IV. NHIỄM VIRUS EPSTEIN – BAR
1. GIANG MAI MẮC PHẢI.
Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Nếu giang mai nếu không được điều trị kịp thời tiến trien qua 3 giai đoạn
1.1.Giang mai thời kỳ 1:
− Tổn thương xuất hiện trên lâm sàng sau thời gian ủ bệnh từ 2-3 tuần .Tổn thương đặc trưng là Săng giang mai
− Xuất hiện ở vị trí xâm nhập của xoắn khuẩn giang mai, săng giang mai ở miệng chiếm tỉ lệ 10 %
− Ở miệng thường gặp ở mơi,ngồi ra có thể gặp ở lưỡi , khẩu cái , nưou và Amidan − Tổn thương biểu hiện là vết loét cứng , đơn độc thường <2cm đường kính, khơng đau, obờ trịn hơi gồ màu đồng, đáy màu đỏ nâu và sạch, được phủ lớp màng trắng xám, chứa nhiều xoắn khuẩn nên rất dễ lây
− Hạch vùng thường 1 bên ,không đau
− Lành thương từ 3-6 tuần ,thường không để lại sẹo
1.2. Giang mai thời kỳ 2:
− Xảy ra từ 4 – 10 tuần sau giai đoạn đầu tiên
− Ngoài triệu chứng toàn thân như đau họng ,khó chịu ,đau đầu,sụt cân... Đặc trưng giang mai thời kỳ hai là có những tổn thương ở da và niêm mạc
− Khoảng 30 % có biểu hiện trong miệng ,tổn thương niêm mạc miệng gọi là mång niêm mạc (Mucous patches ), xảy ra đồng thời ,trước hoặc sau tổn thương ngoài da
− Mảng niêm mạc có thể ở má, lưỡi, amidan, hầu, thanh quản. Biểu hiện là một hoặc nhiều vết chợt loét hoại tử nông không đều, hơi gồ lên trên niêm mạc được bao phủ bởi màng trắng xám có quầng viêm đỏ xung quanh. Mảng niêm mạc chứa rất nhiều xoắn khuẩn nên dễ lây
1.3. Giang mai thời kỳ 3:
− Sau Giang mai thời kỳ 2 là giai đoạn tiềm tàng kéo dài từ 1 -30 năm , sau đó chuyển sang giang mai thời kỳ III ( 15 % có tổn thuong giang mai thời kỳ 3 )
− Ngoài tổn thương ở mạch máu ,hệ thần kinh và các cơ quan nội tạng ,Tổn thương đặc trưng giang mai thời kỳ 3 là Gôm giang mai.
− Trong miệng thường gặp ở khẩu cái cứng ,cũng có thể có ở khẩu cái mềm mơi và lưỡi. Tổn thương dạng hòn cứng hay loét ,ở khẩu cái thường gây loét hoại tử thủng khẩu cái, ở lưỡi gây viêm teo, mất gai lưỡi