U HẠT TẾ BÀO KHỔNG LỒ NGOẠI BIÊN

Một phần của tài liệu Bệnh học miệng hàm mặt (Trang 53 - 55)

1.Đại cương

Tổn thương tương đói ít gặp, khơng phải là tình trạng tăng sinh thật sự mà có thể do phản ứng của mơ đối với tình trạng kích thích hoặc chấn thương tại chổ. Tuy những bằng chứng về hóa mơ miễn dịch hiện nay cho thấy những tế bào khổng lồ hiện diện trong tổn thương là hủy cốt bào và hình ảnh vi thể có sự giống nhau với u hạt tế bào khổng lồ trung tâm. Do đó người ta cho rằng u hạt tế bào khổng lồ ngoại biên có thể là một dạng của u hạt tế bào khổng lồ trung tâm khu trú ở mơ mềm.

2.Lâm sàng

Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là từ 50 – 60 tuổi, nữ nhiều hơn nam

Tổn thương chỉ gặp ở nướu và niêm mạc xương ổ răng vùng mất răng, hàm dưới nhiều hơn hàm trên.

Tổn thương biểu hiện là một khối gồ lên có bề mặt nhẵn láng, màu đỏ, có thể có cuống nhưng thường đáy rộng. Kích thước thay đổi từ 0,5 đến 1,5 cm đường kính, có thể lốt bề mặt hoặc khơng. Sờ dai chắc, khơng đau, có thể gây chảy máu.

Hình 3. U hạt tế bào khổng lồ ngoại biên vùng răng cửa hàm trên

3.Tia X

Trên phim tia X có thể thấy tiêu xương ổ răng bên dưới tổn thương, nhất là ở vùng mất răng.

Hình 4. Phẫu thuật cắt u hạt tế bào khổng lồ ngoại biên vùng răng cửa hàm trên

Gồm nhiều tế bào đa nhân khổng lồ nằm trên mô nền sợi mạch máu.

Hình 5. Giải phẫu bệnh u hạt tế bào khổng lồ ngoại biên

5.Điều trị

Phẫu thuật cắt bỏ, nạo tới màng xương đồng thời loại bỏ kích thích để hạn chế tái phát. Tỷ lệ tái phát khoảng 10%

Một phần của tài liệu Bệnh học miệng hàm mặt (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)