng dạy và học mơn Địa lí ở trường THPT chưa cao, ít có sức thu hút.

1.1.4.2. Thực trạng việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí 12.

Sơ đồ tư duy cũng như việc ứng dụng SĐTD trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng ở trường THPT hiện nay vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ và không phải GV cũng như HS nào cũng đã được tiếp cận.

* Về phía giáo viên:

Hầu hết GV mới sử dụng SĐTD dừng lại ở việc lập các sơ đồ theo mẫu của SGK hay khi ôn tập, củng cố một chương, một phần cho HS ở trên lớp, để HS hệ thống hóa lượng kiến thức đã được học trước khi bước vào một bài kiểm tra hay một kì thi. Những SĐTD kiểu này phần lớn được GV xây dựng một cách khá máy móc, ít tính sáng tạo và chưa mang đúng ý nghĩa của một “sơ đồ mở” cho HS và cho chính GV. Điều này dẫn đến những tính năng ưu việt và

hiệu quả tối ưu của SĐTD chưa được khai thác hết, hiệu quả sử dụng khơng cao. Thậm chí, chính một số GV cũng chưa coi đó là SĐTD mà chỉ là sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.

Thời gian gần đây, SĐTD bắt đầu được sử dụng trong các trường phổ thông nhưng vẫn chỉ hạn chế ở một số môn học hay một số bài học nhất định, nhất là ít được sử dụng đối với các môn thiên về khoa học xã hội. Chỉ có 20% giáo viên ở hai trường thực nghiệm là THPT Hoa Lư A và THPT Gia Viễn B có sử dụng Sơ đồ tư duy trong giờ dạy trên lớp, nguyên nhân đưa ra là khi thiết kế SĐTD trong giờ học trên lớp, dễ dẫn đến thiếu thời gian cho bài học hoặc làm HS mất tập trung.

* Về phía học sinh:

Theo khảo sát học sinh ở hai trường thực nghiệm là THPT Hoa Lư A và Gia Viễn B thì có tới 85% các em được làm quen với Sơ đồ tư duy ở cấp THCS, xong lên cấp THPT hầu như các em không được học nên khả năng học theo phương pháp Sơ đồ tư duy còn nhiều hạn chế.

Khả năng tư duy tổng hợp, khái quát hoá,... của học sinh trong mơn Địa lí nói chung cịn khá yếu. Nhiều học sinh có quan niệm rằng học Địa lí nhàm chán vì phải tiếp nhận những kiến thức máy móc, học thuộc lòng các nội dung, con số,... nửa tốn nửa văn, khơ khan và khó nhớ, chỉ có 9% học sinh về nhà học bài theo hệ thống sơ đồ hóa kiến thức.

Chính vì thế, tính sáng tạo của các em khi sử dụng những SĐTD kiểu này còn rất hạn chế. Chỉ khi nào HS biết cách tự lập những SĐTD theo cách của mình thì lúc đó khả năng tiếp thu bài học và khả năng sáng tạo của các em mới được phát huy ở mức độ cao nhất. Đặc biệt đối với mơn Địa lí vốn vẫn được coi là mơn khoa học xã hội thì cách dạy và học sử dụng SĐTD còn chưa phổ biến. Nguyên nhân do phần lớn HS, thậm chí cả trong cách dạy của GV vẫn xem nặng học thuộc lòng trong các bài học, ghi nhớ máy móc từng câu chữ, GV truyền thụ và HS tiếp thu thụ động, tính sáng tạo vơ tận của HS chưa

được coi trọng và phát huy tối đa. Hiệu quả dạy học cũng như lòng say mê của các em đối với môn học không nhiều.

Sử dụng thành thạo và hiệu quả SĐTD trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của HS và phương pháp giảng dạy của GV, có thể vận dụng nó cho các mơn học ở trường phổ thông và cho lập kế hoạch cơng tác quản lí. Học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Việc sử dụng SĐTD giúp cán bộ quản lí có cái nhìn tổng qt tồn bộ vấn đề, giúp GV đổi mới PPDH, giúp HS học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động .

Tuy nhiên, SĐTD vẫn là một khái niệm mới và chưa được sử dụng một cách phổ biến, nguyên nhân do:

- Do một số bài học của chương trình có lượng kiến thức nhiều, trong một tiết học chỉ có 45 phút, mà đã mất 10 đến 15 phút ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, dặn dò học, làm bài tập ở nhà . Như vậy, chỉ còn khoảng 30 phút để giảng bài mới nên giáo viên chọn cách “đọc - chép” cho kịp giờ.

- Học sinh hiện nay khả năng tự ghi bài là rất chậm, rất hạn chế, thụ động trong học tập nên cũng có thầy cơ chọn cách đọc bài, học trò chép bài. Học sinh về nhà chỉ cần học thuộc nội dung đã được ghi, khi kiểm tra bài chỉ cần đọc đúng ghi đúng là được điểm cao.

- Cũng cịn một số giáo viên khơng chịu khó đầu tư cho việc thiết kế bài dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh mình đang phụ trách, sợ mất sức, cứ sẵn giáo án mẫu đọc cho học sinh chép, khi cần thỉnh thoảng mới dừng lại ghi vài chữ lên bảng. Như thế, vừa không sợ sai kiến thức cơ bản, lại vừa không tốn sức.

- Trang thiết bị và các phòng học chức năng khơng đủ hoặc khơng có để đáp ứng nhu cầu dạy học theo hướng đổi mới, hiện đại hóa, học sinh khơng có nhiều điều kiện để thực hành hoặc học theo phương pháp trực quan sinh động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)