1 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta.
2 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ 3 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
3.5.2. Các lớp tiến hành thực nghiệm.
Thực nghiệm được tiến hành tại trường THPT Hoa Lư A và trường THPT Gia Viễn B của tỉnh Ninh Bình.
Ở mỗi trường, tác giả chọn 2 lớp của khối 12 học theo chương trình ban cơ bản để tiến hành thực nghiệm: một lớp thực nghiệm, một lớp đối chứng.
Lớp đối chứng: GV sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống
như: thuyết trình, đàm thoại, giảng giải, …Việc sử dụng SĐTD chỉ dừng lại ở mức độ như một phương tiện trực quan, minh họa cho kiến thức.
Lớp thực nghiệm: GV chú trọng hơn trong việc sử dụng SĐTD nhiều
hơn và kết hợp với các PPDH tích cực như thảo luận nhóm, chuyên gia, sơ đồ hóa kiến thức, …SĐTD được sẽ được sử dụng như một nguồn cung cấp tri thức. Tác giả đã soạn những bài mẫu, trước khi thực nghiệm, chúng tơi có thảo luận và thống nhất ý đồ thực nghiệm. Trên cơ sở mỗi GV tổ chức dạy thực nghiệm theo khả năng của từng người và đối tượng ở lớp dạy thực nghiệm nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu: thể hiện được những đặc trưng cơ bản của việc sử dụng SĐTD trong dạy học địa lí. Trong q trình dạy thực nghiệm có kết hợp sử dụng phương pháp SĐTD với phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu.
- Bước 1: Thiết kế bài giảng, soạn giáo án thực nghiệm.
- Bước 2: Trao đổi với GV cùng bộ môn về cách thức tiến hành thực nghiệm trên lớp.
- Bước 3: Chọn lớp thực nghiệm và đối chứng căn cứ vào kết quả mơn Địa lí học kì I và tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
- Bước 4: Tiến hành thực nghiệm: Đối với hai trường thực nghiệm Sơ đồ tư duy là một phương pháp học tập khơng q xa lạ vì các em đã được học từ cấp THCS nên khả năng tiếp cận của các em khơng gặp nhiều khó khăn, hướng dẫn các em cách đọc cũng như các nguyên tắc cơ bản khi thành lập và sử dụng SĐTD. Đồng thời, GV đã có trao đổi cởi mở với HS để thăm dò thài độ, hứng thú của các em khi học với SĐTD.
Khi GV tiến hành thực nghiệm trên lớp, có các đồng nghiệp cùng bộ mơn tham gia dự giờ, đóng góp ý kiến.
GV cho HS làm trắc nghiệm khoảng 10 phút sau đó tiến hành chấm bài và xử lí điểm số, phân loại để đối chiếu, so sánh giữa lớp thực nghiệm với lớp đối chứng để đánh giá được hiệu quả của phương pháp.
Kết quả có thể phân ra 4 mức độ điểm như sau: + Điểm 9 - 10: Giỏi
+ Điểm 7 - 8 : Khá
+ Điểm 5 - 6 : Trung bình + Điểm dưới 5: Yếu
Sau q trình so sánh đối chiếu, GV khơng chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả của việc sử dụng SĐTD trong việc hướng dẫn HS học tập tích cực, chủ động khai thác và chiếm lĩnh tri thức mới, hình ảnh ở các em những kĩ năng kĩ xảo tương ứng để các em vận dụng sáng tạo trong quá trình học tập sau này.
3.5.3. Lựa chọn giáo viên.